• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 19/10/2000
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Số: 18/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 19 tháng 10 năm 2000

CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

V/v đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em

_________________

Những năm gần đây, việt triển khai thực hiện Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục (BVCSGD) trẻ em và Chương trình hành động quốc gia Vì trẻ em giai đoạn 1991-2000 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Việc chăm lo đời sống văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em từng bước được cải thiện và có nhiều tiến bộ cả về nhận thức, tổ chức và kết quả thực hiện. Tuy nhiên, ở một số địa phương trên địa bàn thành phố còn thiếu các điều kiện về cơ sở, trang thiết bị để tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em; nội dung và hình thức hoạt động còn đơn điệu, kém hấp dẫn và chưa phù hợp. Bên cạnh đó, trên thị trường còn lưu hành một số sản phẩm văn hóa và đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và sự phát triển lành mạnh của trẻ em, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Nguyên nhân của tồn tại nêu trên một phần là do còn khó khăn về kinh tế, mặt khác cũng do sự quan tâm chưa đầy đủ, sự phối hợp thiếu đồng bộ của các ngành, các cấp, các đoàn thể, giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí của trẻ em.

Ngày 24 tháng 01 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em. Để triển khai Chỉ thị của Thủ tưởng Chính phủ và thực hiện thắng lợi mục tiêu chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em của chương trình hành động vì trẻ em thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2005, Chủ tịch UBND thành phố chỉ thị:

1- Sở Văn hóa - Thông tin:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các quận, huyện xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể các cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em giai đoạn 2001-2005 để trình UBND thành phố phê duyệt. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở, hướng dẫn nội dung hoạt động văn hóa thông tin phục vụ trẻ em trên mọi địa bàn, đặc biệt là ở cơ sở, theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chỉ đạo các cơ sở văn hóa nghệ thuật, thư viện, rạp chiếu bóng dành ít nhất 20% thời gian sử dụng phục vụ cho trẻ em với nội dung và chương trình phù hợp. Mở rộng các hình thức, nội dung bồi dưỡng các lớp năng khiếu văn hóa nghệ thuật cho trẻ em.

- Tăng cường quản lý và kiểm tra các hoạt động kinh doanh các sản phẩm văn hóa và dịch vụ văn hóa, nhằm ngăn chặn việc kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có ảnh hưởng xấu đến nhân cách, sức khỏe của trẻ em.

2- Sở Thể dục - Thể thao:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, các đoàn thể và các tổ chức xã hội đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong nhân dân, đặc biệt quan tâm chú trọng đối tượng thanh thiếu niên; tổ chức các lớp năng khiếu và đào tạo tài năng thể thao trẻ.

- Cân đối kế hoạch kinh phí sự nghiệp hàng năm để ưu tiên đầu tư trang thiết bị thể dục thể thao cho các điểm vui chơi, rèn luyện thể dục thể thao cho trẻ em tại cơ sở.

3- Sở Giáo dục - Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan sắp xếp bố trí đủ số lượng giáo viên dạy thể dục thể thao, âm nhạc, mỹ thuật ở các trường mầm non, phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch và tăng cường các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả dạy học các môn thể dục, năng khiếu, thẩm mỹ. Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh các phong trào văn thể mỹ.

4- Đề nghị Thành Đoàn Đà Nẵng chỉ đạo, hướng dẫn tô chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí trong hệ thống nhà thiếu nhi từ thành phố đến cơ sở. Chỉ đạo xây dựng lực lượng phụ trách các hoạt động vui chơi, giải trí cho thiếu nhi ở các trường học và cơ sở.

5- Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thông tin và Công ty Công viên Cây xanh thành phố có kế hoạch ưu tiên giảm giá vé nhằm tạo điều kiện cho trẻ em đến tham quan các khu bảo tồn, bảo tàng và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tại các công viên, các điểm vui chơi và các khu du lịch do đơn vị quản lý.

6- Sở Địa chính - Nhà đất và Sở Xây dựng căn cứ chức năng nhiệm vụ thẩm tra tổng mặt bằng quy hoạch, quản lý quy hoạch được duyệt, lập thủ tục trình UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt để làm cơ sở giao đất xây dựng khu vui chơi cho trẻ em.

7- Ủy ban nhân dân các quận, huyện:

- Căn cứ Quyết định 4327/QĐ-UB ngày 28 tháng 7 năm 1998 của UBND thành phố về việc phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng khu vui chơi giải trí cho trẻ em các quận, huyện để xây dựng quy hoạch phát triển các khu hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao gắn với các khu dân cư và các trường học trong quy hoạch phát triển của địa phương.

- Huy động mọi nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa để đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp đồng bộ các cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho trẻ em ở các địa phương, ưu tiên các vùng khó khăn. Trong việc huy động nguồn lực cần ưu tiên trích một phần thu từ nguồn lao động công ích hàng năm của địa phương để hỗ trợ xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

- Chủ trì, phối hợp với Mặt trận cùng cấp và các đoàn thể xã hội chỉ đạo phát triển đa dạng các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

8- Khuyên khích các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và các cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí, thế dục thể thao cho trẻ em, theo chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.

9- Sở Tư pháp thành phố chủ trì, phối hợp với ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em thành phố và các cơ quan có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

10- Báo Đà Nẵng, Báo Công an thành phố Đà Nẵng, Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng dành thời lượng thích đáng với nội dung và hình thức phù hợp cho các chương trình phục vụ trẻ em; chú trọng tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tuyên truyền, phổ biến các hình thức vui chơi, giải trí, các sản phẩm văn hóa, đồ chơi có ích cho sự phát triển về tri thức, đạo đức, thẩm mỹ của trẻ em.

11- Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho úy ban nhân dân thành phố.

Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Hoàng Long

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.