• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/04/2022
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Số: 27/2021/TT-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các

tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 06 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 06 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014, Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014, Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017)

1. Mục II- Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Bổ sung tài khoản cấp III “1391- Dự phòng cụ thể” và “1392- Dự phòng chung” thuộc tài khoản 139- Dự phòng rủi ro;

b) Sửa tên tài khoản cấp II “387- Tài sản thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng chờ xử lý” thành “387- Tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng chờ xử lý”;

c) Bổ sung tài khoản cấp III “3948- Lãi phải thu từ các hoạt động cấp tín dụng khác” thuộc tài khoản 394- Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng;

d) Sửa tên tài khoản cấp III “4032- Vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá” thành “4032- Vay chiết khấu các giấy tờ có giá”;

đ) Sửa tên tài khoản cấp III “4033- Vay cầm cố các giấy tờ có giá” thành “4033- Vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá”;

e) Sửa tên tài khoản cấp III “4035- Vay hỗ trợ đặc biệt” thành “4035- Vay đặc biệt”;

g) Bổ sung tài khoản cấp II “405- Giao dịch bán và mua lại trái phiếu Chính phủ với Kho bạc Nhà nước” thuộc tài khoản 40- Các khoản Nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước;

h) Bổ sung tài khoản cấp II “495- Lãi phải trả cho hoạt động nhận cấp tín dụng khác” thuộc tài khoản 49- Lãi và phí phải trả;

i) Bổ sung tài khoản cấp III “4951- Lãi phải trả cho khoản nhận cấp tín dụng khác bằng đồng Việt Nam” và “4952- Lãi phải trả cho khoản nhận cấp tín dụng khác bằng ngoại tệ” thuộc tài khoản 495- Lãi phải trả cho hoạt động nhận cấp tín dụng khác;

k) Bổ sung tài khoản cấp II “953- Giá trị tài sản cho thuê tài chính theo thời gian sử dụng” thuộc tài khoản 95- Tài sản dùng để cho thuê tài chính;

l) Sửa tên tài khoản cấp II “994- Tài sản, giấy tờ có giá của khách hàng đưa thế chấp, cầm cố” thành “994- Tài sản, giấy tờ có giá của khách hàng đưa thế chấp, cầm cố và chiết khấu, tái chiết khấu”;

m) Sửa tên tài khoản cấp II “995- Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý” thành “995-Tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý”.

2. Mục III- Nội dung hạch toán các tài khoản (đã được sửa đổi, bổ sung) được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi tài khoản 139- Dự phòng rủi ro như sau:

Tài khoản 139- Dự phòng rủi ro

Tài khoản này dùng để phản ảnh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

Tài khoản 139 có các tài khoản cấp III sau:

     1391- Dự phòng cụ thể

     1392- Dự phòng chung

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:

Bên ghi:

- Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.

Bên Nợ ghi:

- Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

Số dư :

- Phản ảnh số dự phòng hiện có cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

 

- Mở 01 tài khoản chi tiết.”

b) Sửa đổi tài khoản 391- Lãi phải thu từ tiền gửi như sau:

Tài khoản 391- Lãi phải thu từ tiền gửi

Tài khoản này dùng để phản ảnh số lãi phải thu dồn tích tính trên số tiền gửi mà Tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tại các tổ chức tín dụng khác.

Tài khoản 391 có các tài khoản cấp III sau:

    3911- Lãi phải thu từ tiền gửi bằng đồng Việt Nam

    3912- Lãi phải thu từ tiền gửi bằng ngoại tệ

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2. Lãi phải thu từ tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà tổ chức tín dụng đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được tổ chức nhận tiền gửi thanh toán (chi trả).

Bên Nợ ghi:

- Số lãi phải thu dồn tích tăng.

Bên Có ghi:

- Số lãi phải thu dồn tích giảm.

Số dư Nợ:

- Phản ảnh số lãi tiền gửi còn phải thu của tổ chức tín dụng.

Hạch toán chi tiết:

 

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền gửi.”

c) Bổ sung vào tài khoản 394- Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tài khoản cấp III như sau:

Tài khoản 3948- Lãi phải thu từ các hoạt động cấp tín dụng khác

d) Sửa đổi tài khoản 397- Phí phải thu như sau:

Tài khoản 397- Phí phải thu

Tài khoản này dùng để phản ảnh số phí phải thu trong quá trình hoạt động của tổ chức tín dụng.

Hạch toán trên tài khoản này cần phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Phí từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được ghi nhận trên cơ sở thời gian và số phí thực tế phải thu từng kỳ.

2. Số phí phải thu thể hiện số phí dồn tích mà tổ chức tín dụng đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được khách hàng thanh toán.

Bên Nợ ghi:

- Số phí phải thu tăng.

Bên ghi:

- Số phí phải thu giảm.

Số dư Nợ:

- Phản ảnh số phí còn phải thu từ khách hàng.

Hạch toán chi tiết:

 

- Mở tài khoản chi tiết cho từng loại dịch vụ cung cấp hưởng phí.”

đ) Sửa đổi tài khoản 403- Vay Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam như sau:

Tài khoản 403- Vay Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam Tổ chức tín dụng vay Ngân hàng Nhà nước.

Tài khoản 403 có các tài khoản cấp III như sau:

      4031 - Vay theo hồ sơ tín dụng

      4032 - Vay chiết khấu các giấy tờ có giá

      4033 - Vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá

      4034 - Vay thanh toán bù trừ

      4035 - Vay đặc biệt

      4038 - Vay khác

      4039 - Nợ quá hạn

Nội dung hạch toán các tài khoản:

4031- Vay theo hồ sơ tín dụng

4032- Vay chiết khấu các giấy tờ có giá

4033- Vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá

4034- Vay thanh toán bù trừ

4035- Vay đặc biệt

4038- Vay khác (bao gồm cả các khoản vay có thời hạn theo các mục tiêu Chính phủ chỉ định)

Các tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đồng Việt Nam Tổ chức tín dụng vay Ngân hàng Nhà nước trong hạn.

Bên Có ghi:

- Số tiền vay Ngân hàng Nhà nước.

Bên Nợ ghi:

- Số tiền trả nợ Ngân hàng Nhà nước.

- Số tiền vay Ngân hàng Nhà nước chuyển sang tài khoản nợ quá hạn.

Số dư Có:

- Phản ảnh số tiền Tổ chức tín dụng đang vay Ngân hàng Nhà nước.

Hạch toán chi tiết:

 

- Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 4039 - Nợ quá hạn

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đồng Việt Nam Tổ chức tín dụng vay Ngân hàng Nhà nước đã quá hạn trả.

Bên Có ghi:

- Số tiền vay đã quá hạn trả (chuyển từ các tài khoản vay Ngân hàng Nhà nước sang).

Bên Nợ ghi:

- Số tiền trả nợ Ngân hàng Nhà nước.

Số dư Có:

- Phản ảnh số tiền vay Ngân hàng Nhà nước đã quá hạn trả.

Hạch toán chi tiết:

 

- Mở 1 tài khoản chi tiết.”

e) Bổ sung tài khoản 405- Giao dịch bán và mua lại trái phiếu Chính phủ với Kho bạc Nhà nước như sau:

Tài khoản 405 - Giao dịch bán và mua lại trái phiếu Chính phủ với Kho bạc Nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ảnh các giao dịch bán và mua lại trái phiếu Chính phủ với Kho bạc Nhà nước bằng đồng Việt Nam phát sinh trong kỳ. Tài khoản này chỉ ghi nhận giá trị của hợp đồng giao dịch, không ghi nhận khoản lãi mà bên mua (Kho bạc Nhà nước) nhận hộ bên bán (t­ổ chức tín dụng) tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn hợp đồng.

Hạch toán vào tài khoản này tổ chức tín dụng phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hình thức giao dịch, thời hạn giao dịch và thu nhập từ trái phiếu Chính phủ trong giao dịch bán và mua lại trái phiếu Chính phủ.

Bên Có ghi:

- Giá trị giao dịch lần 1 tại ngày thanh toán giao dịch lần 1 (tổ chức tín dụng bán cho Kho bạc Nhà nước).

Bên Nợ ghi:

- Giá trị giao dịch lần 1 tại ngày thanh toán giao dịch lần 2 (tổ chức tín dụng mua lại của Kho bạc Nhà nước).

Số dư Có:

- Giá trị giao dịch trái phiếu Chính phủ đang bán cho Kho bạc Nhà nước của tổ chức tín dụng khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng giao dịch.

Hạch toán chi tiết:

 

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại trái phiếu Chính phủ.”

g) Sửa đổi tài khoản 491- Lãi phải trả cho tiền gửi như sau:

Tài khoản 491- Lãi phải trả cho tiền gửi

Tài khoản này dùng để phản ảnh số lãi phải trả dồn tích tính trên số tiền gửi của khách hàng đang gửi tại tổ chức tín dụng.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Lãi phải trả cho tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2. Lãi phải trả cho tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà tổ chức tín dụng đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho khách hàng.

Tài khoản 491 có các tài khoản cấp III sau:

    4911- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam

    4912- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ

    4913- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam

    4914- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ

Bên ghi:

- Số lãi phải trả dồn tích tăng.

Bên Nợ ghi:

- Số lãi phải trả dồn tích giảm.

Số dư :

- Phản ảnh số tiền lãi phải trả dồn tích, chưa thanh toán.

Hạch toán chi tiết:

 

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền gửi.”

h) Bổ sung tài khoản 495- Lãi phải trả cho hoạt động nhận cấp tín dụng khác như sau:

 “Tài khoản 495- Lãi phải trả cho hoạt động nhận cấp tín dụng khác

Tài khoản này dùng để phản ảnh số lãi phải trả dồn tích tính trên các khoản tổ chức tín dụng nhận cấp tín dụng khác từ Chính phủ và các tổ chức, cá nhân khác.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Lãi phải trả cho khoản nhận cấp tín dụng khác được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2. Lãi phải trả cho khoản nhận cấp tín dụng khác thể hiện số lãi tính dồn tích mà Tổ chức tín dụng đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho khách hàng.

Tài khoản 495 có các tài khoản cấp III sau:

4951- Lãi phải trả cho khoản nhận cấp tín dụng khác bằng đồng Việt Nam.

4952- Lãi phải trả cho khoản nhận cấp tín dụng khác bằng ngoại tệ.

Nội dung hạch toán tài khoản 495 giống như nội dung hạch toán tài khoản 491.”

i) Sửa đổi tài khoản 497- Phí phải trả như sau:

Tài khoản 497- Phí phải trả

Tài khoản này dùng để phản ảnh số phí phải trả dồn tích khi tổ chức tín dụng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ các nhà cung cấp.

Hạch toán trên tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Số phí phải trả cho các nhà cung cấp được ghi nhận trên cơ sở thời gian và số phí phải trả thực tế trong kỳ.

2. Phí phải trả theo dõi trên tài khoản này thể hiện số phí tính dồn tích mà tổ chức tín dụng đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho nhà cung cấp.

Bên ghi:

- Số phí phải trả tăng.

Bên Nợ ghi:

- Số phí phải trả giảm.

Số dư :

- Phản ảnh số phí còn phải trả cho các nhà cung cấp.

Hạch toán chi tiết:

 

- Mở tài khoản chi tiết cho từng nhà cung cấp.”

k) Sửa đổi tài khoản 749- Thu về hoạt động kinh doanh khác như sau:

Tài khoản 749- Thu về hoạt động kinh doanh khác

l) Bổ sung tài khoản 953- Giá trị tài sản cho thuê tài chính theo thời gian sử dụng như sau:

“Tài khoản 953- Giá trị tài sản cho thuê tài chính theo thời gian sử dụng

Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị tài sản cho thuê tài chính được theo dõi theo mức độ giảm dần qua thời gian sử dụng, đảm bảo nguyên tắc giá trị tài sản cho thuê tài chính giảm dần và được chuyển giao cho bên đi thuê (nếu có thỏa thuận về việc chuyển giao) khi hết thời gian thuê.

Tổ chức tín dụng đánh giá để xác định thời gian sử dụng của tài sản cho thuê tài chính và tính toán giá trị của tài sản cho thuê tài chính theo thời gian sử dụng theo công thức sau: Giá trị mua ban đầu của tài sản cho thuê tài chính chia (:) cho tổng thời gian sử dụng của tài sản cho thuê tài chính nhân (x) với thời gian sử dụng còn lại.

Bên Nợ ghi:

- Giá trị tài sản cho thuê tài chính theo thời gian sử dụng tăng.

Bên ghi:

- Giá trị tài sản cho thuê tài chính theo thời gian sử dụng giảm.

Số dư Nợ:

- Phản ảnh giá trị theo thời gian sử dụng của tài sản cho thuê tài chính.

Hạch toán chi tiết:

 

 - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản cho thuê tài chính.”

m) Sửa đổi tài khoản 995- Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý như sau:

Tài khoản 995- Tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý

Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý.

Bên Nợ ghi:

- Giá trị tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý.

Bên ghi:

- Giá trị tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đã xử lý.

Số dư Nợ:

- Phản ảnh giá trị tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý.

Hạch toán chi tiết:

 

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, tổ chức tín dụng mở sổ theo dõi chi tiết tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của từng bên bảo đảm chờ xử lý.”

3. Thay thế một số cụm từ của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

a) Thay thế cụm từ “Bảng cân đối kế toán” bằng cụm từ “Báo cáo tình hình tài chính” tại Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);

b) Thay thế cụm từ “để đảm bảo cho các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, cấp tín dụng được thực hiện theo hợp đồng, cam kết đã ký” bằng cụm từ “để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật” tại nội dung hạch toán tài khoản 427- Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam, tài khoản 428- Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ quy định tại Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);

c) Thay thế cụm từ “bị tổn thất” bằng cụm từ “đã xử lý rủi ro”, cụm từ “nợ tổn thất” thành “nợ đã xử lý rủi ro” tại tài khoản 97- Nợ khó đòi đã xử lý tại Mục II- Hệ thống tài khoản kế toán và nội dung hạch toán tài khoản 97- Nợ khó đòi đã xử lý tại Mục III- Nội dung hạch toán các tài khoản quy định tại Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014, Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017)

1. Sửa đổi chỉ tiêu Các khoản nợ Chính phủ và NHNN tại mục I phần B tại mẫu biểu B02/TCTD, B02/TCTD-HN (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

S

T

T

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT (áp dụng cho Báo cáo THTC)

Cách lấy số liệu đối với Báo cáo THTC hợp nhất

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

B

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

I

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN

V.16

 

 

 

Tổng các khoản mục tương ứng trên Báo cáo THTC.

1

Tiền gửi và vay Chính phủ, NHNN

 

 

 

DC TK 401,402,403,404

2

Giao dịch bán và mua lại trái phiếu Chính phủ với Kho bạc Nhà nước

 

 

 

DC TK 405

         2. Sửa đổi chỉ tiêu Các khoản lãi, phí phải trả tại điểm 1 mục VII phần B tại mẫu biểu B02/TCTD, B02/TCTD-HN (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

S

T

T

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT (áp dụng cho Báo cáo THTC)

Cách lấy số liệu đối với Báo cáo THTC hợp nhất

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

VII

Các khoản nợ khác

V.22

 

 

 

 

1

Các khoản lãi, phí phải trả

 

 

 

DC TK 491, 492, 493, 494, 495, 496, 497

Tổng các khoản mục tương ứng trên Báo cáo THTC.

3. Bổ sung vào Biểu Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán tại mẫu biểu B02/TCTD, B02/TCTD-HN (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

STT

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT (áp dụng cho Báo cáo THTC) (4)

Cách lấy số liệu đối với Báo cáo THTC hợp nhất

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Bảo lãnh vay vốn

VIII.39

 

 

TK 921

Tổng các khoản mục tương ứng trên Báo cáo THTC.

2

Cam kết giao dịch hối đoái

TK 923

Cam kết mua ngoại tệ

TK 9231, 9233, 9236

Cam kết bán ngoại tệ

TK 9232, 9234, 9237

Cam kết giao dịch hoán đổi

TK 9235

Cam kết giao dịch tương lai

TK 9238

3

Cam kết cho vay không hủy ngang

TK 924

4

Cam kết trong nghiệp vụ L/C

TK 925

5

Bảo lãnh khác

TK 922, 926, 927, 928

6

Các cam kết khác

TK 929

7

Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được

VIII.40a

 

 

TK 94

8

Nợ khó đòi đã xử lý

VIII.40b

 

 

TK 97

9

Tài sản và chứng từ khác

VIII.40c

 

 

TK 991, 992, 993, 995, 999

Tổng các khoản mục tương ứng trên Báo cáo THTC loại trừ tài sản, chứng từ phát sinh từ giao dịch nội bộ, giữa các đơn vị trong cùng Tập đoàn (nếu có).

4. Sửa đổi chỉ tiêu Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần tại phần VII tại mẫu biểu B03/TCTD, B03/TCTD-HN (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

STT

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT
(áp dụng cho Báo cáo KQHĐ)

Cách lấy số liệu đối với Báo cáo KQHĐ hợp nhất

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

VII

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

VI.30

 

 

DC TK 78

Bao gồm cổ tức, lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư ra ngoài tập đoàn không vượt quá 11% vốn điều lệ hoặc 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết tại công ty nhận vốn góp.

Thể hiện phần được sở hữu trong tổng lợi nhuận hoặc lỗ của các công ty liên doanh, liên kết được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Kể cả các điều chỉnh do áp dụng các chính sách kế toán khác nhau.

5. Sửa đổi, bổ sung điểm 4 mục V tại mẫu biểu B05/TCTD, B05/TCTD-HN (đã được sửa đổi, bổ sung) về Chứng khoán kinh doanh như sau:

4. Chứng khoán kinh doanh

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

4.1. Chứng khoán  Nợ

 

 

 

- Chứng khoán Chính phủ, chính quyền địa phương

 

- Chứng khoán do các TCTD khác trong nước phát hành

 

- Chứng khoán do các TCKT trong nước phát hành

 

- Chứng khoán Nợ nước ngoài

 

                              Tổng

...

 

...

4.2. Chứng khoán Vốn (5)

 

 

 

- Chứng khoán Vốn do các TCTD khác phát hành

 

- Chứng khoán Vốn do các TCKT trong nước phát hành

 

- Chứng khoán Vốn nước ngoài

 

4.3. Chứng khoán kinh doanh khác

 

 

 

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

4.4. Phân tích chất lượng dư nợ chứng khoán kinh doanh được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng

 

 

 

- Nợ đủ tiêu chuẩn

 

- Nợ cần chú ý

 

- Nợ dưới tiêu chuẩn

 

- Nợ nghi ngờ

 

- Nợ có khả năng mất vốn

 

 

 

Tổng

 

4.5. Dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh

(...)

 

(...)

Trong đó: - Dự phòng giảm giá

(…)

 

(…)

                 - Dự phòng chung

(…)

 

(…)

                 - Dự phòng cụ thể

(…)

 

(…)

4.6. Thuyết minh về tình trạng niêm yết của các chứng khoán kinh doanh

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

Chứng khoán Nợ:

 

 

 

+ Đã niêm yết

 

+ Chưa niêm yết

 

Chứng khoán Vốn:

 

 

 

+ Đã niêm yết

 

+ Chưa niêm yết

 

Chứng khoán kinh doanh khác:

 

 

 

+ Đã niêm yết

 

+ Chưa niêm yết

 

4.7. Thuyết minh về việc phân loại lại

Chứng khoán kinh doanh phân loại ra khỏi nhóm khi không còn nắm giữ với mục đích bán lại trong thời gian ngắn.

TCTD phải trình bày nguyên nhân và ảnh hưởng của việc phân loại lại trong tổng tài sản, công nợ và nguồn vốn cũng như thu nhập và chi phí của TCTD.”

6. Sửa đổi, bổ sung điểm 7 mục V tại mẫu biểu B05/TCTD, B05/TCTD-HN (đã được sửa đổi, bổ sung) về Hoạt động mua nợ như sau:

7. Hoạt động mua nợ                                                                   

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

 - Mua nợ bằng VND

 

 - Mua nợ bằng ngoại tệ

 

 - Dự phòng rủi ro

(…)

 

(…)

         Tổng

 

 

TCTD thuyết minh giá trị nợ gốc, lãi của khoản nợ đã mua như sau:                                                   

 

Cuối kỳ          

 

Đầu kỳ

- Nợ gốc đã mua

 

- Lãi của khoản nợ đã mua

 

         Tổng

 

 

Phân tích chất lượng dư nợ của hoạt động mua nợ:

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

- Nợ đủ tiêu chuẩn

...

 

...

- Nợ cần chú ý

...

 

...

- Nợ dưới tiêu chuẩn

...

 

...

- Nợ nghi ngờ

...

 

...

- Nợ có khả năng mất vốn

...

 

...

          Tổng

 

 

Trường hợp TCTD mua lại khoản nợ thuộc các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 thì tổ chức tín dụng phải thuyết minh nguyên nhân mua lại và ảnh hưởng của việc mua lại các khoản nợ này trong thu nhập, chi phí của TCTD.”

7. Sửa đổi, bổ sung điểm 16 mục V tại mẫu biểu B05/TCTD, B05/TCTD-HN (đã được sửa đổi, bổ sung) về Các khoản nợ Chính phủ và NHNN như sau:

16. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

16.1. Vay NHNN

 

Vay theo hồ sơ tín dụng

 

Vay chiết khấu các giấy tờ có giá

 

Vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá

 

Vay thanh toán bù trừ

 

Vay đặc biệt

 

Vay khác (bao gồm cả các khoản vay có thời hạn theo các mục tiêu Chính phủ chỉ định)

 

Nợ quá hạn

 

16.2. Tiền gửi của KBNN

 

Tiền gửi bằng đồng Việt Nam

 

Tiền gửi bằng ngoại tệ

 

16.3. Giao dịch bán và mua lại trái phiếu Chính phủ với Kho bạc Nhà nước

 

16.4. Các khoản nợ khác

 

        Tổng

 

8. Bổ sung điểm 40a mục VIII tại mẫu biểu B05/TCTD, B05/TCTD-HN (đã được sửa đổi, bổ sung) về Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được như sau:

40a. Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

Lãi cho vay chưa thu được

 

Lãi chứng khoán chưa thu được

 

Lãi tiền gửi chưa thu được

 

Phí phải thu chưa thu được

 

        Tổng

 

9. Bổ sung điểm 40b mục VIII tại mẫu biểu B05/TCTD, B05/TCTD-HN (đã được sửa đổi, bổ sung) về Nợ khó đòi đã xử lý như sau:

40b. Nợ khó đòi đã xử lý

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

Nợ gốc của khoản nợ đã xử lý rủi ro đang trong thời gian theo dõi

 

Nợ lãi của khoản nợ đã xử lý rủi ro đang trong thời gian theo dõi

 

Các khoản nợ khác đã xử lý

 

         Tổng

 

10. Bổ sung điểm 40c mục VIII tại mẫu biểu B05/TCTD, B05/TCTD-HN (đã được sửa đổi, bổ sung) về Tài sản và chứng từ khác như sau:

40c. Tài sản và chứng từ khác

 

Cuối kỳ

 

Đầu kỳ

Kim loại quý, đá quý giữ hộ

 

Tài sản khác giữ hộ

 

Tài sản thuê ngoài

 

Tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý

 

Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản

 

         Tổng      

 

11. Thay thế, bãi bỏ một số cụm từ của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

a) Thay thế cụm từ “Bảng cân đối kế toán” bằng cụm từ “Báo cáo tình hình tài chính” tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);

b) Thay thế cụm từ “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” bằng cụm từ “Báo cáo kết quả hoạt động” tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);

c) Thay thế cụm từ “Bảng CĐKT” bằng cụm từ “Báo cáo THTC” tại các mẫu biểu ban hành kèm Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);

d) Thay thế cụm từ “Báo cáo KQHĐKD” bằng cụm từ “Báo cáo KQHĐ” tại các mẫu biểu ban hành kèm Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);

đ) Thay thế cụm từ “cổ đông thiểu số” bằng cụm từ “cổ đông không kiểm soát” tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);

e) Thay thế cụm từ “để bù đắp tổn thất” bằng cụm từ “để xử lý rủi ro, xử lý, bù đắp tổn thất” tại mục 13 của Mẫu biểu B04/TCTD, B04/TCTD-HN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hợp nhất) theo phương pháp trực tiếp, mục 16 của Mẫu biểu B04/TCTD, B04/TCTD-HN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hợp nhất) theo phương pháp gián tiếp tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);

g) Bỏ các cụm từ “(bao gồm cả Kho bạc Nhà nước)”, “(bao gồm cả tiền gửi của Kho bạc Nhà nước)” tại mục 17 của Mẫu biểu B04/TCTD, B04/TCTD-HN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hợp nhất) theo phương pháp trực tiếp, bỏ các cụm từ “(bao gồm cả Kho bạc Nhà nước)”, “(gồm cả tiền gửi của Kho bạc Nhà nước)” tại mục 20 Mẫu biểu B04/TCTD, B04/TCTD-HN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hợp nhất) theo phương pháp gián tiếp tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).

Điều 3. Bãi bỏ

1. Bãi bỏ các khoản 5, 14, 25 Điều 3 Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2. Bãi bỏ điểm c, điểm h (i) khoản 2 Điều 1 Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày  01  tháng  04  năm 2022.

2. Tổ chức tín dụng có phát sinh nghiệp vụ bán và mua lại trái phiếu Chính phủ với Kho bạc Nhà nước thực hiện rà soát, chuyển đổi số liệu từ tài khoản đang theo dõi (nếu có) sang tài khoản 405- Giao dịch bán và mua lại trái phiếu Chính phủ với Kho bạc Nhà nước và tài khoản 495- Lãi phải trả cho hoạt động nhận cấp tín dụng khác và đảm bảo tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành tất cả số dư của nghiệp vụ bán và mua lại trái phiếu Chính phủ với Kho bạc Nhà nước phải được hạch toán vào tài khoản 405 và tài khoản 495.



(4) Cách lấy số liệu các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 5, 6 từ Bảng Cân đối tài khoản kế toán: bằng số dư của các TK trừ (-) giá trị khách hàng đã ký quỹ.

(5) Đối với chứng khoán vốn thuộc nhóm chứng khoán kinh doanh là cổ phiếu, chỉ áp dụng đối với Báo cáo tài chính hợp nhất.

 

KT. THỐNG ĐỐC
Phó Thống đốc

(Đã ký)

 

Đào Minh Tú

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.