Sign In

QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành quy chế quản lý hành nghề tôm giống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 21-6-1994.

- Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày 25-4-1989.

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản - Nông - Lâm và Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hành nghề tôm giống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Những quyết định trước đây của UBND tỉnh QN-ĐN (cũ) trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

TM ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

NGUYỄN BÁ THANH

 

QUY CH

QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ NUÔI TÔM GING TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 6252/1998/QĐ-UB ngày 04 tháng 11 năm 1998 của UBND thành phố Đà Nẵng)

________________________

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Một số thuật ngữ sau đây được hiểu là:

1- Tôm giống bao gồm: Tôm bố mẹ tự nhiên hoặc nhân tạo, trứng của chúng; các giai đoạn ấu trùng (Nauplius, Zoea, Mysis); hậu ấu trùng và tôm có chiều dài cơ thể đến 45mm.

2- Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, điều tra thăm dò, cho đẻ, ươm nuôi, thu mua, vận chuyển, tiêu thụ tôm giống, sản xuất, mua bán thức ăn tôm, thuốc thú y thủy sản dùng cho tôm giống thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gọi là tổ chức, cá nhân hành nghề tôm giống.

3- Cơ sở hành nghề tôm giống: ao, hồ, trạm, trại, nhà cửa, vật tư, máy móc, các trang thiết bị phục vụ cho việc hành nghề tôm giống.

Điều 2: Quy chế này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tôm giống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong các lĩnh vực sau:

1- Tôm giống tự nhiên, tôm giống nhân tạo.

2- Sử dụng quỹ gen tôm bố mẹ trong các vùng nước tự nhiên.

3- Các tổ chức, cá nhân hành nghề tôm giống và các cơ sở hành nghề tôm giống.

4- Nhập tôm giống vào thành phố Đà Nẵng và xuất tôm giống ra khỏi thành phố Đà Nẵng.

5- Kiểm tra, thanh tra giống.

6- Công tác thú y thủy sản đối với tôm giống.

Điều 3: UBND thành phố Đà Nẵng thống nhất quản lý Nhà nước đối với việc hành nghề tôm giống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và phân công cụ thể như sau:

1- Sở Thủy sản nông lâm thành phố là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố lập quy hoạch - kế hoạch về chiến lược phát triển các hoạt động trong lĩnh vực tôm giống và hành nghề tôm giống.

2- Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở Thủy sản nông lâm thành phố là cơ quan đăng ký, xét duyệt và ký cấp giấy phép hành nghề tôm giống cho các tổ chức, cá nhân trong phạm vi thành phố quản lý, theo phân cấp của Bộ Thủy sản, Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và theo quy định của quy chế này.

Điều 4: Các tổ chức, cá nhân hành nghề tôm giống có các quyền lợi và nghĩa vụ sau:

1- Quyền lợi:

- Được Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ, huân luyện kỹ thuật cho cán bộ, công nhân, cho vay vốn để hành nghề tôm giống, cung ứng trang thiết bị, vật tư chuyên dùng, các loại thức ăn, thuốc phòng và trị bệnh tôm giống.

- Được giao hoặc cho thuê đất để xây dựng cơ sở hành nghề tôm giống theo luật đất đai và phù hợp với quy hoạch của thành phố.

- Được hưởng chính sách giảm, miễn thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Chất lượng hàng hóa, nhãn hiệu sản phẩm được Nhà nước bảo hộ..

- Sản phẩm làm ra đạt chất lượng được tự do mua bán, trao đổi theo chính sách lưư thông hàng hóa của Nhà nước.

- Được đăng ký và cấp các loại giấy phép hành nghề tôm giống theo quy định của pháp luật.

2- Nghĩa vụ:

- Đăng ký hoạt động và đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản.

- Phải nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật.

- Đóng góp quỹ bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Phải tuân thủ đầy đủ Luật bảo vệ môi trường, Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5: Điều kiện để hành nghề tôm giống

1- Đối với cơ sở cho đẻ, ương nuôi tôm giống (từ trứng đến các giai đoạn ấu trùng, hậu ấu trùng tôm đến 45 ngày tuổi).

a) Phải có:

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng mặt nước phù hợp với quy hoạch của thành phố.

- Nếu diện tích đất hoặc mặt nước thuê, phải có hợp đồng thuê đất hoặc thuê mặt nước được UBND xã, phường chứng thực phù hợp với quy hoạch của thành phố.

- Lao động kỹ thuật có chuyên môn được đào tạo tương xứng với yêu cầu kỹ thuật cần thiết như: kỹ sư nuôi trồng thủy sản, trung cấp nuôi trồng thủy sản hoặc công nhân lành nghề đã qua thực tế cho đẻ, ương nuôi, tôm giống có chất lượng tốt và có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng về phòng chống bệnh, dịch bệnh, thú y thủy sản do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Quy trình sản xuất bảo đảm chất lượng con giống không mang mầm bệnh, không gây dịch bệnh, không làm ô nhiễm môi trường chung quanh.

- Hệ thống bể sản xuất tôm giống gồm có: hệ thống bể chứa nước, bể lọc nước, bể tôm bố mẹ, bể đẻ, bể ương nuôi bể dự trù để cách ly tôm bệnh, phù hợp với từng cơ sở sản xuất.

- Phương tiện, trang thiết bị dùng cho sản xuất phù hợp với quy trình sản xuất giống.

- Nguồn nước mặn, nước ngọt, các yếu tố thủy lý, thủy hóa phải bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Hệ thống mương, công rãnh xả thải riêng biệt, không dùng chung với hệ thống mương, cống rãnh dùng để lấy nước ương nuôi.

- Hệ thống xử lý nước xả thải cụ thể gồm có: Hố gaz, hố xử lý nước thải, bể tự hoại đảm bảo xử lý nước thải tốt, không gây ô nhiễm.

- Bể tự hoại nằm ở vị trí cách mức nước thủy triều cao nhất tối thiểu là 100 m.

b) Nếu ương hậu ấu trùng tôm từ 15 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi trong ao đất phải đảm bảo hệ thống ao như sau:

- Cao trình đáy ao phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, hệ thống nước dùng cho ương tôm phải đảm bảo các yếu tố thủy lý, thủy hóa theo yêu cầu kỹ thuật.

c) Cấm các cơ sở hành nghề tôm giống xả nước thải trực tiếp vào biển.

2- Đối với các cơ sở mua bán thức ăn tôm, thuốc thú y thủy sản dùng cho tôm giống, phải đăng ký về số lượng, chất lượng và có đơn gởi Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để Chi cục kiểm tra, cấp giây phép hoạt động.

3- Các tổ chức, cá nhân chỉ được hành nghề tôm giống khi đã được Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp giấy phép hoạt dộng, giấy đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản và. thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về đăng ký kỉnh doanh.

Điều 6: Điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề tôm giống:

1- Đối với các tổ chức, cá nhân trong thành phố Đà Nẵng phải:

- Tuân thủ đầy đủ điều 5 tại bản quy chế này và các quy định khác có liên quan.

- Làm đơn theo mẫu quy định có xác nhận của chính quyền địa phương (xã, phường) gửi Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đà Nẵng).

- Hồ sơ đính kèm theo đơn (nếu sản xuất tôm giống);

+ Bản vẽ mặt bằng xây dựng trại tôm giống.

+ Hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước hoặc giây chứng nhận quyền sử dụng đất.

2- Đối với tổ chức, cá nhân ngoài thành phố Đà Nẵng phải:

- Tuân thủ đầy đủ điều 5 bản quy chế này và các quy định khác có liên quan.

- Có đầy đủ thủ tục hành nghề sản xuất tôm giống và giấy giới thiệu của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tĩnh, thành phố nơi đăng ký hộ khẩu.

- Làm đơn theo mẫu quy định có xác nhận của chính quyền địa phương (nơi xây trại sản xuất) gởi Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Đà Nẵng.

- Hồ sơ đính kèm theo đơn:

+ Bản vẽ mặt bằng xây dựng trại tôm giống.

+ Hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Điều 7: Thời hạn hiệu lực của giấy phép và gia hạn giấy phép:

1- Thời hạn của mỗi loại giấy phép cấp lần đầu không quá 12 tháng. 15 ngày trước khi hết hạn chủ cơ sở hành nghề tôm giống phải mang giấy phép và các giấy tờ có liên quan đến Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để gia hạn.

2- Điều kiện để được gia hạn giấy phép:

a) Cơ sở hành nghề tôm phải được Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm tra lại.

b) Tổ chức, cá nhân hành nghề tôm giống trong quá trình hoạt động không vi phạm quy chế này, không vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các văn bản thú y thủy sản.

Điều 8: Đổi giấy phép hoạt động:

Chủ cơ sở khi thay đổi nội dung hoạt động đã đăng ký hoặc cho thuê cơ sở, phải làm đơn xin đổi giấy phép, được Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm tra cơ sở trước khi đổi giấy phép mới.

Hồ sơ xin đổi giấy phép gồm:

a- Đơn xin đổi giấy phép (nêu rõ lý do, có xác nhận của chính quyền địa phương).

b) Giấy phép đã cấp cũ.

Điều 9: Hiệu lực pháp lý của các loại giấy phép dùng cho tổ chức, cá nhân hành nghề tôm giống.

1- Giấy phép cấp cho tổ chức, cá nhân, cơ sở nào chĩ có giá trị sử dụng cho tổ chức, cá nhân, hoặc cơ sở đó.

2- Giấy phép mất hiệu lực nếu các tổ chức, cá nhân hay cơ sở hành nghề tôm giống không còn hoặc không tiếp tục hành nghề tôm giống.

Điều 10: Thu hồi giấy phép hoạt động:

Tổ chức, cá nhân hoặc cơ sở hành nghề tôm giống bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:

1- Bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động.

2- Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền.

3- Giấy phép giả mạo, giấy phép bị sửa chữa, tẩy xóa.

4- Giấy phép hết hạn sử dụng, giấy phép mượn của người khác.

5- Hoạt động sai nội dung ghi trong giấy phép.

6- Cơ sở hành nghề tôm giống 6 tháng liền không hoạt động.

Điều 11: Các tổ chức, cá nhân, cơ sở hành nghề tôm giống khi được cấp giấy phép, đổi giấy phép, gia hạn giấy phép hành nghề tôm giống phải nộp lệ phí do liên Bộ Tài chính-thủy sản quy định.

Điều 12:

a) Các tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển, xuất nhập tôm giống phải báo trước đến Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đà Nẵng về thời gian, địa điểm ương nuôi: địa điểm tập kết hàng, giao hàng; chủng loại và số lượng tôm giống; số và mẫu bao thùng đựng tôm giống để Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm tra, kiểm dịch tôm giống.

- Đối với Nauplius, báo trước 12 giờ đồng hồ.

- Đối với tôm bố mẹ, báo trước 4 giờ đồng hồ.

- Đối với hậu ấu trùng tôm từ 12 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi, báo trước 48 giờ đồng hồ.

b) Tôm giống chỉ được xuất khỏi Đà Nẵng sau khi đã được Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

c) Khi nhập tôm giống vào Đà Nẵng để ương nuôi hoặc tạm lưu giữ rồi tái xuất đi phải được Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm dịch trước khi đưa vào ương nuôi hoặc tạm lưu giữ rồi tái xuất đi.

Điều 13:

- Cấm xuất nhập tôm giống ra vào thành phố Đà Nẵng trong thời gian UBND thành phố công bố có dịch bệnh tôm giống tại Đà Nẵng.

- Cấm nhập tôm giống vào Đà Nẵng từ các tỉnh, thành phố khác trong thời gian có dịch bệnh tại địa phương đó.

- Cấm nhập tôm giống đã mang bệnh từ các tỉnh khác vào Đà Nẵng.

- Cấm các hình thức giả mạo tôm giống có nguồn gốc tại Đà Nẵng như: sử dụng nhãn hiệu bao bì Đà Nẵng để đóng tôm nơi khác, hoặc sử dụng nhãn hiệu bao bì nơi khác để đóng tôm Đà Nẵng.

Điều 14: Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đà Nẵng tiến hành việc kiểm tra, thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất tại các cơ sở hành nghề tôm giống, tại các địa điểm tập kết, giao nhận tôm giống hoặc trên đường vận chuyển tôm giống.

Trường hợp kiểm tra phát hiện:

a) Tôm giống đang trong thời kỳ ủ bệnh, có khả năng phát bệnh, lây lan bệnh thì quyết định đình chỉ xuất nhập, đình chỉ sản xuất nhóm tôm giống đó cho đến khi xử lý hết bệnh.

Đối với các bệnh có tính chất lây lan mạnh, có khả năng thành dịch thì lập thủ tục hủy bỏ.

b) Cơ sở hành nghề tôm giống không bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc gây ô nhiễm môi trường phải bị đình chỉ hoạt động cho đến khi khắc phục xong tình trạng vi phạm đó.

Chương III

TCHỨC THC HIỆN

Điều 15: Sở Thủy sản - nông lâm thanh phố chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và chính quyền các cấp thuộc thành phố triển khai thực hiện nghiêm chỉnh quy chế này. Chỉ đạo, đôn đốc Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức thường xuyên các đợt thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công tác quản lý các tổ chức, cá nhân, cơ sở hành nghề tôm giống.

Điều 16: Công an thành phố và Bộ Chỉ huy Biên phòng thành phố chỉ đạo lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng phối hợp với lực lượng thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chính quyền các cấp kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm quy chế này và xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Điều 17: Sở Văn hóa-Thông tin, các cơ quan thông tấn báo chí, Đài Phát thanh - truyền hình thành phố thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và bản quy chế này.

Điều 18: UBND các quận, huyện, xã, phường có trách nhiệm:

1- Phân công cho Phó Chủ tịch hoặc trưởng ban thủy sản (nơi không có ban thủy sản là Trưởng ban kinh tế) trực tiếp phụ trách công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quản lý các cơ sở hành nghề tôm giống, các tổ chức, cá nhân hành nghề tôm giống.

2- Chủ động phối hợp thường xuyên với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quy chế này.

Điều 19: Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiến hành thu lệ phí khi cấp các loại giấy phép hành nghề tôm giống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định của liên Bộ Tài chính - thủy sản.

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ X LÝ VI PHẠM

Điều 20: Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc phát triển và quản lý nghề nuôi tôm gicíng, được động viên và khen thưởng kịp thời theo quy định của Nhà nước.

Điều 21: Tổ chức, cá nhân hành nghề tôm giống nào vi phạm quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22:

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc phát sinh, các tổ chức và cá nhân báo cáo, đề xuất với UBND thành phố (thông qua Sở Thủy sảnnông lâm) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.