Sign In

 

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng

Công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê

____________________

 

Những năm qua trên tuyến biên giới tỉnh Cao Bằng, tình trạng công dân Việt Nam vượt biên giới trái phép sang Trung Quốc làm thuê có chiều hướng ngày càng gia tăng, hoạt động này chủ yếu diễn ra tự .phát, không tuân thủ theo quy định của pháp luật (không có giấy tờ, không đi qua cửa khẩu), họ thường tập hợp thành từng nhóm người trong cùng một địa bàn vượt biên giới qua các đường mòn, lối mở hai bên biên giới. Thực trạng này không chỉ diễn đối với quần chúng nhân dân ở địa bàn tỉnh ta mà còn có cả công dân ở các tỉnh khác như: Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang… Quá trình lao động làm thuê ở Trung Quốc do không có giấy tờ và cư trú bất hợp pháp nên nhiều trường hợp công dân của ta đã bị các lực lượng chức năng của phía Trung Quốc bắt, giam giữ, phạt tiền rồi thu gom trao trả cho ta qua các cửa khẩu hoặc đơn phương bí mật đẩy, đuổi về qua đường mòn biên giới. Cá biệt có những trường hợp bị nạn rủi ro, tử vong trên đất Trung Quốc xong không hề nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào của các doanh nghiệp, các chủ phía Trung Quốc thuê lao động. Thời gian đi làm thuê thường diễn ra vào mùa nông nhàn, nhiều trường hợp đi liên tục trong cả năm. Địa điểm đến làm thuê tập trung chủ yếu ở địa bàn tỉnh Quảng Tây và tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Mức thu nhập cho ngày công lao động dao động trong khoảng từ 120.000 đến 150.000 VNĐ/người. Công việc làm thuê chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sử dụng lao động phổ thông ở trình độ thấp như: phụ xây, làm gạch, làm cỏ mía, cỏ sắn, cấy lúa, phát nương rẫy, chặt cây, hái quả… hoặc một số ngành nghề có yêu cầu tay nghề cao hơn như: đào đãi vàng, làm ví da, khâu giầy và một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác… Mặc dù cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và lực lượng chức năng đã có nhiều chủ trương, giải pháp để tuyên truyền, vận động nhân dân; tổ chức, ngăn chặn, xử lý các hành vi vượt biên giới trái phép sang Trung Quốc làm thuê, song hiệu quả còn hạn chế. Thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Thực trạng trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý bảo vệ chủ quyền biên giới và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

Nguyên nhân cơ bản, chủ yếu của pháp luật của nhân dân còn hạn chế; điều kiện kinh tế của đại bộ phận quần chúng nhân dân của ta nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Cao bằng nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, thu nhập từ lao động. Phương thức lao động sản xuất lạc hậu, manh mún, chủ yếu làm theo thời vụ dẫn tới thiếu việc làm, dư thừa sức lao động, trong khi đó ngày công lao động của cùng một công việc khi đi làm ở Trung Quốc được trả cao hơn. Mặt khác, do công tác quản lý, cơ chế tuyển dụng lao động phổ thông của phía Trung Quốc còn lỏng lẻo, đơn giản về thủ tục, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân ở sâu trong nội địa Trung Quốc đang khan hiểm về nhân công lao động, ngược lại nhân công Việt Nam nên phía Trung Quốc đã tìm cách tác động và thu hút được nhiều lao động là người Việt Nam (kể cả ở khu vực biên giới và nội địa) vượt biên giới trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê; chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của ta còn nhiều hạn chế; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân của các cấp, ban ngành, đoàn thể chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức; việc quản lý tạm trú, tạm vắng của các cấp chính quyền và lực lượng chức năng còn nhiều sơ hở.

Để ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng trên, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thị tập trung chỉ đạo thực hiện tốt những nội dung chủ yêu sau:

1. Các cáp, các ngành và các lực lượng vũ trang cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật về biến giới quốc gia, các quy định về lĩnh vực xuất, nhập cảnh, xuất khẩu lao động nói riêng.

2. Tăng cường công tác quản lý hộ khẩu, đăng ký tạm trú tạm vắng, nhất là ở cơ sở. Gắn trách nhiệm của các trưởng thôn, xóm và bí thư chi bộ thôn, xóm trong việc nắm và quản lý công dân thuộc địa bàn mình.

3. Sở Thông tin – Truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền rộng rãi để các tầng lớp nhân dân hiểu và có ý thức chấp hành pháp luật, nhất là pháp luật về biên giới quốc gia và các quy định cụ thể về cư trú, hoạt động xuất, nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua lại biên giới.

4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo, hướng dẫn việc hỗ trợ cho công dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ, trao trả qua cửa khẩu hoặc bị đẩy về qua biên giới để họ có điều kiện về gia đình làm ăn sinh sông; hướng dẫn quản lý lao động là người Việt Nam sang Trung Quốc làm việc trên cơ sở văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

5. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn biên phòng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên biên giới, chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp công dân Việt Nam (cả địa bàn biên giới và nội địa) vượt biên giới trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh với các đường dây, tổ chức, cá nhân thu gom, đưa đón người sang Trung Quốc trái phép. Đồng thời thông qua hội đàm với lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn để trao đổi, đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với người Việt Nam xuất, nhập cảnh trái phép và thông báo, trao trả cho ta qua các cửa khẩu theo quy định.

6. Công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và lực lượng công an các huyện, thị tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, quản lý và làm tốt công tác hộ khẩu và việc tạm trú, tạm vắng của công dân trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; Thực hiện tốt công tác nắm tình hình, công tác điều tra cơ bản, chủ động phát hiện, đấu tranh, làm rõ, triệt phá các đường dây, cá nhân có hành vi tác động, lôi kéo, thu gom, tổ chức đón đưa người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê.

7. UBND các huyện, thị chỉ đạo chính quyền cấp cơ sở tổ chức họp thôn, xóm để tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành về pháp luật; đồng thời tổ chức cho từng hộ dân ký cam kết không vượt biên giới trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê. Quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, nhất là ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa; nghiên cứu, ứng dụng các mô hình kinh tế vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho người dân có công ăn việc làm mang tính ổn định, bền vững và có thu nhập chính đáng; đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, chủ trọng phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp khí hậu thổ nhưỡng nhằm tạo việc làm bền vững cho người dân.

8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn việc, hội viên nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật Biên giới quốc gia, thấy được những nguy cơ, rủi ro, nguy hiểm khi vượt biên trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê. Từ đó ổn định tư tưởng, yên tâm lao động sản xuất phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngay trên mảnh đất quê hương.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này./.

 

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Hoàng Anh