• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 08/02/2019
BỘ CÔNG AN
Số: 40/2018/TT-BCA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ

Quy định về hoạt động sáng tác, biểu diễn,
triển lãm nghệ thuật trong Công an nhân dân

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu t chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;

Căn cứ Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công tác đảng và công tác chính trị,

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về hoạt động sáng tác, biểu diễn, triển lãm nghệ thuật trong Công an nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động sáng tác, biểu diễn, triển lãm nghệ thuật trong Công an nhân dân.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây đuợc hiểu như sau:

1. Hoạt động sáng tác nghệ thuật trong Công an nhân dân là hoạt động được tổ chức dưới hình thức cuộc thi, cuộc vận động, trại sáng tác, đặt hàng sáng tác hoặc cá nhân tự sáng tác các tác phẩm ca, múa, nhạc, kịch bản sân khấu, văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh.

2. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong Công an nhân dân là hoạt động trình diễn chương trình, tiết mục, vở diễn đến cán bộ, chiến sĩ, bao gồm: hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp; hội diễn, hội thi, liên hoan nghệ thuật quần chúng; giao lưu văn nghệ và các hoạt động biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị.

3. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến công chúng qua sự trình diễn của những người hoạt động nghệ thuật không chuyên;

4. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến công chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, các đơn vị nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp.

5. Hoạt động triển lãm nghệ thuật trong Công an nhân dân là tổ chức công bố, trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm ca, múa, nhạc, kịch bản sân khấu, văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh đến công chúng.

6. Đoàn, đội, câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân là tổ chức hoạt động nghệ thuật không chuyên được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, quản lý và chỉ đạo.

Điều 3. Trách nhiệm quản lý hoạt động sáng tác, biểu diễn, triển lãm nghệ thuật trong Công an nhân dân

1. Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý hoạt động sáng tác, biểu diễn, triển lãm nghệ thuật trong Công an nhân dân.

2. Cục Công tác đảng và công tác chính trị chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý hoạt động sáng tác, biểu diễn, triển lãm nghệ thuật trong Công an nhân dân.

3. Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương trong phạm vi, quyền hạn của mình thực hiện quản lý hoạt động sáng tác, biểu diễn, triển lãm nghệ thuật tại đơn vị, địa phương. Đơn vị tham mưu về công tác chính trị giúp thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương thực hiện công tác quản lý hoạt động sáng tác, biểu diễn, triển lãm nghệ thuật tại đơn vị, địa phương.

Điều 4. Kinh phí tổ chức hoạt động nghệ thuật trong Công an nhân dân

1. Kinh phí tổ chức hoạt động sáng tác, biểu diễn, triển lãm nghệ thuật trong Công an nhân dân được bố trí trong dự toán ngân sách chi an ninh hàng năm Bộ giao Công an đơn vị, địa phương; từ nguồn ngân sách địa phương; từ vận động, tài trợ, xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức hoạt động sáng tác, biểu diễn, triển lãm nghệ thuật trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.

3. Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa, văn nghệ thực hiện theo quy định của Bộ Công an về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân.

Chương II

HOẠT ĐỘNG SÁNG TÁC

Điều 5. Yêu cầu nội dung tác phẩm

1. Bảo đảm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế; định hướng của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an về công tác văn hóa, văn nghệ trong Công an nhân dân.

2. Tuyên truyền, giáo dục truyền thống của Đảng, dân tộc và Công an nhân dân; giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giá trị “chân, thiện, mỹ”; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

3. Phản ánh tâm tư, nguvện vọng, tình cảm, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; ca ngợi, biểu dương các gương người tốt, việc tốt; việc tử tế; điển hình tiên tiến và hình ảnh đẹp của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

4. Đấu tranh, phê phán những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tư thế, lễ tiết, tác phong, văn hóa giao tiếp ứng xử và hành vi vi phạm của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

5. Không trái với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, văn hóa của dân tộc; không bôi nhọ, làm xấu hình ảnh, danh dự, uy tín, truyền thống Công an nhân dân.

Điều 6. Quản lý hoạt động sáng tác

1. Cục Công tác đảng và công tác chính trị giúp Bộ trưởng Bộ Công an

a) Quản lý, định hướng các hoạt động sáng tác trong Công an nhân dân; kiểm tra, đánh giá hoạt động sáng tác nghệ thuật của Công an đơn vị, địa phương;

b) Quản lý, định hướng nội dung hoạt động của đơn vị, tổ chức hội nghề nghiệp có chức năng hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp trong Công an nhân dân;

c) Quản lý, định hướng hoạt động sáng tác về đề tài Công an nhân dân của các đơn vị, cá nhân ngoài Công an nhân dân phối hợp với các đơn vị trong Công an nhân dân.

2. Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương quản lý hoạt động sáng tác của đơn vị, địa phương và cán bộ, chiến sĩ trực thuộc.

Điều 7. Tổ chức hoạt động sáng tác

1. Cục Công tác đảng và công tác chính trị tổ chức hoặc hướng dẫn tổ chức hoạt động sáng tác về đề tài Công an nhân dân chào mừng kỷ niệm ngày truyền thống Công an nhân dân và ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” định kỳ 5 năm 1 lần; hoặc khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị.

2. Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động sáng tác về đề tài Công an nhân dân tại Công an đơn vị, địa phương mình; tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia hoạt động sáng tác do Bộ Công an, ban, bộ, ngành, hội nghề nghiệp ở Trung ương hoặc địa phương tổ chức.

3. Trình tự tổ chức hoạt động sáng tác

Khi tổ chức hoạt động sáng tác, Công an đơn vị, địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP, Điều 9 Nghị định số 72/2016/NĐ-CP và các quy định sau:

a) Trước khi tổ chức hoạt động sáng tác, Công an đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch gửi báo cáo Bộ Công an (qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị), trong đó kế hoạch phải nêu rõ quy mô; hình thức tổ chức, thể loại, chủ đề; thời gian, địa điểm tổ chức và đối tượng tham gia;

b) Kết thúc hoạt động sáng tác, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Công an đơn vị, địa phương báo cáo kết quả sáng tác về Bộ Công an (qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị);

c) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được tự do sáng tác theo quy định của pháp luật. Đối với tác phẩm về đề tài Công an nhân dân, phải đảm bảo yêu cầu về nội dung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và báo cáo thủ trưởng đơn vị kết quả sáng tác.

Chương III

HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN

Điều 8. Yêu cầu chương trình, nội dung biểu diễn

1. Không vi phạm các quy định tại Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP; Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP.

2. Thực hiện đúng thẩm quyền và thủ tục cấp phép biểu diễn theo quy định tại Điều 9, Điều 13 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 15/2016/NĐ-CP.

3. Hình thức, nội dung chương trình, tiết mục biểu diễn không trái với giá trị, chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam và truyền thống Công an nhân dân; không bôi nhọ, làm xấu hình ảnh, danh dự, uy tín của Công an nhân dân.

4. Việc sử dụng trang phục Công an nhân dân trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật đảm bảo đúng quy định của Điều lệnh Công an nhân dân, trừ các tiết mục đòi hỏi yếu tố kỹ thuật hoặc yêu cầu nghệ thuật.

Điều 9. Quản lý hoạt động biểu diễn

1. Cục Công tác đảng và công tác chính trị giúp Bộ trưởng Bộ Công an

a) Quản lý các hoạt động biểu diễn có quy mô toàn lực lượng; hoạt động biểu diễn đối ngoại; hoạt động biểu diễn có sự phối hợp giữa Bộ Công an với ban, bộ, ngành ở Trung ương; cuộc thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật trong Công an nhân dân;

b) Quản lý hoạt động; duyệt nội dung, chương trình nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp Công an nhân dân;

c) Duyệt nội dung, chương trình nghệ thuật của các đơn vị, cá nhân đại diện cho Bộ Công an ra nước ngoài biểu diễn;

d) Duvệt nội dung, chương trình nghệ thuật của đơn vị, cá nhân ngoài Công an nhân dân vào biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ do Bộ Công an tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.

2. Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương có trách nhiệm

a) Quản lý hoạt động biểu diễn của đơn vị, địa phương mình; hoạt động biểu diễn có sự phối hợp với sở, ban, ngành địa phương;

b) Quản lý, hướng dẫn nội dung hoạt động của các đoàn, đội, câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng và đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc Công an đơn vị, địa phương (nếu có);

c) Duyệt nội dung, chương trình nghệ thuật của các đơn vị, cá nhân trực thuộc trước khi biểu diễn; duyệt nội dung, chương trình nghệ thuật của đơn vị, cá nhân ngoài Công an nhân dân trước khi biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ tại đơn vị, địa phương mình.

Điều 10. Tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng

1. Cục Công tác đảng và công tác chính trị giúp Bộ trưởng Bộ Công an

a) Tổ chức hội diễn, hội thi, liên hoan (sau đây gọi chung là hội diễn) nghệ thuật quần chúng toàn lực lượng chào mừng kỷ niệm ngày truyền thống Công an nhân dân và ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” định kỳ 5 năm 1 lần;

b) Tổ chức, phối hợp tổ chức hoặc tham gia hoạt động nghệ thuật quần chúng do ban, bộ, ngành ở Trung ương tổ chức hoặc hoạt động biểu diễn phục vụ yêu cầu chính trị khác.

2. Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương có trách nhiệm

a) Tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng chào mừng kỷ niệm ngày truyền thống Công an nhân dân và ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” định kỳ 5 năm 2 lần;

b) Tổ chức, phối hợp tổ chức hoặc tham gia các hoạt động nghệ thuật quần chúng do sở, ban, ngành địa phương tổ chức hoặc hoạt động biểu diễn phục vụ yêu cầu chính trị khác tại địa phương.

3. Khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật quần chúng, Công an đơn vị, địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 15/2016/NĐ-CP; Thông tư số 09/2016/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng và các quy định sau:

a) Trước khi tổ chức hội diễn phải xây dựng kế hoạch báo cáo Bộ Công an (qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị), trong đó kế hoạch phải nêu rõ mục đích, phạm vi, chủ đề, nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức và đối tượng tham gia;

b) Kết thúc hội diễn, trong thời hạn 15 ngày làm việc, phải báo cáo kết quả tổ chức hội diễn về Bộ Công an (qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị).

4. Công an đơn vị, địa phương thành lập đoàn, đội, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng đời sống văn hóa, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Thành phần, số lượng thành viên; chế độ sinh hoạt, tập luyện của đoàn, đội, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng do thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương quyết định.

Điều 11. Tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

1. Đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong Công an nhân dân tổ chức hoạt động biểu diễn theo quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Nghị định số 15/2016/NĐ-CP; Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Thông tư số 10/2016/TT-BVHTTDL ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưỏng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL và các quy định sau:

a) Việc thành lập Hội đồng nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại. Thông tư số 15/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn;

b) Báo cáo Cục Công tác đảng và công tác chính trị duyệt nội dung, chương trình hoạt động biểu diễn nghệ thuật của đoàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

2. Các đơn vị nghệ thuật ngoài Công an nhân dân vào biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị theo thẩm quyền quản lý quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

Đơn vị tham mưu về công tác chính trị tham mưu giúp thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương thẩm định nội dung, chương trình, thành phần tham gia biểu diễn và thủ tục tổ chức biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, Nghị định số 15/2016/NĐ-CP và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Chương IV
HOẠT ĐỘNG TRIỂN LÃM

Điều 12. Yêu cầu hoạt động triển lãm

1. Không vi phạm các quy định tại Điều 8 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP, Điều 5 Nghị định số 72/2016/NĐ-CP.

2. Thực hiện đúng thẩm quyền và thủ tục cấp phép triển lãm theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP, Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 72/2016/NĐ-CP.

3. Hình thức, nội dung triển lãm không trái với giá trị, chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam và truyền thống Công an nhân dân; không bôi nhọ, làm xấu hình ảnh, danh dự, uy tín của Công an nhân dân.

Điều 13. Quản lý hoạt động triển lãm

1. Cục Công tác đảng và công tác chính trị giúp Bộ trưởng Bộ Công an

a) Quản lý hoạt động triển lãm nghệ thuật về đề tài Công an nhân dân trong toàn lực lượng; triển lãm nghệ thuật về đề tài Công an nhân dân ở nước ngoài;

b) Duyệt nội dung, chất lượng các tác phẩm nghệ thuật về đề tài Công an nhân dân của Công an đơn vị, địa phương và của các đơn vị, cá nhân ngoài Công an nhân dân phối hợp triển lãm.

2. Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương quản lý hoạt động triển lãm nghệ thuật tại Công an đơn vị, địa phương mình.

Điều 14. Tổ chức hoạt động triển lãm

1. Cục Công tác đảng và công tác chính trị giúp Bộ trưởng Bộ Công an

a) Tổ chức triển lãm nghệ thuật về đề tài Công an nhân dân quy mô toàn lực lượng chào mừng kỷ niệm ngày truyền thống Công an nhân dân và ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” định kỳ 5 năm 1 lần; hoặc khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị;

b) Phối hợp tổ chức hoặc tham gia hoạt động triển lãm nghệ thuật về đề tài Công an nhân dân của bộ, ban, ngành Trung ương.

2. Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương có trách nhiệm

a) Tổ chức triển lãm nghệ thuật về đề tài Công an nhân dân tại đơn vị, địa phương mình;

b) Phối hợp tổ chức hoặc tham gia hoạt động triển lãm nghệ thuật do sở, ban, ngành địa phương tổ chức.

3. Trình tự tổ chức hoạt động triển lãm

a) Trước khi tổ chức triển lãm nghệ thuật, Công an đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch gửi báo cáo Bộ Công an (qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị), kế hoạch phải nêu rõ chủ đề, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức;

b) Kết thúc hoạt động triển lãm, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Công an đơn vị, địa phương báo cáo kết quả triển lãm về Bộ Công an (qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị).

Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 nam 2019, thay thế Quyết định số 263/2003/QĐ-BCA(X15) ngày 25 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về hoạt động nghệ thuật quần chúng của lực lượng Công an nhân dân và các văn bản, quyết định trước đây của Bộ Công an trái với Thông tư này.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ; Giám đốc học viện, Hiệu trưởng trường Công an nhân dân; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Thông tư về Bộ Công an (qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị).

2. Cục Công tác đảng và công tác chính trị có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ; hướng dẫn, kiểm tra Công an đơn vị, địa phương thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, Công an đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị) để được hướng dẫn thực hiện./.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Thượng tướng Tô Lâm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.