• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 29/08/2018
  • Ngày hết hiệu lực: 05/08/2021
UBND TỈNH ĐỒNG NAI
Số: 34/2018/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày 14 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định về mức hỗ trợ trong việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)

trong nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND

31/3/2016 của UBND tỉnh 

___________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; 

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; 

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1985/TTr-SNN ngày 07/6/2018 về việc đề nghị ban hành Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về mức hỗ trợ trong việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về mức hỗ trợ trong việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:

Điều 2. Đối tượng và sản phẩm áp dụng

Tổ chức (gồm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ, doanh nghiệp), cá nhân, hộ gia đình, trang trại (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, trang trại) sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh quy định, gồm có:

1. Sản phẩm trồng trọt: Nấm ăn và nấm dược liệu, cây dược liệu, cây rau, bắp, lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp.

2. Sản phẩm chăn nuôi: Heo, gà, vịt, ngan, bò thịt, bò sữa, dê thịt, dê sữa, ong.

3. Sản phẩm thủy sản: Cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, tôm càng xanh, cá rô đồng, cá chẽm, cá lăng, cá lóc.

4. Sản phẩm lâm nghiệp:   

- Trồng trọt: Cây ươi (lấy quả).

- Chăn nuôi: Cá sấu, nai, rắn ráo trâu.” 

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

Điều 4. Điều kiện đối với người sản xuất được hỗ trợ kinh phí

1. Có sản phẩm đăng ký thực hiện áp dụng VietGAP trong Danh mục quy định tại Điều 2 Quy định này; đồng thời cam kết thực hiện, duy trì việc sản xuất, sơ chế sản phẩm nông sản VietGAP kể cả khi kết thúc hỗ trợ. Trong trồng trọt, lâm nghiệp hỗ trợ cho các loại cây trồng trong giai đoạn có sản phẩm thu hoạch.

2. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, trang trại sản xuất được hỗ trợ khi:

a) Có hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm được ghi trong giấy đăng ký áp dụng VietGAP và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại địa điểm đăng ký áp dụng VietGAP.

b) Các điều kiện khác

- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại đang sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp có quy mô, công suất phù hợp quy định tại Điểm a, Khoản 3 Điều này.

- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản phải có quyền sử dụng đất/mặt nước hoặc có hợp đồng thuê đất/mặt nước lâu dài để nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành. Nơi nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương (hoặc có xác nhận của địa phương chứng minh nơi tổ chức, cá nhân đang diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản là vùng được địa phương cho phép nuôi).

-  Đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại tham gia hoạt động chăn nuôi:

+ Đối với trang trại chăn nuôi: Các trang trại chăn nuôi nằm trong vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi và các trang trại chăn nuôi đảm bảo khoảng cách đến khu dân cư, trường học, bệnh viện,… theo QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học; QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học (ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học) có đăng ký chăn nuôi (được cấp mã số chăn nuôi theo quy định), ghi chép đầy đủ thông tin trong sổ theo dõi chăn nuôi, báo cáo chăn nuôi theo đúng quy định tại Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh.

+ Đối với nông hộ: Được hỗ trợ khi là thành viên của hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi và có quy mô sản xuất phù hợp với quy định tại Điểm c, Khoản 3 Điều này.

3. Quy mô

a) Quy mô cơ sở sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt được hỗ trợ: Căn cứ theo Quyết định số 76/2016/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh quy định sản phẩm, quy mô công suất tối thiểu của các cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được hỗ trợ theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 4 Quyết định số 74/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai.

STT

Hạng mục

Quy mô

Ghi chú

Cơ sở sản xuất

Cơ sở sơ chế

1

Trồng rau, cây dược liệu

Từ 03 ha trở lên

 

Liền kề

2

Rau mầm

20 tấn/năm

 

 

3

Trồng nấm ăn và nấm dược liệu

50 tấn/năm

 

 

4

Trồng lúa, bắp

Từ 50 ha trở lên

 

Quy mô diện tích trong vùng sản xuất tập trung

5

Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp

Từ 20 ha trở lên

 

6

Sơ chế sản phẩm rau, nấm, cây dược liệu

 

Từ 700 tấn sản phẩm/năm trở lên

 

7

Sơ chế sản phẩm cây ăn quả

 

Từ 1.200 tấn sản phẩm/năm trở lên

                                                                                                                                                                                                                           

8

Sơ chế sản phẩm cây công nghiệp

 

Từ 1.600 tấn sản phẩm/năm trở lên

 

b) Quy mô cơ sở nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ

STT

Hạng mục

Quy mô

Ghi chú

1

Nuôi thủy sản trong ao theo hình thức thâm canh (các loài thủy sản được hỗ trợ đã quy định ở trên, trừ nuôi tôm)

Diện tích nuôi từ 10 ha trở lên/cơ sở sản xuất hoặc vùng nuôi

 

Vùng nuôi trồng thủy sản là khu vực có một hoặc nhiều cơ sở nuôi, sử dụng chung nguồn nước cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật nuôi thủy sản

2

Nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh

Diện tích nuôi từ 5 ha trở lên/cơ sở sản xuất hoặc vùng nuôi

3

Nuôi thủy sản theo hình thức bán thâm canh (các loài thủy sản được hỗ trợ đã quy định ở trên, trừ nuôi tôm)

Diện tích nuôi từ 20 ha trở lên/cơ sở sản xuất hoặc vùng nuôi

4

Nuôi thủy sản trong bè (thâm canh, bán thâm canh)

Diện tích nuôi từ 600 m3 trở lên/cơ sở sản xuất hoặc vùng nuôi

c) Quy mô cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ

Quy mô trang trại: Thực hiện theo Quyết định số 3196/QĐ-UBND ngày 29/11/2011 của UBND tỉnh về tiêu chí xác định kinh tế trang trại, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Quy mô nông hộ:

- Đối với chăn nuôi heo: Tối thiểu từ 20 con heo thịt. Trường hợp có cả chăn nuôi sinh sản và lấy thịt thì quy đổi theo tỷ lệ 03 con thịt bằng 01 con sinh sản và ngược lại.

- Đối với chăn nuôi gà:

+ Gà, vịt thịt: Tối thiểu được từ 200 con gà thịt.

+ Gà, vịt đẻ trứng: Tối thiểu từ 100 con gà đẻ trứng.

d) Quy mô cơ sở sản xuất, sơ chế sản phẩm lâm nghiệp:

Hiện nay chưa có quy định về quy mô trang trại, hộ gia đình trong sản xuất lâm nghiệp, căn cứ thực tiễn sản xuất, đề xuất quy mô sản xuất cho 04 sản phẩm lâm nghiệp như sau:

- Quy mô trồng trọt (cây ươi): Từ 01 ha trở lên, mật độ từ 70 cây/ha trở lên.

- Quy mô chăn nuôi:

+ Cá sấu: Trang trại từ 1.000 con/trang trại trở lên; hộ gia đình từ 30 con/hộ trở lên.

+ Nai: Trang trại từ 30 con/trang trại trở lên; hộ gia đình từ 10 con/hộ trở lên.

+ Rắn ráo trâu: Trang trại từ 1.000 con/trang trại trở lên; hộ gia đình từ 100 con/hộ trở lên.” 

3. Sửa đổi Điều 5 như sau:

Điều 5. Trình tự, thủ tục hỗ trợ kinh phí

1.Thành phần hồ sơ: Giấy đăng ký thực hiện áp dụng VietGAP theo mẫu và theo hướng dẫn của liên Sở (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư).

2. Số lượng hồ sơ: 03 bộ.

3. Quy trình xem xét hỗ trợ:

b) Người sản xuất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và nộp trực tiếp về UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa.

c) Đối với các hồ sơ hợp lệ từ địa phương gửi về, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng xét duyệt để thẩm định hồ sơ”.

4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4 và Điểm b, Khoản 6 Điều 6 như sau:

“1. Hỗ trợ 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kinh phí thực hiện từ ngân sách huyện.”

“3. Hỗ trợ đầu tư, sản xuất một lần tại chu kỳ sản xuất đầu tiên áp dụng VietGAP, cụ thể:

 a) Hỗ trợ xây dựng, cải tạo đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện phục vụ sản xuất cho vùng sản xuất tập trung theo quy định tại Nghị quyết số 105/2013/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 của UBND tỉnh; hỗ trợ không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý chất thải, hệ thống phụ trợ nuôi trồng thủy sản, hệ thống cấp thoát nước phục vụ sơ chế của vùng sản xuất tập trung đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

b) Hỗ trợ áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) tính theo giá thời điểm sản xuất. Nội dung và mức chi áp dụng Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách tỉnh.”

“4. Đối với cơ sở sơ chế sản phẩm: Hỗ trợ một lần kinh phí mua trang thiết bị sơ chế, bảo quản theo Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của UBND. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách tỉnh.”

“6. b) Kinh phí cấp giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP: Hỗ trợ 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận 01 lần (lần đầu hoặc cấp lại) theo giá thực tế sau khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách tỉnh.”

5. Bổ sung Điểm e, Điểm g vào Khoản 7 Điều 8 như sau:

“e) Chỉ đạo đơn vị chuyên môn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, trang trại làm hồ sơ đăng ký áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương, tập hợp hồ sơ hợp lệ gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định.

g) Hỗ trợ, giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất đạt chứng nhận VietGAP tại địa phương, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/8/2018, các nội dung khác của Quy định về mức hỗ trợ trong việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Đối với các chương trình, dự án đã được phê duyệt trước khi Quyết định này có hiệu lực thì vẫn áp dụng theo các văn bản, quyết định đã được phê duyệt./.

 

 

 

TM. Ủy ban nhân dân

KT. CHỦ TỊCH
Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Võ Văn Chánh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.