Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NNG

Ban hành Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

và vệ sinh môi trưng trong quá trình xây dựng các công trình

trên địa bàn thành phổ Đà Nng.

___________

ỦY BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa dổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

- Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 quy định xử phạt vi phạm hành chinh về bảo vệ môi trưng; số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 ban hành Quy chế quản lý dầu tư và xây dựng; số 172/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đi vi công trình giao thông đưng bộ; số 39/CP ngày 05 tháng 7 năm 1997 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đưng sắt; số 48/CP ngày 05 tháng 5 năm 1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; số 15/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 về xử phạt hành chính về giao thông đưng bộ;

- Xét đề nghị của Giám đốc s Tài nguyên và Môi trưng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Giám đốc các sở: Xây dựng, Giao thông - Công chính, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Công an thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã; các chủ đẩu tư, tổ chức tư vấn và xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng, vận chuyên vật liệu xây dựng, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM. UBND THÀNH PH ĐÀ NNG

KT. CH TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Hoàng Tun Anh

 

 

 

QUY ĐỊNH

Về bảo đảm trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng

các công trình trên địa bàn thành phố Đà Nng

(Ban hành kèm theo Quyết định s 06/2004/QĐ-UB

ngày 15 tháng 01 năm 2004 củaUBND thành phố Đà Nng)

____________________

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:

1. Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường tại các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố;

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có liên quan, UBND các cấp khi thực hiện chức năng quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đô thị, quản lý địa bàn theo phân cấp; các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác khảo sát, tư vấn, xây lắp, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng phải chấp hành nội dung Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 2: Trong Quy định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Công trình xây dựng: Là tất cả các công trình xây dựng mới, phá dỡ, sửa chữa, cải tạo, duy tu nâng cấp;

2. Chủ đầu tư: Là các tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình.

3. Tổ chức xây lắp: Là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập, đăng ký kinh doanh hoạt động về thi công xây dựng theo đúng quy định của pháp luật;

4. Tổ chức tư vấn: là các tố chức được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng;

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ TH

Mục I

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÂY DỰNG

Điều 3:

1. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, cải tạo khu dân cư, các công trình kinh tế, cơ sở hạ tầng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định; khi trình cấp có thấm quyền phê duyệt, trong hồ sơ dự án (trừ các công trình được nêu tại khoản 2 Điều này) phải có văn bản phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để có cơ sở thẩm định môi trường và tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án;

2. Các công trình xây dựng trụ sở, văn phòng làm việc, siêu thị, trường học, trạm xá, bến xe, nhà ga, không phải lập báo cáo đánh giá tác dộng môi trường khi xin giấy phép đầu tư;

3. Khi tiến hành phá dỡ các công trình khu dân cư, các công trình kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định.

Điều 4:

1. Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, thiết kế khi lập dự án phải khảo

sát hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, công trình trên mặt bằng thi công và các công trình lân cận để có biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng;

2. Đối với các dự án có ảnh hưởng đến môi trường, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn phải xác định các vấn đề môi trường có thể xảy ra và đề xuất các giải pháp giảm thiểu mức độ ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Các giải pháp phải xác định rõ tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện cũng như quy mô và thời gian thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thi công công trình.

Điều 5: Khi tiến hành khoan khảo sát, các dung dịch khoan, bùn đất phải được thu gom, lắng đọng để nạo vét, thu hồi và xử lý.

Điều 6: Các giải pháp thiết kế phải tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy phạm thiết kế hiện hành. Các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công phải đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường, an toàn phòng chống cháy, nổ, ô nhiễm môi trường; hạn chế sử dụng các cấu kiện chế tạo sẵn có kích thước và trọng lượng quá lớn, hạn chế vận chuyển vật liệu rời, lỏng vào nội thành.

Mục II

GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN XÂY DỰNG

Điều 7: Thông báo khởi công

1. Tất cả các công trình trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải thông báo cho UBND phường, xã biết để thực hiện việc quản lý, kiểm tra trong quá trình thi công;

2. Nội dung thông báo khởi công gồm:

a/ Văn bản của chủ đầu tư, tổ chức xây lắp thông báo khởi công công trình (theo mẫu tại phụ lục số 1 kèm theo Quy định này);

b/ Bản sao giấy phép xây dựng (đối với những công trình phải xin giấy phép xây dựng);

c/ Bản sao quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của cấp có thẩm quyền (đối với những công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ);

d/ Báo cáo tóm tắt các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường (phương án tổ chức thi công, vận chuyển và tạm chứa nguyên, nhiên, vật liệu, thu gom nước thải, phế thải xây dựng, phòng chống ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông...) của công trình trong quá trình thi công;

3. UBND phường, xã tiếp nhận thông báo khởi công của chủ đầu tư, tổ chức xây lắp và thực hiện việc xác nhận "đã thông báo" cho chủ đầu tư, tổ chức xây lắp chậm nhất trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo. Quá thời hạn trên mà UBND phường, xã không xác nhận thì chủ đầu tư, tổ chức xây lắp được quyền khỏi công xây dựng công trình.

Điều 8: Thiết kế tổ chức thi công

Trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải lập và trình duyệt thiết kế tổ chức thi công theo quy định hiện hành. Phương án thi công (gồm cả việc tháo dỡ công trình cũ nếu có) phải đảm bảo an toàn lao động cho người, máy móc thiết bị và những công trình xây dựng lân cận, công trình hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Điều 9: Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường

1. Các công trình có nhu cầu sử dụng vỉa hè, lòng đường để phục vụ thi công, chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải xin giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường theo đúng quy định;

2. Thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường được quy định như sau:

a. Sở Giao thông - Công chính:

- Cấp giấy thi công trên tuyến đường đang khai thác;

- Cấp giấy phép di dời, chặt hạ cây xanh công cộng theo thẩm quyền;

b/ Công an thành phố cấp giấy phép sử dụng tạm thời lòng đường để đậu đỗ các loại xe ô tô trong quá trình thi công công trình;

c/ Lực lượng Thanh niên xung kích thành phố cấp giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng để tập kết vật liệu xây dựng sau khi có giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền;

3. Thời gian giải quyết cấp giấy phép sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường tối đa không quá 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của chủ đầu tư, tổ chức xây lắp. Trường hợp không giải quyết được phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp giấy phép biết;

4. Khi cấp giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè nhất thiết phải dành lối cho người đi bộ phía bên ngoài rộng tối thiểu một (01) mét.

Điều 10: Đối với những công trình có giấy phép đào đường, vỉa hè do sở Giao thông - Công chính cấp thì không cần phải có giấy phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè nhưng chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải có biện pháp đảm bảo giao thông suốt trong quá trình thi công, có biện pháp che chắn, đặt biển báo, đèn báo hiệu (nếu thi công về đêm)...đảm bảo an toàn tuyệt đói cho người qua lại.

Điều 11: Các công trình thi công trên các tuyến đường đang khai thác, chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải có biện pháp tổ chức giao thông được sở Giao thông - Công chính phê duyệt.

Điều 12: Hàng rào thi công

1. Xung quanh khu đất xây dựng (trừ những mặt tiếp giáp với công trình khác và cổng vào công trình) chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải làm hàng rào ngăn cách khu vực dang thi công với bên ngoài. Hàng rào thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a/ Chiều cao hàng rào tối thiểu là 2m;

b/ Có kết cấu chắc chắn, phải kín khít, dảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo tồn tại trong suốt quá trình thi công, nếu hư hỏng phải sửa chữa, phục hồi kịp thời;

c/ Hàng rào chỉ được xây dựng trên phạm vi đất thuộc quyền sử dụng của chủ đầu tư, tổ chức xây lắp;

2. Truờng hợp công trình có chỉ giói xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, phải làm sàn che trên cao. Kết cấu sàn che phải chắc chăn để không cho vật liệu xây dựng rơi vãi xuống vỉa hè, lòng đường, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên vỉa hè, lòng đường, đảm bảo chiểu cao thông thủy tối thiếu là 4,5m cho xe cứu hỏa, cứu thương, cảnh sát, quân sự... qua lại trên đường khi có sự cố.

Điều 13: Biển báo công trường

Tất cả các công trình xây dựng (trừ nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân, công trình cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ) phải có phối cảnh công trình và biển báo (theo mẫu tại phụ lục so 2 kèm theo Quy định này) tại công ra vào công trình. Trên các tuyến đường đang khai thác phải đúng với biện pháp tổ chức giao thông dược Sở Giao thông - Công chính phê duyệt;

Điều 14: Màn che công trình

Các công trình xây dựng (trừ các công trình hè đường, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước phải có hàng rào lưới) đều phải có màn che kín trong suốt thời gian thi công và tháo dỡ công trình. Màn che phải vững chắc, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và cao hơn điểm cao nhất của phần công trình đang thi công tối thiếu 2 mét.

Điều 15: Nguồn điện thi công

Chủ đầu tư, tổ chức xây lắp sử dụng nguồn điện của thành phố hoặc điện máy phát để thi công đều phải thiết kế hệ thống điện thi công và tuân thủ các quy định về an toàn sử dụng điện. Hệ thống điện đèn bảo vệ, đèn báo phải tách riêng với mạng điện thi công.

Điều 16: Thoát nước thi công

Trên công trường phải bố trí hệ thống thoát nước thi công đảm bảo tiêu nước triệt để, không gây ngập úng trong suốt quá trình thi công. Nước thải thi công trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của thành phố phải qua hố thu, lắng đọng bùn đất, phế thải và đơn vị thi công phải nạo vét thu gom, vận chuyển đến địa điếm quy định của thành phố. Tuyệt đối không để vật liệu, phế thải xây dựng trôi vào hồ ao, kênh muông, hệ thống thoát nước chung của thành phố.

Điều 17: Cấp nước thi công

1. Chủ đầu tư, tổ chức xây lắp có nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch của thành phố để thi công phải thiết kế, thi công hệ thống cấp nước thi công đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cấp nước và tiết kiệm nước, ký hợp đồng sử dụng nước với Công ty cấp nước thành phố;

2. Chủ đầu tư, tổ chức xây lắp khi khoan giếng, khai thác nước ngầm để thi công phải được sở Tài nguyên và Môi trường cho phép và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước và UBND thành phố về quản lý và khai thác nước ngầm.

Điều 18: Nhà tạm phục vụ thi công

1. Chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải bố trí đủ nhà vệ sinh tạm thời tự hoại hoặc bán tự hoại trên công truờng hoặc hợp đồng thuê nhà vệ sinh lưu động của Công ty Môi trưòng và đô thị để phục vụ trong suốt thòi gian thi công. Khi kết thúc công trình, chủ đầu tư, tổ chức xây lắp có trách nhiệm thu dọn và xử lý toàn bộ chất thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh tạm hay nhà vệ sinh lưu động;

2. Lán trại phục vụ thi công phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

3. Lán trại, nhà vệ sinh công cộng phải được xây dựng trong phạm vi đất thuộc quyền sử dụng của chủ đầu tư, tổ chức xây lắp ở vị trí thuận tiện, đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. Sau khi thi công xong công trình, tất cả các lán trại, nhà tạm đều được tháo dỡ, thu dọn trả lại mặt bằng thông thoáng của công trình.

Điều 19: Phá dỡ công trình, chuẩn bị mặt bằng thi công

1. Trước khi phá dỡ công trình, chủ dầu tư, tổ chức xây lắp phải lập biện pháp thi công phá dỡ và trình cấp có thấm quyền thấm tra phê duyệt cùng với thiết kế kỹ thuật. Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân thực hiện phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn và vệ sinh môi trường;

2. Chủ đầu tư, tổ chức xây lắp có trách nhiệm bảo vệ cây xanh trong và xung quanh công trường. Trường hợp phải chặt, hạ dịch chuyển cây xanh phải được phép của sở Giao thông - Công chính. Đối vối cây cổ thụ thì phải được phép của UBND thành phó;

3. Nếu nghi ngờ mặt bằng thi công có bom, mìn, vật liệu nổ, chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải thuê đơn vị chuyên môn có tư cách pháp nhân thực hiện việc rà phá bom mìn, vật liệu nổ trước khi khỏi công xây dựng;

4. Trong quá trình thi công nếu phát hiện được các công trình ngầm, cổ vật.chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải dừng ngay thi công và bảo vệ hiện trường, kịp thời báo cáo cho chính quyền sở tại, các ngành chức năng liên quan biết để giải quyết.

Điều 20: Vận chuyển vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị thi công, phế thải xây dựng

1. Người điều khiển phương tiện vận tải vận chuyển vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị thi công, phế thải xây dựng (viết tắt là vận chuyên vật liệu xây dựng) có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn, trật tự giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị; phải có giấy phép vận tải ra vào thành phố do sở Giao thông - Công chính cấp;

2. Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rơi, phế thải xây dựng, bùn, đất, chất thải sinh hoạt phải được đựng, đậy kín đảm bảo không rơi vãi khi vận chuyển, hoặc phải sử dụng xe chuyên dùng để vận chuyển. Không vận chuyển quá tải trọng quy định. Các phương tiện cơ giới khi ra khỏi công trường phải được rửa sạch đảm bảo không gây bẩn ra đường phố;

3. Sau mỗi lần vận chuyển vật liệu xây dựng, chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải dọn dẹp ngay vật liệu xây dựng rơi vãi, trả lại vỉa hè, đường phố, lối đi nguyên trạng ban đầu;

4. Phế thải xây dựng được thu gom và đổ đúng nơi quy định của thành phố, không được thu gom phế thải xây dựng lẫn với các loại phế thải khác;

5. Phế thải xây dựng khi chuyển từ trên cao xuống phải có bạt che kín hoặc chuyển trong đường ống bọc kín. cấm đổ phế thải xây dựng rơi tự do từ trên cao xuống.

Điều 21: Thiết bị, công nghệ thi công:

1. Thi công đóng cọc (trừ cọc tre): Tại các nơi tiến hành xây dựng, muốn sử dụng biện pháp đóng cọc phải được Giám đốc sỏ Xây dựng chấp thuận;

2. Cấm sử dụng các thiết bị gây ồn vượt quá giới hạn tối đa cho phép, tiếng ồn tại các khu vực công cộng và dân cư theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949-1995 (phụ lục số 3). Trường hộp đặc biệt phải được Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận;

3. Trường hộp mặt bằng thi công chật hẹp, thiết bị thi công (cần cẩu, gầu xúc...) bắt buộc phải vươn ra ngoài phạm vi hàng rào thi công trong khi hoạt động và cả khi không hoạt động thì tổ chức xây lắp có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về biện pháp thi công kèm theo biện pháp an toàn lao động, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện đi lại bên dưới tầm hoạt dộng của thiết bị theo quy định của pháp luật.

Điều 22: Bồi thường thiệt hại đối với công trình liền kề và xung quanh.

1. Chủ đầu tư công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục những hư hỏng, bồi thường thiệt hại đối với công trình liền kề và xung quanh nếu nguyên nhân được xác định do thi công công trình gây ra;

2. Việc bồi thường thiệt hại do các bên tự thỏa thuận. Trường hợp không tự thỏa thuận được thì có thể khỏi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 23: Đảm bảo trật tư, trị an

1.Chủ đầu tư, tổ chức xây lắp nếu có nhu cầu cho người của mình ở lại công trường xây dựng, phải thực hiện nghiêm túc việc đăng ký tạm trú với cơ quan công an phường, xã sở tại;

2. Chủ đầu tư, tổ chức xây lắp có trách nhiệm quản lý các hoạt động của những người do mình thuê trong suốt thời gian thi công, phối hợp với công an phường, xã sở tại đảm bảo trật tự an ninh khu vực;

3. Chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải xây dựng phương án quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, thực hiện đúng các quy định về phòng chống cháy nổ, phối hợp với chính quyền sở tại đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường trong thời gian thi công.

Mục

GIAI ĐOẠN KT THÚC XÂY DỰNG,

BÀN GIAO CÔNG TRÌNH

Điều 24: Thu dọn, bản giao mặt bằng công trường

1. Chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc xây dựng, chủ đầu tư, tổ chức xây lắp phải thực hiện việc phá dỡ xong toàn bộ nhà tạm; chuyển hết vật liệu thừa, sửa chữa những chỗ hư hỏng của lòng đường, vỉa hè, cống, rãnh do quá trình thi công gây nên, dọn dẹp mặt bằng công trường để bàn giao lại cho chủ đâu tư hoặc chủ quản lý sử dụng, cơ quan quản lý chuyên ngành. Nghiêm cấm việc sử dụng nhà tạm vào mục đích khác sau khi đã kết thúc thi công;

2. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật (cáp điện, cấp nước, thoát nước hoặc các công trình khác) công trình xây dựng, duy tu cải tạo nâng cấp vỉa hè, lòng đường, ngay sau khi xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần (đối với công trình xây dựng theo tuyến) chủ đẩu tư tổ chức xây lắp phải san, lấp, dọn dẹp trả lại mặt bằng nguyên trạng, đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực;

3. Trường hợp không chấp hành việc tháo dỡ công trình tạm, chủ đầu tư, tổ chức xây lắp sẽ bị xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.

Chương III

THANH TRA, KIM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 25:

1. Tất cả các hoạt động làm trái hoặc không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ nội dung Quy định này và các quy định có liên quan của pháp luật đều coi là hành vi vi phạm và phải bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật;

2. Mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt được thực hiện theo đúng các Nghị định có liên quan quy định về việc xử phạt trong các lĩnh vực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình.

Điều 26: Tất cả các hoạt động thi công xây dựng công trình, vận chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý Nhà nước của thành phố theo từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành theo đúng nội dung trong Quy định này.

Điều 27: Trường hợp công trình có nhiều chủ đầu tư, tổ chức xây lắp tham gia, chủ đầu tư hoặc tổ chức xây lắp chính phải chịu trách nhiệm về các vi phạm do các tổ chức này gây ra.

Chương IV

T CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28: Trách nhiệm của UBND quận, huyện

1. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng để các tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện và nhân dân biết để giám sát;

2. Thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng đô thị, quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo trật tự vệ sinh môi trường trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo các lực lượng thuộc UBND quận, huyện và UBND các phường, xã thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền;

3. Chỉ đạo Đội Quy tắc đô thị quận, huyện thực hiện quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao, thường xuyên kiểm tra, phát triển kịp thời các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng trên địa bàn;

4. Thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật;

Điều 29: Trách nhiệm của UBND phường, xã

Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường, xã; lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình.

Điều 30: Trách nhiệm của sở Xây dựng

1. Hướng dẫn cho các chủ đầu tư, tổ chức xây lắp, các tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng thực hiện nghiêm túc các quy định về xây dựng;

2. Hướng dẫn nghiệp vụ cho bộ phận quản lý xây dựng, Đội Quy tắc đô thị quận, huyện trong quá trình thực hiện Quy định này;

3. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 31: Trách nhiệm của sở Giao thông - Công chính

1. Thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố; tổ chức lực lượng kịp thời quản lý, thu dọn các điểm phê thải, rác thải phát sinh trên đường phố hoặc từ các công trình xây dựng, không để tồn đọng rác, bồi lấp cống thoát nước;

2. Chỉ dạo lực lượng Thanh tra giao thông công chính phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát giao thông xử lý các hành vi vi phạm của người điều khiến phương tiện vận chuyên vật liệu xây dựng vi phạm Quy định này;

3. Cấp các loại giấy phép theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Quy định này; cấp giấy phép ra vào thành phố đối với các phương tiện vận chuyên vật liệu xây dựng để phục vụ các công trình đang thi công; phê duyệt biện pháp tổ chức giao thông đối với các công trình thi công trên các tuyên đường đang khai thác;

4. Tham gia với các ngành liên quan, chính quyền địa phương kiểm tra việc thực hiện Quy định này; chủ trì kiểm tra đối với các công trình chuyên ngành theo thẩm quyền được giao;

5. Hướng dẫn về xe chuyên dụng (thùng xe, vật liệu che phủ chống rơi vãi vật liệu xây dựng) để vận chuyển chất thải xây dựng.

Điu 32: Trách nhiệm của sở Tài nguyên và Môi trường

1. Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Quy định này, đề xuất hướng giải quyết với UBND thành phố đối với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;

2. Kiểm tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở khai thác vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng trong thành phố;

3. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Tài nguyên và môi trường thực hiện thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm về môi trường theo đúng quy định của pháp luật;

4. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án xây dựng.

Điều 33: Trách nhiệm của Công an thành phố

1. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng;

2. Cấp các loại giấy phép theo đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Quy định này;

3. Thẩm tra, xét duyệt phương án phòng cháy chữa cháy, kiểm tra việc thực hiện phương án đó và xử lý các hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình thi công;

4. Chỉ đạo Công an quận, huyện, phường, xã quản lý chặt chẽ nhân khẩu tạm trú trong quá trình thi công.

Điều 34: Lực lượng Thanh niên xung kích có trách nhiệm quản lý việc sử dụng vỉa hè theo đúng thẩm quyền được giao; cấp giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè theo đúng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Quy định này.

Chương V

ĐIU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35: Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh mới, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp và báo cáo UBND thành phố kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

UBND thành phố Đà Nẵng

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Hoàng Tuấn Anh