• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/1997
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Số: 1833/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 6 năm 1997

QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành Bản quy định các hình thức quản lý thực hiện

dự án đầu tư và xây dựng

___________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21-6-1994;

- Căn cứ Nghị định 42/CP ngày 16-7-1996 của Chính phủ vê việc ban hành điêu lê quản lý đầu tư xây dựng;

- Căn cứ Thông tư số 04/TT-LB ngày 10-9-1996 của Liên bộ. Bộ Xây dựng - Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Điều lê quản lý đàu tư - xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42/CP của Chính phủ;

- Căn cứ Thông tư số 18/BXD-VKT ngày 10-6- 1995 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc thực hiên các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư và xây dựng;

- Xét đề nghị của đông chí Chánh Văn phòng UBND và Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định các hình thức quản lý thực hiên dự án đàu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1-7-1997.

Điều 3: Giao cho Văn phòng UBND thành phố giủp UBND thành phố theo dõi và quản lý hoạt động của các chủ nhiệm điều hành dự án và Ban quản lý dự án trên địa bàn thành phố.

Điều 4: Các ông, bà Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch .UBND các quận, huyện thuộc thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

-  

TM. UBND LÂM THỜI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH

ã ký)

 

Nguyễn Bá Thanh


 

BẢN QUY ĐỊNH

Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng

(Ban hành kèm theo Qụyết định số1833/QĐ-UB ngày 30-6- 1997 cùa ủy ban Nhân dân Lâm thời thành phố Đà Nẵng)

_________________

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Giải thích từ ngữ

1- “Dự án đầu tư” là một tập hợp những đê xuất vê việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo nhứng đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng vê số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.

2- “Công trình xây dựng” là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động.

Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiêu hạng mục công trình nằm trong dây chuýên công nghê đông bộ, hoàn chinh (có tính đến việc hợp tác sản xuất) để làm ra sản phẩm cuối cùng nêu trong dự án.

3- “Quản lý đầu tư và xây dựng” là quản lý Nhà nước vê quá trình đầu ịư và xây dựng từ bước xác định dự án đầu tư để thực hièn đầu tư và cả quá trình đưa dự án vào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đă định.

Chương II

HÌNH THỨC CHỦ NHIỆM ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN

Điều 2: Những yêu cầu đổi với hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: Đối với mỗi dự án nhóm A hoặc B đêu phải có chủ nhiệm điều hành dự án và Ban quản lý dự án đảm nhiệm công tác tổ chức quản lý thực hiên dự án.

1- Chủ nhiệm điều hành dự án là người duy nhất chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và chịu sự kiểm tra, giám sát toàn diện của chủ đầu tư trong mọi hoạt động quản lý vê quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cũng như kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Trường hợp Chủ đàu tư dồng thời là Chủ nhiệm điều hành dự án thì các hoạt động trên phải chịu sự kiểm tra giám sát của tổ chức cấp trên trực tiếp của Chủ đầu tư.

2- Chủ nhiệm điều hành dự án phải là người có trình độ đại học trở lên (kỷ sư xây dựng, kinh tế xây dựng hoặc kỹ sư công nghê thuộc chuyên ngành của dự án) có nàng lực và kinh nghiệm thực tế quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc chuyên ngành xây dựng hoặc ỏ các doanh nghiệp với thời gian công tác trên 10 năm đôi với dự án nhóm A hoặc trên 5 năm đối với nhóm B và Chủ nhiệm điều hành dự án khu vực.

3- Chủ nhiệm điều hành dự án tự tổ chức lực lượng có đủ năng lực trong Ban Quản lý dự án để thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư.

Điều 3: Kinh phí quản lý của hlnh thức Chủ nhiệm điều hành dư -án. Được áp dụng theo quy định tại Quyết đinh số 50l?,BXD-VKT ngày 18-9- 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, v/v ban hành chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư - xây dựng.

Điều 4: Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án khu vực và Ban Quản lý dự án khu vực:

1- Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với:

- Các dự án nhóm c thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc TP.

- Các dự án nhóm c của các chuyên ngành Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi v.v...

- Một số dự án nhóm B khi được UBND thành phố cho phép.

2- Nhiêm vụ quyền hạn của chủ đầu tư:

a) Thực hiện đầy đủ các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của chủ đầu tư được ghi trong Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16-7-1996 của Chính phủ.

b) Giám sát việc tuyển chọn nhà thầu của chủ nhiêm Điều hành dự án, tiếp nhận và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

c) Khi thay đổi Chủ đầu tư thì người mới thay thế phải thừa kế toàn bộ công việc đầu tư của Chủ đầu tư trước và phải chịu trách nhiệm ve phần công việc đầu tư đă tiến hành trong thời gian đương nhiệm.

d) Chủ đàu tư chiu trách nhiệm vê việc đền bù và giải tỏa mặt bằng xây dựng, trước khi giao mặt băng cho đơn vị thi công. Chủ đầu tư có thể ủy quyền cho Chủ nhiệm điều hành dự án việc giải quyết các thủ tục đất đai, tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt băng, xin giấy phép xây dựng và khai thác tài nguyên (nếu có).

đ) Chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi tiến độ và tham gia nghiệm thu những khối lượng công trình khuất và toàn bộ công trình khi kết thúc xây dựng công trình.

e) Chủ đầu tư phải theo dõi thường xuyên, và chặt chẽ việc sử dụng vốn của Chủ nhiêm điều hành dự án, kịp thời đình chi các khoản thanh toán không đúng quy định hiện hành của Nhà nước, bảo đảm kinh phí của dự án được thực hiện trong phạm vi tổng dự toán được duyệt và kế hoạch vốn được phân bổ hằng năm, nếu có phát sinh hơn quy định thì phải được UBND thành phố phê duyệt.

g) Sau khi nhận bàn giao công trình Chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác, sử dụng năng lực công trình, đồng bộ hóa tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý; nhằm phát huy đây đủ các chi tiêu kinh tế kỹ thuật đê ra trong dự án.

h) Chủ đầu tư có trách nhiêm thu hồi và hoàn trả vốn đầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn.

3- Nhiệm vụ của Chủ nhiệm điều hành dự án khu vực:

a) Thay mặt Chủ đfâu tư tổ chức tuyển chọn tư vấn, đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị để làm các công việc:

- Điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư (nếu được chủ đầu tư ủy quyền).

- Khảo sát thiết kế, lập tổng dự toán, dự toán công trình, iập hồ sơ mời thìâu (xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị) , giám sát kỹ thuật xây dựng, nghiệm thu bộ phận hoặc toàn bộ công trinh thuộc dự án đầu tư.

- Lập hồ sơ mời thầu mua sắm vật tư, thiốt bị, giám sát chất lượng và số lượng vật tư, thiết bị.

b) Thay mặt chủ đầu tư ký kết hợp đồng xây lắp, mưa sắm vật tư thiết bị, trợ giúp kỹ thuật và quản lý khai thác dự án (nếu có) với các đơn vị trúng thầu để thực hiện nhiệm vụ thi công xây lắp công trình và các nhiệm vụ khác đã được ký -kết hợp đồng.

Các bản hợp đồng kinh tế sau khi-ký kết phải được chuyến đến Chủ đầu tư 1 bản (bản gốc) để theo dõi.

c) Chuẩn bị hồ sơ để Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật, được dự toán và giao các hồ sơ thiết kế dược duyệt cho các đơn vị trứng thầu.

d) Quản lý chặt chẽ kinh phí của dự án trong tong dự toán được duyệt theo đúng các qui định hiện hành của Nhà nước; khi tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục tăng phải báo cáo kịp thời cho Chủ đầu tư và chủ động trình UBND thành phố xem xét quyết đinh.

đ) Theo dõi, kiểm tra, nghiệm thu và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, trực tiếp nhận vốn từ cơ quan cấp vốn để thanh toán theo phiếu giá công trình cho các tổ chức nhận thầu xây lắp theo hợp đồng đă ký kết ;

Làm việc với các cơ quan chức năng để giải quyết các chế độ chính sách, định mức, đơn giá (nếu có);

e) Giúp Chủ đầu tư lập và thực hiện kế hoạch huy động và sử dụng vốn <fâu tư, kế hoạch tài chính của dự án ;

g) Giúp chủ đầu tư hoặc được Chủ đầu tư giao giải quyết các thủ tục đất đai, tổ chức thực hiên đền bù, giải phóng mặt bằng, xin giấy phép xây dựng và khai thác tài nguyên (nếu có);

h) Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình, đưa vào khai thác sử dụng theo quy định hiện hành theo hợp đồng đă ký kết; khi nghiệm thu những khối lượng công trình khuất và toàn bộ công trình phải mời chủ đầu tư.

i) Lập báo cáo hàng tháng, hàng quý cho chủ đau tư vê khôi lượng thực hiện và kinh phí tạm ứng cho từng công trình.

Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hằng năm, báo cáo quyết toán cho Chủ đầu tư khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng để Chủ đầu tư trình duyệt theo quy định hiện hành.

4- Ban Quản lý dự án trong hình thức này là một tổ chức sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, cỏ trách nhiêm tiếp nhận vốn qua cơ quan cấp vốn để thanh toán cho các tổ chức tư vấn, xây lắp, cung ứng vật tư, thiết bị...

Điều 5: Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án đồng thời là chủ đâu tư:

1“ Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các dự án nhóm A, B thuộc linh vực kỹ thuật hạ tang đô thị, câu, đường, hoặc một số dự án chưa xác định được Chủ đầu tư ngay từ đầu.

2- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và Chủ nhiệm điều hành dự án:

Thực hiện các nhiêm vụ và quyền hạn của Chủ đầu tư và Chủ nhiệm điều hành dự án như ở hình thức 1: Chủ nhiệm điều hành dự án khu vực.

Chương III

HÌNH THỨC CHỦ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ

THỰC HIỆN DỰ ÁN

Điều 6: Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án áp dụng đối với các trường hợp sau:

1- Dự án nhóm c thuộc các doanh nghiệp Nhà nước.

2- Một số các dự án cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất thuộc nhóm B của các doanh nghiệp.

3- Các dự án có tổng dự toán công trinh ít hơn 300 triệu dồng bao gồm:

- Dự án đầu tư công trình giao thông nông thôn.

- Dự án đầu tư công trình CSHT kinh tế, xă hội của các quận, huyện thuộc các linh vực do Nhà nước và nhân dân cùng góp vốn đầu tư.

4- Các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất XDCB do thành phố phân bổ cho các sở, ban, ngành, quận, huyện có tổng dự toán công trình dưới 300 triệu dông.

5- Các dự án đầu tư bàng các ngùôn vốn chương trình quốc gia, vốn ủy quýên của các Bộ, ngành Trung ương.

6- Một số dự án mưa sắm vật tư, thiết bị chuyên dùng ở các doanh nghiệp hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc thành phố.

Điều 7: Với hình thức này, Chủ đầu tư sử dụng bộ máy hiện

có của mình để tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư, không thành lập Ban Quản lý dự án riêng.

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý hoặc cử cấp phó giúp việc thay mặt mình thực hiện việc quản lý dự án. Bộ phận giúp Chủ đau tư thực hiện nhiệm vụ bao gôm những cán bộ nhiệp vụ kiêm nhiêm hoặc chuyên trách để tổ chức, theo dõi và quan hệ với tổ chức tư vấn và các bên có liên quan trong quá trình thực hiện dự án.

Sau khi Chủ đầu tư ký kết hợp đồng với đơn vị trúng thầu xây lắp, mua sấm vật tư, thiết bị và các công việc có liên quan khác, việc giám sát, quản lý quá trình thi công bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình vẫn do tổ chức tư vấn đảm nhận.

Điều 8: Nhiệm vụ cụ thể của Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện:

1- Ký kết hợp đông vđi tổ chức tư vấn xây đựng để thực hiện các công việc sau:

a) Điều tra khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng.

b) Khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán công trinh xây dựng.

c) Lập hồ sơ mời thâu xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị.

d) Giám sát kỹ thuật xây dựng, nghiệm thư khôi lượng và chất lượng công tác xây dựng.

đ) Kiểm định chất lượng xây dựng công trình (kiểm định toàn bộ hoặc bộ phận công trình); kiểm định chất lượng và số lượng thiết bị công nghệ lắp đặt.

e) Lập dự toán chi tiết, lập phiếu giá công trình theo hợp đông xây lắp đă ký tên.

g) Kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư.

h) Trợ giúp kỹ thuật và quản lý khai thác dự án (vận hành trong thời gian đầu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và quân lý khai thác dự án đối với các dự án sản xuất kinh doanh, tăng cường năng lực điều hành và phát triển dự án).

Trong trường hợp Chủ đầu tư có đủ năng lực và được cấp quyết định đầu tư cho phép thì có thể tự tổ chức thực hiện một số công việc đă nèu trên đây (từ điểm 1.1 đến 1.8) nhưng phải đảm bảo chất lượng các công việc theo quy định của Nhà nước. Kinh phí cho những công viêc này được tính theo quy định như đối với các công việc phải thuê tư vấn tương ứng.

2- Tổ chức đấu thầu và ký hợp dồng cung ứng vật tư, thiết bị và thi công xây lắp với các đơn vi trúng thầu.

3- Trình cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt các dự án, hồ sơ thiết kế kỹ thuật tổng dự toán.

4- Lập và thực hiên kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư, kế hoạch tài chính của dự án.

5- Giải quyết các thủ tục đất đai, tổ chức thực hiện dên bù giải phóng mặt bầng, xin giấy phéo xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có).

6- Theo dõi, kiểm tra và thanh quyết toán các hợp dòng kinh tế, thanh toán có phiếu giá theo hợp đồng và ký kết cho các tổ chức nhận thầu xây lấp.

7- Theo dõi, kiểm tra hoạt động của tổ chức tư vấn xây dựng.

Làm việc với các cơ quan chức năng Nhà nước để giải quyết các vấn đề định mức, đơn giá, dự toán và các chế độ, chính sách (nếu có).

8- Tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào ldiai thác sử dụng.

9- Lập báo cáo thực hiên vốn đầu tư hàng năm, quyết toán vôh đầu tư khi dự án hoàn thành.

Điều 9: Quyền hạn của Chủ đầu tư:

1- Được mở tài khoản theo quy định hiện hành của Nhà nước và được sử dụng con dấu của Chủ đầu tư (không sử dụng con dấủ riêng).

2- Có quyền từ chối việc thanh toán các hợp đồng tư vấn xây lắp, vật tư, thiết bị, nếu không bảo đảm chất lượng, số lượng theo hợp đồng;

3- Đình chi việc thực hiện các công việc xây dựng nếu chất lượng thi công xây lắp không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và không đảm bảo yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt và phải chiu hoàn toàn trách nhiệm vê việc đình chi của mình. Đồng thời với việc đình chi phải báo cáo ngay bàng vàn bản cho UBND thành phố biết để kịp thời xử lý.

Điều 10: Kinh phí quản lý thực hiện dự án của hình thức Chủ đau tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án:

Được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 501/BXD-VKT ngày 18-9-1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, vê việc ban hành chi phí thẩm đinh và tư vấn xây dựng.

Ngoài các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư - xây dựng như nêu trên khi áp dụng hình thức: Chìa khóa trao tay; tự làm cần thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 18/BXD-VKT ngày 10-6-1995 của Bộ Xây dựng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11: Tất cả các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn Nhà nước, cơ quan có thẩm quỳền quyết định đầu tư sẽ xác định chủ đầu tư và hình thức tổ chức thực hiện dự án ghi trong quyết định phê duyệt dự án khả thi.

Điều 12: Bản quy đinh này được áp dụng đối với các dự án đau tư và xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách thành phố, vốn các chương trình quốc gia, kinh phí ủy quyền của các Bộ, ngành Trung ương, vốn của các doanh nghiệp thuộc thành phố.

Điều 13: Đối với các Ban quản lý công trình đả thành lập trước đây, nay không đung với quy định này phải chuyển sang hình thức quản lý mới cho phù hợp. Giao cho Văn phòng UBND

thành phố giúp UBND thành phố theo dõi và quản lý hoạt động của các Chủ nhiệm điều hành dự án và Ban quản lý dự án trẽn địa bàn thành phố.

Điều 14: Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-1997. Các quy định trước đây có nội dung trái với quy định này đêu không có hiệu lực.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Bá Thanh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.