• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/04/2019
  • Ngày hết hiệu lực: 09/02/2024
UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Số: 03/2019/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 22 tháng 3 năm 2019

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và

khí thải tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

____________________________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

Căn cứ Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

Căn cứ Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;

Căn cứ Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

Căn cứ Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1225/TTr-STNMTngày 04 tháng 3 năm 2019 dự thảo Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2019.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh; Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục và các Chủ nguồn thải thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ  CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê  Tuấn Quốc

 

 

 

QUY CHẾ

Quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và

khí thải tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

___________________________________

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động, vận hành, yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục; Quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và Chủ nguồn thải trong việc quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục; Quy định về cảnh báo, nhắc nhở và xử lý vi phạm trong hoạt động, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục.

2. Đối tượng áp dụng

a) Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính; Ban Quản lý các khu công nghiệp; Công an tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

b) Chủ nguồn thải thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

c) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quan trắc tự động, liên tục là quá trình đo, phân tích liên tục theo thời gian các thông số môi trường bằng các thiết bị đo hoặc phân tích tự động.

2. Hệ thống quan trắc tự động, liên tục là hệ thống mở, bao gồm các Trạm cơ sở, Trạm trung tâm và các đường truyền dữ liệu.

3. Trạm cơ sở là các trạm quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền dữ liệu quan trắc về Trạm trung tâm. Trạm cơ sở gồm có trạm cơ sở do Nhà nước đầu tư kinh phí lắp đặt và trạm cơ sở do Chủ nguồn thải tự lắp đặt.

4. Trạm trung tâm là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin, dữ liệu do các Trạm cơ sở cung cấp; giám sát hoạt động các Trạm cơ sở.

5. Đặc tính kỹ thuật là những đặc điểm và tính năng kỹ thuật cơ bản về đo lường của thiết bị quan trắc tự động, liên tục. Các đặc tính kỹ thuật được quy định trong Quy chế này là giá trị tối thiểu cần đạt được của thiết bị.

 

Chương II

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ KẾT NỐI DỮ LIỆU HỆ THỐNG

QUAN TRẮC NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC

 

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động và yêu cầu kỹ thuật

1. Hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục phải được đầu tư, lắp đặt đồng bộ kỹ thuật, bảo đảm cho việc vận hành hoạt động liên tục, ổn định 24/24 giờ.

2. Các yêu cầu của hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục được áp dụng thực hiện theo quy định tại Chương IV Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT).

Điều 4. Yêu cầu về kết nối dữ liệu

Các Chủ nguồn thải sau khi hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục phải thực hiện kết nối dữ liệu về Trạm trung tâm tại Sở Tài nguyện và Môi trường (đặt tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường) để quản lý dữ liệu, giám sát quá trình xả thải. Việc kết nối dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục của các Chủ nguồn thải được thực hiện theo trình tự sau:

1. Sau khi hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục, Chủ nguồn thải có trách nhiệm kiểm định, hiệu chuẩn và vận hành thử nghiệm để kiểm tra tính ổn định của hệ thống.

2. Trước khi hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục được đưa vào vận hành chính thức, Chủ nguồn thải phải gửi hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường. Thành phần hồ sơ đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 5 Điều 50 của Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT và hồ sơ đối với hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 5 Điều 53 của Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực tế về điều kiện hoạt động của hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục tại trạm cơ sở do Chủ nguồn thải đầu tư. Trường hợp hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục tại Trạm cơ sở đủ điều kiện hoạt động thì cho phép kết nối về Trạm trung tâm và xác nhận việc kết nối. Trường hợp không đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Chủ nguồn thải khắc phục theo quy định.

Điều 5. Yêu cầu về nhận, truyền và quản lý dữ liệu

Thực hiện theo hướng dẫn, quy định tại Chương V Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT.

 

Chương III

CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG

QUAN TRẮC NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC

 

Điều 6. Nguyên tắc quản lý, vận hành

1. Bảo đảm hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục được bảo quản và quản lý theo đúng quy định.

2. Giám sát, kiểm tra, bảo đảm hệ thống, các thiết bị luôn được hoạt động ổn định; vệ sinh, bảo trì và việc kiểm định, hiệu chuẩn được thực hiện theo đúng quy định pháp luật và yêu cầu của nhà sản xuất, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Dữ liệu được theo dõi, xử lý sự cố kịp thời; việc báo cáo, chia sẽ dữ liệu được thực hiện theo quy định.

4. Được bố trí kinh phí đầy đủ để duy trì vận hành hệ thống liên tục.

Điều 7. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, vận hành

1. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát toàn bộ hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh; rà soát các tổ chức, cá nhân có nguồn thải thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường tự động, liên tục đối với nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh để yêu cầu phải thực hiện lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc môi trường tự động, liên tục và truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức làm việc với các tổ chức, cá nhân đã lắp đặt, vận hành hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục để thực hiện kết nối số liệu, niêm phong các thiết bị có khả năng điều chỉnh được số liệu đo sau khi kết nối thành công.

c) Trường hợp phát hiện số liệu quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, thực hiện quy trình cảnh báo, nhắc nhở, yêu cầu Chủ nguồn thải thực hiện khắc phục và xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

d) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện các quy định về quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau  đây gọi tắt là Nghị định số 38/NĐ-CP); Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường  về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ); Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ); Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT.

e) Phối hợp các cơ quan liên quan trong việc kết nối, chia sẻ dữ liệu quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục từ Trạm trung tâm để theo dõi, phục vụ công tác quản lý, phòng ngừa phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Phối hợp với Chủ nguồn thải trong việc kết nối, chia sẻ dữ liệu quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục từ Trạm trung tâm bảo đảm theo quy định.

g) Bố trí nhân lực thực hiện quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục đối với các trạm do nhà nước đầu tư; lập dự trù kinh phí hoạt động quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

h) Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

2. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị đo của các trạm quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục theo quy định, nhằm bảo đảm độ tin cậy của số liệu đo.

3. Trách nhiệm của Ban Quản lý các khu công nghiệp

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc kiểm tra, kết nối, xử lý sự cố, chia sẽ dữ liệu quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục của các cơ sở trong khu công nghiệp từ Trạm trung tâm để theo dõi, phục vụ công tác quản lý.

4. Trách nhiệm của Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật về môi trường.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc chia sẽ dữ liệu quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục của các cơ sở thuộc địa bàn quản lý từ Trạm trung tâm để theo dõi, phục vụ công tác quản lý.

b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc đầu tư, lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục và giám sát quá trình vận hành, xử lý sự cố tại các Trạm cơ sở thuộc địa bàn quản lý.

Điều 8. Trách nhiệm của Chủ nguồn thải

1. Thực hiện việc đầu tư, lắp đặt, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục theo quy định của Quy chế này và quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT; Thông tư số 31/2016/TT-0BTNMT; Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT.

2. Chủ nguồn thải thuộc đối tượng quan trắc nước thải tự động, liên tục phải lắp đặt thiết bị lấy mẫu tự động để lấy và lưu mẫu nước khi một trong những thông số được giám sát vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ nguồn thải quan trắc nước thải tự động, liên tục và theo phương án lắp đặt thiết bị trực tiếp thì lắp đặt 01 camera tại vị trí cửa xả của hệ thống xử lý nước thải. Chủ nguồn thải quan trắc nước thải tự động, liên tục và theo phương án lắp đặt thiết bị gián tiếp thì lắp đặt 01 camera bên trong nhà trạm và 01 camera bên ngoài nhà trạm tại vị trí cửa xả của hệ thống xử lý nước thải.

3. Khuyến khích Chủ nguồn thải thuộc đối tượng quan trắc khí thải tự động, liên tục lắp đặt camera để cung cấp hình ảnh trực tuyến tại vị trí đặt các thiết bị quan trắc của hệ thống.

4. Chủ nguồn thải đã đầu tư, lắp đặt, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục trước khi Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ban hành và có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện đầu tư, lắp đặt, vận hành theo quy định tại Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT.

5. Chủ nguồn thải đã thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục nhưng chưa thực hiện việc kết nối để đưa vào vận hành chính thức phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy chế này.

6. Bố trí người có trình độ chuyên môn, được đào tạo (vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải, vận hành trạm quan trắc tự động, liên tục) để quản lý, vận hành Trạm cơ sở luôn được hoạt động trong tình trạng ổn định, bình thường. Chủ nguồn thải phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Trạm trung tâm trong công tác thu thập thông tin, xử lý số liệu, lập báo cáo định kỳ, đột xuất, xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận hành Trạm cơ sở; giám sát công tác hiệu chuẩn, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, thay thế thiết bị, vật tư tiêu hao theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và hướng dẫn của nhà sản xuất.

7. Duy trì nguồn năng lượng cho hoạt động của Trạm cơ sở, bảo đảm giám sát nguồn thải chặt chẽ, liên tục 24/24 giờ; duy trì đường truyền dịch vụ internet tốc độ cao phục vụ truyền số liệu từ Trạm cơ sở về Trạm trung tâm bảo đảm tính ổn định, liên tục. Trường hợp sự cố về đường truyền do đơn vị cung cấp dịch vụ internet, Chủ nguồn thải phải có trách nhiệm phối hợp đơn vị cung cấp dịch vụ để khắc phục và báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về nguyên nhân sự cố, kết quả khắc phục.

8. Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, thay thế các thiết bị để hệ thống luôn được hoạt động ổn định, cung cấp hình ảnh rõ ràng, kết quả đo có độ chính xác cao.

9. Bố trí kinh phí thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, kiểm soát chất lượng của hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục; chi phí phân tích mẫu kiểm tra khi có sự cố vượt quy chuẩn cho phép; chi phí lắp đặt và thuê bao đường truyền internet; bố trí kinh phí theo quy định để quản lý, vận hành, truyền số liệu từ Trạm cơ sở về Trạm trung tâm,...

Điều 9. Công tác kiểm tra, giám sát

1. Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch và phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra công tác quản lý, vận hành, khai thác sử dụng hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục tại các Trạm cơ sở và khai thác sử dụng thông tin dữ liệu quan trắc môi trường tại Trạm trung tâm, định kỳ 01 lần/năm (trừ những trường hợp kiểm tra đột xuất khi có sự cố hoặc có dấu hiệu vi phạm).

2. Các nội dung kiểm tra, giám sát tại Trạm trung tâm, Trạm cơ sở

a) Tình hình hoạt động, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục của Trạm trung tâm, Trạm cơ sở.

b) Việc bảo đảm điều kiện hoạt động cho thiết bị, nguồn cấp và các thiết bị lưu điện để hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục luôn được duy trì vận hành một cách bình thường, ổn định.

c) Tình hình sử dụng thiết bị quan trắc, sử dụng thông tin và dữ liệu quan trắc.

d) Kiểm tra công tác sao lưu, lưu trữ thông tin, dữ liệu.

e) Công tác cập nhật, lưu trữ hồ sơ: Ghi nhật ký, cập nhật thống kê, tổng hợp thiết bị, báo cáo của các Trạm cơ sở và Trạm trung tâm.

g) Việc tuân thủ các quy định khác được nêu tại Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Các vấn đề phát hiện sau khi kiểm tra phải được tổng hợp, đánh giá, phân tích mức độ ảnh hưởng với hoạt động của hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục để yêu cầu Chủ nguồn thải khắc phục.

Điều 10. Quy định về công tác xử lý sự cố về máy móc, thiết bị, đường truyền của hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục

1. Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý sự cố tại Trạm trung tâm và tiếp nhận, hướng dẫn xử lý sự cố tại các Trạm cơ sở.

2. Khi phát hiện có sự cố tại Trạm cơ sở, Chủ nguồn thải phải thực hiện các biện pháp cô lập và xác định nguyên nhân xảy ra sự cố theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hoạt động chung của hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục; đồng thời, Chủ nguồn thải nhanh chóng báo cáo bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan về tình hình sự cố để cùng phối hợp.

3. Đối với các sự cố thông thường (các sự cố liên quan đến máy tính, hệ thống mạng internet kết nối, các sự cố không gây ảnh hưởng đến hoạt động của Trạm cơ sở hoặc Trạm trung tâm): Chủ nguồn thải nhanh chóng xử lý, khắc phục và thông báo cho người phụ trách Trạm trung tâm; Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm khắc phục sự cố xảy ra tại Trạm trung tâm.

4. Đối với các sự cố nghiêm trọng (các sự cố liên quan đến thiết bị quan trắc, thiết bị điện, cơ sở dữ liệu, cháy nổ, bị sét đánh,.... gây ảnh hưởng trực tiếp và làm ngưng trệ đến toàn bộ hoạt động của Trạm cơ sở hoặc Trạm trung tâm): Chủ nguồn thải có trách nhiệm khẩn trương khắc phục đối với Trạm cơ sở và báo cáo bằng văn bản kết quả khắc phục cho Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan liên quan; Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm khắc phục sự cố xảy ra tại Trạm trung tâm.

5. Thời hạn khắc phục các sự cố

a) Đối với các sự cố thông thường được nêu tại khoản 3 Điều 10 của Quy chế này, thời hạn khắc phục không quá 24 giờ. Riêng sự cố hệ thống mạng internet kết nối từ Trạm cơ sở về Trạm trung tâm do bên cung cấp dịch vụ internet, Chủ nguồn thải phối hợp với bên cung cấp dịch vụ internet để khắc phục sự cố không quá 48 giờ; trường hợp bên cung cấp dịch vụ internet không thể khắc phục kịp thì Chủ nguồn thải và bên cung cấp dịch vụ internet có văn bản báo cáo nguyên nhân, tiến độ khắc phục về Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá 48 giờ để có ý kiến.

b) Đối với các sự cố nghiêm trọng được nêu tại khoản 4 Điều 10 của Quy chế này xảy ra tại Trạm cơ sở, Chủ nguồn thải phải khắc phục xong sự cố để tiếp tục truyền số liệu quan trắc về Trạm trung tâm không quá 90 ngày. Trong thời gian 24 giờ sau khi bị sự cố nghiêm trọng, Chủ nguồn thải phải lập kế hoạch quan trắc môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để có ý kiến; phối hợp với đơn vị có chức năng để tổ chức lấy mẫu, phân tích chất lượng nước thải, khí thải sau xử lý với tần suất ít nhất 02 tuần/01 lần để thay thế trong thời hạn khắc phục sự cố và quá trình lấy mẫu phải có sự giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường; định kỳ 02 tuần/lần báo cáo kết quả khắc phục sự cố, kèm theo kết quả phân tích chất lượng nước thải, khí thải sau xử lý về Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan. Đồng thời, trong thời gian Chủ nguồn thải khắc phục sự cố, trường hợp cần thiết Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, giám sát đột xuất và xem xét xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.

Điều 11. Kinh phí để quản lý, vận hành

1. Đối với Trạm trung tâm và các Trạm cơ sở do nhà nước đầu tư

Sở Tài nguyên và Môi trường lập nhu cầu sử dụng kinh phí hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường theo phân cấp ngân sách.

2. Đối với các Trạm cơ sở do Chủ nguồn thải đầu tư

Tự bố trí kinh phí để quản lý, vận hành Trạm cơ sở, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật đối với việc quản lý, vận hành trạm quan trắc tự động, liên tục được quy định tại Quy chế này và các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ CẢNH BÁO,

NHẮC NHỞ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

         

Điều 12. Quy định về cảnh báo

1. Các trường hợp áp dụng hình thức cảnh báo đến Chủ nguồn thải

a) Trạm Trung tâm không nhận được dữ liệu trong 45 phút liên tục.

b) Kết quả quan trắc môi trường tự động, liên tục vượt giới hạn quy chuẩn môi trường quốc gia từ 1,1 đến dưới 1,5 lần trong 45 phút liên tục đối với khí thải và nước thải.

c) Hình ảnh camera có dấu hiệu bất thường (màu nước thải/khí thải thay đổi đột ngột, bọt/váng nước thải tăng đột biến,…).

2. Hình thức cảnh báo đến Chủ nguồn thải

Đơn vị vận hành Trạm trung tâm (Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm cảnh báo qua thư điện tử (Email) hoặc tin nhắn SMS cho Chủ nguồn thải (người có thẩm quyền, nhân viên vận hành).

Điều 13. Quy định về nhắc nhở

1. Các trường hợp áp dụng hình thức nhắc nhở đến Chủ nguồn thải

a) Trạm Trung tâm không nhận được dữ liệu trong 08 giờ liên tục.

b) Kết quả quan trắc môi trường tự động, liên tục vượt giới hạn quy chuẩn từ 1,1 đến dưới 1,5 lần trong 03 giờ liên tục đối với khí thải và nước thải.

c) Kết quả quan trắc môi trường tự động, liên tục vượt giới hạn quy chuẩn từ 1,5 lần đến dưới 02 lần trong 1,5 giờ liên tục đối với khí thải.

d) Kết quả quan trắc môi trường tự động, liên tục vượt quy chuẩn trên từ 1,5 lần đến dưới 03 lần trong 1,5 giờ liên tục đối với nước thải.

đ) Kết quả quan trắc môi trường tự động, liên tục vượt giới hạn quy chuẩn từ 02 lần trở lên trong 45 phút liên tục đối với khí thải.

e) Kết quả quan trắc môi trường tự động, liên tục vượt quy chuẩn từ 03 lần trở lên trong 45 phút liên tục đối với nước thải.

2. Hình thức nhắc nhở đến Chủ nguồn thải

Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo vệ môi trường) có văn bản nhắc nhở Chủ nguồn thải về sự cố; yêu cầu Chủ nguồn thải khẩn trương khắc phục sự cố, thực hiện biện pháp ứng phó sự cố, ngưng ngay việc xả thải và báo cáo bằng văn bản kết quả khắc phục sự cố về Sở Tài nguyên và Môi trường trong 72 giờ. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực tế nguyên nhân và việc khắc phục sự cố của Chủ nguồn thải nhằm khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất.

Điều 14. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và xử lý vi phạm

1. Danh mục Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải, khí thải áp dụng và các thông số nước thải, khí thải bắt buộc quan trắc tự động, liên tục đối với từng Chủ nguồn thải được nêu tại Phụ lục I, II và Quy trình phối hợp trong việc thực hiện cảnh báo, nhắc nhở và xử lý vi phạm trong Chương này được thể hiện theo sơ đồ tại Phụ lục III kèm theo Quy chế này.

2. Căn cứ quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có thẩm quyền liên quan tiến hành xem xét, nhắc nhở, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của Chủ nguồn thải theo quy định của pháp luật.

 

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế này; xem xét, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí quản lý, vận hành các trạm quan trắc môi trường tự động theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và khả năng cân đối ngân sách.

3. Ban Quản lý khu công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến Quy chế này.

4. Các Chủ nguồn thải bố trí nhân lực và kinh phí của đơn vị để quản lý, vận hành hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục theo quy định của pháp luật và theo Quy chế này.

Điều 16. Chế độ báo cáo

1. Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp kết quả quản lý, vận hành các hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp phát sinh các cơ sở mới hoạt động thuộc loại hình phải đầu tư quan trắc môi trường tự động, liên tục theo quy định, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để bổ sung Phụ lục theo quy định.

2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét, giải quyết./.

 

                                                       

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ  CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

 

Lê  Tuấn Quốc

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục I

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng và các thông số

nước thải bắt buộc quan trắc tự động, liên tục đối với từng cơ sở

 (Kèm theo Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2019 của  Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

 

Stt

Tên cơ sở

Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia áp dụng

Thông số nước thải bắt buộc quan trắc tự động, liên tục theo quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT; Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT

Đơn vị

Giá trị C theo QCVN

1

Chi nhánh Tổng công ty IDICO - CTCP tại Miền Đông (Hạ tầng KCN Mỹ Xuân A)

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

Ph

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

2

Công ty TNHH phát triển quốc tế Formosa (Hạ tầng KCN Mỹ Xuân A2)

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

3

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dầu khí IDICO (Hạ tầng KCN Mỹ Xuân B1 – Conac)

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

4

Chi nhánh Công ty TNHH Tiến Hùng (Hạ tầng KCN Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng)

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

5

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng giải trí Đại Dương (Hạ tầng KCN Mỹ Xuân B1 – Đại Dương)

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

6

Công ty Đầu tư và Khai thác hạ tầng khu công nghiệp Đông Xuyên và Phú Mỹ 1 (Hạ tầng KCN Phú Mỹ 1)

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

7

Chi nhánh Tổng công ty IDICO - CTCP tại Miền Đông (Hạ tầng KCN Phú Mỹ 2)

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

8

Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn – TNHH MTV (Hạ tầng KCN Cái Mép)

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

9

Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (Hạ tầng KCN Châu Đức)

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột A)

pH

-

6 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

75

TSS

mg/l

50

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

10

Công ty Đầu tư và Khai thác hạ tầng khu công nghiệp Đông Xuyên và Phú Mỹ 1 (Hạ tầng KCN Đông Xuyên)

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

11

Công ty TNHH Boomin Vina (Hạ tầng CCN Boomin Vina)

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu vào

m3/h

-

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

12

Công ty Cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam (Nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung của thành phố Vũng Tàu)

QCVN 14:2008/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Amoni (tính theo N)

mg/l

10

Nitrat  (tính theo N)

mg/l

50

Phosphat (tính theo P)

mg/l

10

Lưu lượng nước thải đầu vào

m3/h

-

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

13

Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam

QCVN 13-MT:2015/BTNMT

(cột A)

pH

-

6 - 9

Nhiệt độ

oC

40

Màu

Pt/Co

75

COD

mg/l

100

TSS

mg/l

50

Lưu lượng nước thải đầu vào

m3/h

-

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

14

Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn

QCVN 12-MT:2015/BTNMT

(cột B1)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

Màu

Pt/Co

150

COD

mg/l

200

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu vào

m3/h

-

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

15

Công ty TNHH Posco Việt Nam

QCVN 52:2013/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu vào

m3/h

-

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

16

Công ty Cổ phần Hải Việt

QCVN 11-MT:2015/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Amoni (tính theo N)

mg/l

20

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

17

Công ty Cổ phần Hóa chất hiếm Việt Nam

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu vào

m3/h

-

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

18

Công ty TNHH Hóa chất AGC Việt Nam

QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B)

pH

-

5,5 - 9

Nhiệt độ

oC

40

COD

mg/l

150

TSS

mg/l

100

Lưu lượng nước thải đầu vào

m3/h

-

Lưu lượng nước thải đầu ra

m3/h

-

 

Lưu ý: C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm theo quy định. Cách tính toán, xác định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải khi xả vào nguồn tiếp nhận (Cmax) được quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

 

Phụ lục II

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng và các thông số

khí thải bắt buộc quan trắc tự động, liên tục đối với từng cơ sở

 (Kèm theo Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

 

Stt

Tên cơ sở

Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia áp dụng

Thông số khí thải bắt buộc quan trắc tự động, liên tục theo Thông tư số 31/2016/TT--BTNMT

Đơn vị

Giá trị C theo QCVN

1

Công ty TNHH Thép Vinakyoei

QCVN 51:2013/BTNMT

(cột B1)

Lưu lượng

m3/h

-

Bụi tổng

mg/Nm3

200

Nhiệt độ

oC

-

NO­x (tính theo NO2)

mg/Nm3

850

O2

%

7%

2

Công ty Cổ phần Thép Pomina 2

QCVN 51:2013/BTNMT

(cột B1)

Lưu lượng

m3/h

-

Bụi tổng

mg/Nm3

200

Nhiệt độ

oC

-

NO­x (tính theo NO2)

mg/Nm3

850

O2

%

7%

3

Công ty TNHH Posco SS-Vina

QCVN 51:2013/BTNMT

(cột B1)

Lưu lượng

m3/h

-

Bụi tổng

mg/Nm3

200

Nhiệt độ

oC

-

NO­x (tính theo NO2)

mg/Nm3

850

O2

%

7%

4

Công ty TNHH Thép Tung Ho

QCVN 51:2013/BTNMT

(cột B1)

Lưu lượng

m3/h

-

Bụi tổng

mg/Nm3

200

Nhiệt độ

oC

-

NO­x (tính theo NO2)

mg/Nm3

850

O2

%

7%

5

Chi nhánh Công ty Cổ phần Thép Pomina

QCVN 51:2013/BTNMT

(cột B1)

Lưu lượng

m3/h

-

Bụi tổng

mg/Nm3

200

Nhiệt độ

oC

-

NO­x (tính theo NO2)

mg/Nm3

850

O2

%

7%

6

Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam VNSTeel

QCVN 51:2013/BTNMT

(cột B1)

Lưu lượng

m3/h

-

Bụi tổng

mg/Nm3

200

Nhiệt độ

oC

-

NO­x (tính theo NO2)

mg/Nm3

850

O2

%

7%

7

Công ty TNHH Siam City Cement

QCVN 23:2009/BTNMT

(cột B2)

Lưu lượng

m3/h

-

Bụi tổng

mg/Nm3

100

8

Chi nhánh phía Nam Công ty Cổ phần xi măng Cẩm Phả

QCVN 23:2009/BTNMT

(cột B2)

Lưu lượng

m3/h

-

Bụi tổng

mg/Nm3

100

9

Công ty TNHH Hóa chất AGC Việt Nam

QCVN 19:2009/BTNMT

(cột B)

Lưu lượng

m3/h

-

Bụi tổng

mg/Nm3

200

Nhiệt độ

oC

-

SO2

mg/Nm3

500

NO­x (tính theo NO2)

mg/Nm3

850

CO

mg/Nm3

1000

10

Chi nhánh Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí – Công ty Cổ phần Nhà máy đạm Phú Mỹ (Xưởng sản xuất UFC-85)

QCVN 21:2009/BTNMT

(cột B)

Lưu lượng

m3/h

-

Bụi tổng

mg/Nm3

200

Nhiệt độ

oC

-

11

Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn

QCVN 19:2009/BTNMT

(cột B)

Lưu lượng

m3/h

-

Bụi tổng

mg/Nm3

200

Nhiệt độ

oC

-

SO2

mg/Nm3

500

NO­x (tính theo NO2)

mg/Nm3

850

O2

%

-

12

Công ty TNHH Baconco

QCVN 21:2009/BTNMT

(cột B)

Bụi tổng

mg/Nm3

200

SO2

mg/Nm3

500

NH3

mg/Nm3

50

NO­x (tính theo NO2)

mg/Nm3

850

Lưu ý: C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm theo quy định. Cách tính toán, xác định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải (Cmax) được quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

 

TM. Ủy ban nhân dân

KT. CHỦ TỊCH
Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lê Tuấn Quốc

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.