• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 18/09/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 28/08/2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ NỘI VỤ
Số: 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 23 tháng 8 năm 2006

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập

___________________________

Căn cứ Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội; Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3091/VPCP-KG ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Liên Bộ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 9704/BTC-HCSN ngày 10 tháng 08 năm 2006 về việc định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5736/BKH-KHGDTN&MT ngày 04 tháng 08 năm 2006 về việc góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế viên chức trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

a) Thông tư này hướng dẫn định mức biên chế áp dụng đối với viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Định mức biên chế viên chức không bao gồm các chức danh hợp đồng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; 

b) Thông tư này áp dụng đối với các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học công lập.

Thông tư này không áp dụng đối với các trường chuyên biệt, trường trung học phổ thông chất lượng cao, trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp.

2. Biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông, đặc điểm về công tác giáo dục của địa phương và khả năng ngân sách.

3. Định mức biên chế giáo viên trong 1 lớp của các cấp học quy định tại Thông tư này là số giáo viên để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và làm chủ nhiệm lớp, hoạt động giáo dục tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có trong kế hoạch giáo dục quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

4. Việc xếp hạng trường thực hiện theo quy định sau đây:

T T

Trường

Hạng I

Hạng II

Hạng III

1

 

 

Tiểu học:

- Trung du, đồng bằng, thành phố

- Miền núi, vùng sâu, hải đảo

 

- Từ 28 lớp trở lên

- Từ 19 lớp trở lên

 

- Từ 18 đến 27 lớp

- Từ 10 đến 18 lớp

 

- Dưới 18 lớp

- Dưới 10 lớp

2

Trung học cơ sở:

- Trung du, đồng bằng, thành phố

- Miền núi, vùng sâu, hải đảo

 

- Từ 28 lớp trở lên

- Từ 19 lớp trở lên

 

- Từ 18 đến 27 lớp

- Từ 10 đến 18 lớp

 

- Dưới 18 lớp

- Dưới 10 lớp

3

Trung học phổ thông:

- Trung du, đồng bằng, thành phố

- Miền núi, vùng sâu, hải đảo

 

- Từ 28 lớp trở lên

- Từ 19 lớp trở lên

 

- Từ 18 đến 27 lớp

- Từ 10 đến 27 lớp

 

- Dưới 18 lớp

- Dưới 10 lớp

Các hạng I, II và III của trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông quy định trên đây tương đương với các hạng tám, chín và mười đối với trường tiểu học, các hạng bảy, tám và chín đối với trường trung học cơ sở, các hạng sáu, bảy và tám của trường trung học phổ thông quy định tại Điều 8 của Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm  2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập.

5. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học thì việc xác định hạng trường, biên chế cán bộ quản lý, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng  được áp dụng theo quy định đối với cấp học cao nhất có trong trường đó. 

6. Số tiết dạy trong 1 tuần của cán bộ quản lý và giáo viên được quy định như sau:

a) Hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học dạy 2 tiết;

b) Phó hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học dạy 4 tiết;

c) Giáo viên tiểu học dạy 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết,  giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết;

d) Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết trong 1 tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết trong 1 tuần.

7. Nhân viên làm công tác văn phòng trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập ngoài việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo các chức danh còn phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác của trường.

II. ĐỊNH  MỨC BIÊN CHẾ VIÊN CHỨC Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Trường tiểu học

a) Biên chế cán bộ quản lý:

Mỗi trường có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng được quy định cụ thể như sau:

Trường hạng 1 có không quá 2 phó hiệu trưởng.

Trường hạng 2, hạng 3 có 1 phó hiệu trưởng.

Trường tiểu học có từ 5 điểm trường trở lên được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng.

b)  Biên chế giáo viên:

Đối với trường tiểu học dạy 1 buổi trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,20 giáo viên trong 1 lớp;

Đối với trường tiểu học dạy 2 buổi trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,50 giáo viên trong 1 lớp;

Mỗi trường được bố trí 01 biên chế giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Đối với nữ giáo viên còn trong độ tuổi sinh con (chưa sinh từ 1 đến 2 con), số thời gian nghỉ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương (nếu còn thiếu) của trường để trả cho người trực tiếp dạy thay.

c) Biên chế viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, văn phòng:

Công tác thư viện, thiết bị: Trường hạng 1 được bố trí 2 biên chế; trường hạng 2, hạng 3 được bố trí 1 biên chế.

Công tác văn phòng (Văn thư, Thủ quỹ, Kế toán, Y tế trường học):

Trường hạng 1 được bố trí 3 biên chế : 01 Văn thư và Thủ quỹ, 01 Kế toán 01 Y tế trường học;

Trường hạng 2, hạng 3 được bố trí 2 biên chế:  01  Kế toán và Văn thư, 01 Y tế trường học và Thủ quỹ.

2. Trường Trung học cơ sở

a) Biên chế cán bộ quản lý:

Mỗi trường có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng được quy định cụ thể như sau:

Trường hạng 1 có không quá 2 phó hiệu trưởng;

Trường hạng 2, hạng 3 có 1 phó hiệu trưởng.

b) Biên chế giáo viên:

Mỗi lớp được bố trí biên chế  không quá 1,90 giáo viên;

Mỗi trường được bố trí 01 biên chế giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

c) Biên chế viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng:

Công tác thư viện: Mỗi trường được bố trí 01 biên chế;

Công tác thiết bị, thí nghiệm:  Trường hạng 1 được bố trí 02 biên chế; trường hạng 2, hạng 3 được bố trí  01 biên chế;

Công tác văn phòng (Văn thư, Thủ quỹ, Kế toán, Y tế trường học):

Mỗi trường được bố trí 03 biên chế : 01 Văn thư và Thủ quỹ, 01 Kế toán, 01 Y tế trường học; trường có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 biên chế.

3. Trường trung học phổ thông

a) Biên chế cán bộ quản lý:

Mỗi trường có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng được quy định cụ thể như sau:

Trường hạng 1 có không quá 3 phó hiệu trưởng;

Trường hạng 2 có không quá 2 phó hiệu trưởng;

Trường hạng 3 có 1 phó hiệu trưởng.

b) Biên chế giáo viên:

Mỗi lớp được bố trí biên chế không quá 2,25 giáo viên;

Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Bí thư, Phó Bí thư hoặc Trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn) được hưởng chế độ, chính sách quy định tại Quyết định Số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông.

c) Biên chế viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng:

Công tác thư viện: Mỗi trường được bố trí 01 biên chế;

Công tác thiết bị, thí nghiệm: Trường hạng 1 được bố trí 02 biên chế, trường hạng 2, hạng 3 được bố trí  01 biên chế.

Công tác văn phòng (Văn thư, Thủ quỹ, Kế toán, Y tế trường học):

Mỗi trường được bố trí 03 biên chế : 01 Văn thư và Thủ quỹ, 01 Kế toán, 01 Y tế trường học; trường có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 biên chế .

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ hướng dẫn định mức biên chế viên chức các cơ sở giáo dục phổ thông công lập tại Thông tư này và những quy định tại Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các giám đốc sở giáo dục và đào tạo, sở nội vụ, sở tài chính xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục ở địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về cơ chế quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, hàng năm báo cáo định kỳ việc thực hiện biên chế sự nghiệp theo quy định của pháp luật. 

3. Kinh phí để thực hiện hệ thống định mức biên chế quy định tại Thông tư này từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định và hướng dẫn trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Thiện Nhân

Đỗ Quang Trung

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.