• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 14/07/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 13/11/2008

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế tư vấn giám sát xây dựng công trình

trong ngành Giao Thông Vận Tải

________________

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

- Căn cứ Nghi định 22/CP ngày 22/03/1994 của Chính phủ quy đinh về nhiệm vụ , quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;

- Căn cứ Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành theo Nghị định 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 và Nghị định số 92/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ quản lý đầu tư và Xây dựng của Chính phủ;

- Căn cứ Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành theo quyết định số 498/BXD-GĐ ngày 18 tháng 9 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

- Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế tư vấn giám sát xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải".

Điều 2: Qụyết đinh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 177/CGĐ ngày 26 tháng 01 năm 1997 về việc ban hành Quy chế công tác tư vấn giám sát xây dựng công trình gỉao thông của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưỏng Cục Giám định và QLCL CTGT, Cục trưởng các Cục chuyên ngành, Tổng Giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc các Ban quản lý dự án trực thuộc Bộ, các Tổng công ty, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan trong ngành GTVT chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

K.T. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỎNG
(Đã ký)

 

Phạm Quang Tuyến

 


QUY CHẾ

Tư vấn glám sát xây dựng công trình trong ngành Giao Thông Vận Tải

(Được ban hành theo Quyết định số 1562/1999/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 1999

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

__________________

 

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi và đối tuợng áp dụng

Quy chế này quy đinh hoạt động tư vấn giám sát xây dựng công trình, được áp dụng thống nhất đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải (sau đây viết tắt là GTVT).

Điều 2: Các từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau: .

2.1. "Tư vấn giám sát' (sau đây viết tắt là TVGS) là dịch vụ tư vấn để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tiến độ, chất lượng và giá thành công trình theo Hợp đồng với chủ đầu tư.

2.2. "Tổ chức tư vấn giám sát" là tổ chức có tư cách pháp nhân, năng lực hành nghề và các giám sát viên có chứng chỉ TVGS.

2.3. "Chứng chỉ tư vấn giám sát" là giấy chứng nhận trình độ năng lực của người tham gia làm công tác giám sát xây dựng công trình, đã qua lớp đào tạo và thi đạt tiêu chuẩn TVGS, được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ GTVT cấp.

Điều 3: Tất cả các dự án xây dựng công trình trong ngành GTVT nhất thiết phải tuyển chọn hoặc chỉ định tổ chức TVGS có đủ tiêu chuẩn Điều 2 khoản 2.2 của Quy chế này để thực hiện công tác TVGS.

Chương II

NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỬC TƯ VẤN GIÁM SÁT

Điều 4: Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn giám sát

Tổ chức tư vấn giám sát thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã ký trong Hợp đồng với Chủ đầu tư và thay mặt Chủ đầu tư quản lý chất lượng, tiến độ, giá thành xây dựng công trình. Cụ thể là: .

4.1. Quản lý chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu, chủ yếu, đồng thời là trách nhiệm cao nhất của TVGS.

1 . Kiểm tra đồ án thiết kế, các bản chỉ dẫn kỹ thuật được duyệt và đối chiếu với hiện trường; đề xuất với chủ đầu tư về phương án giải quyết những tồn tại trong hồ sơ thiết kế cho phù hợp thực tế.

2. Thẩm tra và ký chấp thuận các bản vẽ thi công trình chủ đầu tư phê duyệt.

3. Căn cứ hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đã duyệt. trong hồ sơ thầu; các quy trình, quy phạm, tiều chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành để triển khai công tác giám sát chất lượng trong quá trình thi công:

a) Kiểm tra xác nhận số lượng, chất lượng máy móc thiết bị (đặc biệt những thiết bị chủ yếu phải có đủ), nhân lực, vật liệu của nhà thầu chính, nhà thầu phụ theo chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thầu;

b) Thường xuyên kiểm tra lấy mẫu tại các mỏ vật liệu, các nguồn cung cấp vật liệu, cấu kiện. Không được cho lấy vật liệu, cấu kiện về công trường xây dựng mà chưa có xác nhận kiểm tra bằng văn bản;

c) Kiểm tra và xác nhận bằng văn bản về chất lượng phòng thí nghiệm tại hiện trường của nhà thầu theo quy định trong đơn mời thầu và chỉ cho phép nhà thầu thi công khi có đủ các thiết bị thí nghiệm, mọi trách nhiệm thuộc về nhà thầu và kỹ sư thí nghiệm.

d) Kiểm tra việc bàn giao mặt bằng xây dựng công trình với nhà thầu xây lắp (tim, cốt, các mốc định vị công trình...) và công tác chuẩn bị trên công trường của nhà thầu.

e) Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ của nhà thầu xây lắp và năng lực chuyên môn của thí nghiệm viên, chỉ đạo nhà thầu lấy mẫu thí nghiệm lưu, giữ các mẫu đối chứng, giám sát quá trình thí nghiệm, giám định kết quả thí nghiệm của nhà thầu và xác nhận vào phiếu thí nghiệm.

f) Kiểm tra đánh giá kịp thời chất lượng các bộ phận, các hạng mục công trình, nghiệm thu trước khi chuyển giai đoạn thi công.

g) Kiểm tra, lập biên bản không cho phép sử dụng các loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị và sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nhà thầu đưa đến hiện trường.

h) Phát hiện các sai sót, khuyết tật, hư hỏng, sự cố các bộ phận công trình, lập biên bản hoặc lập hồ sơ sự cố theo quy định hiện hành của Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc xử lý theo ủy quyền.

4. Xác nhận bằng văn bản kết quả thi công của nhà thầu đạt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật theo chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thầu.

4.2. Quản lý tién độ thi công .

1 Kiểm tra, xác nhận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết do nhà thầu lập. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhà thầu điều chỉnh tiến độ thi công cho phù hợp với thực tế tại công trường để đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ. Đề xuất các giải pháp rút ngắn tiến độ thi công công trình.

2. Kiểm tra, xử lý những phương án về an toàn công trình, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường; tham gia giải quyết những sự cố có liên quan đến công trình xây dựng và báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành. Kiên quyết không cho thi công khi nhà thầu không tuân thủ thiết kế công nghệ thi công.

3. Lập báo cáo tuần, tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất về tiến độ, chất lượng, khối lượng, thanh toán giải ngân và những vấn đề vướng mắc cho Chủ đầu tư.

4. Tiếp nhận và triển khai lệnh thay đổi hợp đồng (nếu có) và đề xuất cho chủ đầu tư các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng.

5. Tiếp nhận, đối chiếu và chỉ đạo nhà thầu xử lý các kết quả kiểm tra, giám định, phúc tra của các cơ quan chức năng và chủ đầu tư. Chỉ đạo nhà thầu lập hồ sơ hoàn công theo quy định của Bộ GTVT.

6. TVGS có trách nhiệm tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở và báo cáo trước Hội đồng nghiệm thu những kết quả giám sát của mình, về nội dung các công việc liên quan đến nghiệm thu công trình theo quy định của Nhà nước và của Bộ GTVT.

4.3. Quản lý giá thành

1. Xác nhận những khối lượng đạt chất lượng được thanh toán vào chứng chỉ gốc, chứng chỉ gốc là chứng chỉ nghiệm thu khối lượng phải đảm bảo sự chuẩn xác, có chữ ký cửa các TVGS trên cơ sở khối lượng thiết kế được duyệt. Chủ đầu tư không có quyền bác bỏ hoặc không thanh toán cho nhà thầu đối với các chứng chỉ này. Đối với khối lượng phát sinh ngoài đơn thầu, đề xuất giải pháp và báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư;

2. Theo dõi, tổng hợp các vấn đề liên quan đến trượt giá, để làm cơ sở cho chủ đầu tư điều chỉnh dự toán. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm giá thành cho chủ đầu tư;

3. Kiểm tra, xác nhận đơn giá, định mức trong biểu thanh toán để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu. Đối với khối lượng phát sinh ngoài khối lượng thiết kế được duyệt phải có sự thống nhất của chủ đầu tư trên cơ sở thiết kế tính toán khối lượng thi công, trình cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 5: Quyền hạn của tổ chức tư vấn giám sát

5.1. Tham mưu cho chủ đầu tư khi thay đổi về BVTC và các vấn đề khác theo quy định hiện hành;

5.2. Đình chỉ thi công khi thiết bị thi công không đúng chủng loại, không đủ số lượng theo hồ sơ thầu.

5.3. Đình chỉ vật liệu, cấu kiện không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo chất lượng.

5.4. Đình chỉ thi công không đúng quy trình, quy phạm và chỉ dẫn kỹ thuật đã duyệt trong hồ sơ thầu.

5.5. Đình chỉ thi công không đúng thiết kế được duyệt, không đảm bảo trình tự công nghệ quy định, ảnh hưởng đến công trình lân cận, gây biến dạng công trình, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông.

Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn giám sát

6.1. Sau khi đình chỉ thi công công trình phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư để có quyết định trong 4 tiếng đồng hồ.

6..2. Chịu trách nhiệm toàn diện trước chủ đầu tư và trước pháp luật về việc đảm bảo kỹ thuật chất lượng của toàn bộ dự án.

6.3. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về việc đảm bảo tiến độ, giá thành theo điều kiện hợp đồng.

6.4. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư do lỗi của TVGS gây ra trong việc thực hiện Hợp đồng dẫn đến sự cố công trình.

Điều 7: Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của TVGS trưởng

7.1. Tư vấn giám sát trưởng là ngườí đại diện hợp pháp cao nhất tại hiện trường của tổ chức tư vấn, được ủy quyền trực tiếp lãnh đạo, tổ chức điều hành đơn vị TVGS thực hiện các nhiệm vụ theo quyền hạn và trách nhiệm ghi trong Quy chế này và theo các điều khoản của hợp đồng ký kết giữa tổ chức TVGS với chủ đầu tư.

7.2. TVGS trưởng phân công công việc và quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của từng thành viên giám sát trong đơn vị của mình bằng văn bản, báo cáo cho chủ đầu tư theo dõi và điều hoà khối lượng công tác giữa các thành viên giám sát.

7.3. TVGS trưởng có quyền phủ quyết các ý kiến, kết quả làm việc sai trái của các thành viên dưới quyền và kiểm tra, xác nhận vào chứng chỉ nghiệm thu khối lượng để thanh toán.

Điều 8: Nhiệm vụ, trách nhiệm các giám sát viên

8.1. Các giám sát viên dưới quyền của TVGS trưởng bao gồm: giám sát viên khối lượng, giám sát viên chất lượng công trình, giám sát viên vật liệu và các giám sát viên khác.

8.2. Các giám sát viên phải thường xụyên bám sát hiện ttường để giải quyết kịp thời những vướng mắc, phối hợp chặt chẽ các khâu, các việc của từng thành viên với nhau theo sự điều hành của TVGS trưởng để không ảnh hưởng đến thi công của nhà thầu và thực hiện Hợp đồng đã ký giữa tổ chức TVGS với chủ đầu tư.

8.3. Chịu trách nhiệm trước TVGS trưởng và pháp luật về những thiếu sót do mình gây ra.

Điều 9: Tiêu chuẩn của TVGS trưởng và giám sát viên

9.1. Những người làm công tác TVGS phải có chứng chỉ TVGS, có năng lực về chuyên môn TVGS, đủ sức khoẻ, có kinh nghiệm và thâm niên công tác 2 năm trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, tận tuỵ.

9.2. Ngoài những tiêu chuẩn đã nêu ở khoản 9.1. tại điều này, TVGS trưởng phải có trình độ đại học kỹ thuật chuyên ngành trở lên, đã kinh qua công tác lãnh đạo chuyên môn từ cấp phòng trở lên, có thâm niên công tác về thiết kế, thi công và giám sát những công trình tương tự trên 5 năm.

Chương III

MỐI QUAN HỆ GIƯA TỔ CHỨC TVGS VỚI CHỦ ĐẦU TƯ, NHÀ THẦU, TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 10: Quan hệ giữa tổ chức giám sát và chủ đầu tư là quan hệ hợp đồng:

10.1 Hợp đồng TVGS phải thể hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hai bên.

10.2. Hợp đồng TVGS phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 11: Quan hệ giữa tổ chức TVGS với nhà thầu là:

11.1. Mối quan hệ độc lập, thực hiện theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mỗi bên.

11.2. Mối quan hệ hợp tác giữa tổ chức TVGS với nhà thầu tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi bên thực hiện tốt nhiệm vụ chung và nhiệm vụ riêng.

11.3. Nhà thầu phải báo cáo cho TVGS về thời gian, vị trí, kết quả thi công của ngày hôm trước và thông báo công việc thi công của ngày hôm sau. Đối với các hạng mục có công nghệ kỹ thuật phức tạp trước khi thi công phải có ý kiến thống nhất của TVGS trưởng.

11.4. Nếu có tranh chấp hoặc bất đồng giữa tổ chức TVGS với nhà thầu mà không tự giải quyết được phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Điều 12: Quan hệ giữa tổ chức giám sát với tư vấn thiết kế là quan hệ:

12.1. Kiểm tra phát hiện sai sót hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, bản vẽ thi công và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

12.2. Trường hợp có sự thay đổi lớn về thiết kế kỹ thuật TVGS cần trao đổi với TVTK; đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Điều 13: TVGS phải có mối quan hệ với chính quyền và nhân dân dịa phương:

1 3.1. Tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

13.2. Chấp hành các chính sách của địa phương có liên quan đến dự án.

13.3. Tôn trọng phong tục tập quán, tín ngưỡng của địa phương.

Chương lV

CHẾ ĐỘ QUYỂN LỢI CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 14: Chế độ đối với tư vấn giám sát:

Thực hiện trên cơ sở chế độ hiện hành và điều kiện ghi trong hợp đồng với chủ đầu tư. Đối với dự án vốn trong nước do chế độ đãi ngộ TVGS còn chưa hợp lý, nhà thầu phải đảm bảo các điều kiện các phương tiện cơ giới đi lại, ở, làm việc tại hiện trường cho TVGS. Các chi phí này nhà thầu tự cân đối trong giá bỏ thầu.

Điều 15: Quyền lợi của tư vấn giám sát

15.1. Khen thưởng:

Tổ chức và cá nhân tư vấn giám sát có thành tích được xét khen thưởng và ưu tiên khi tuyển chọn tổ chức TVGS ở các công trình tiếp theo.

15.2. Hình thức xử lý vi phạm:

Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xay ra, tổ chức và cá nhân TVGS bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:

15.1. TVGS buộc phải thay thế nếu vi phạm việc thực hiện nhiệm vụ giám sát để ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình. Ngoài ra không được tham gia công tác TVGS từ một đến hai dự án tiếp theo. Các thành viên tham gia giám sát có sai phạm lớn bị thu hồi chứng chỉ TVGS.

15.2. Trong trường hợp vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của chủ đầu tư thì phải bồi thường thiệt hại và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 16: Những quy định trước đây trái với nội dung của Quy chế này đều bị hủy bỏ.

Điều 17: Các trường hợp đặc biệt trái với Quy chế này phải được Bộ trưởng Bộ GTVT cho phép .

Điều 18: Trong quá trình thực hiện nếu gặp vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ảnh về Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.