Sign In

 

QUYẾT ĐỊNII CỦA UBND TỈNH HÀ GIANG

V/v đóng cửa rừng tự nhiên và giải quyết

nhu cầu Lâm sản trên địa bàn Tỉnh

----------

 

UỶ BAN NIIÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

 

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND công bố ngày 21/6/1994

- Căn cứ vào Luật bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 19/8/1991

- Căn cứ vào Chỉ thị số 286/TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tư­ớng Chính phủ về việc tăng cư­ờng các biện pháp cấp bách để bảo vệ phát triển rừng.

- Căn cứ kết luận phiên họp UBND Tỉnh tháng 5 năm 1996 về tình hình bức xúc của việc quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhằm nâng cao độ che phủ của rừng, bảo vệ môi trư­ờng sinh thái.

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Nay đóng cửa các loại rừng như­ sau :

1. Rừng tự nhiên: Rừng đặc dụng, Rừng phòng hộ

2. Các loại v­ườn rừng thuộc khoanh nuôi, bảo vệ, rừng trồng kinh doanh chư­a đến tuổi khai thác.

3. Nghiêm cấm việc chặt phá rừng, phát đốt rừng làm n­ương rẫy, khai thác cây tươi, gỗ lớn, tứ thiết làm củi bán ra thị tr­ường và săn, bẫy, bắt động vật rừng, cấm các nhà hàng kinh doanh các món ăn từ động vật rừng.

Điều II: Điều chế rừng và giải quyết nhu cầu lâm sản:

2.1- Đối với rừng trồng sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp (gồm rừng của quốc doanh và tập thể hợp tác xã, hộ gia đình) được khai thác khi rừng đủ tuổi khai thác. Trư­ớc khi khai thác rừng phải có qui hoạch, kế hoạch, thiết kế, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt, trong quá trình khai thác rừng đ­ược tận thu, tận dụng cành, ngọn để làm củi đun. Khai thác xong phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nh­ư: Trồng rừng mới, chăm sóc rừng, nuôi tái sinh, quản lý bảo vệ rừng.

2.2- Đối với v­ườn rừng trồng của nhân dân:

- Đư­ợc khai thác tre, vầu, nứa trong vườn rừng trồng để làm nguyên liệu giấy và chế biến đũa tre, nứa bổ thanh, tăm mành, bột giấy. Tre, vầu, nứa (phải đủ tuổi khai thác). Trư­ớc khi khai thác phải đ­ược kiểm tra, xác minh cụ thể từng hộ có vư­ờn rừng trồng. Việc xác minh do cơ quan Kiểm lâm, Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND xã và chủ rừng, thực hiện.

- Đối với rừng trồng lấy gỗ được tỉa thưa theo đúng qui trình kỹ thuật và được sử dụng những sản phẩm sau tỉa thưa rừng.

2.3- Đối với các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong tỉnh có nhu cầu sử dụng gỗ để xây dựng cơ bản như­: Làm nhà, làm cầu, đồ gia dụng, nội thất... chỉ được phép thu mua khai thác sử dụng gỗ ở rừng trồng trong vườn rừng của hộ gia đình đã được giao đất, giao rừng quản lý. Như­ng gỗ phải đủ tuổi khai thác. Trước khi khai thác phải được xác minh và thiết kế khai thác và được cấp phép.

Việc xác minh do ngành Kiểm lâm chịu trách nliệm phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND xã sở tại và chủ rừng thực hiện. Riêng thiết kế khai thác do chủ rừng tiến hành lập hồ sơ thiết kế - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp trình UBND tỉnh.

2.4- Tr­ường hợp đặc biệt bức xúc cần thiết về nhu cầu sử dụng gỗ nhóm: (1,2,3) với khối lư­ợng: Dưới 50 m3 (năm mươi), UBND tỉnh phê duyệt cho tận thu, tận dụng những cây gỗ bị đổ, bị chết... Ngành Kiểm lâm có trách nhiệm xác minh cụ thể lý lịch từng cây, từng khu vực, có sự chứng kiến của UBND xã sở tại và chủ rừng. Trên 50 m3 (năm mươi), phải được UBND tỉnh trình Chính phủ cho phép. Trước khi khai thác phải được quy hoạch từng khu rừng cụ thể và phải tiến hành thiết kế khai thác theo phương thức chặt chọn.

Điều III: Các chủ rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi quản lý của mình, nếu rừng bị chặt phá, suy giảm phải chịu trách nhiệm về hậu quả gây ra theo qui định của pháp luật.

Điều IV: Các ngành chức năng của Tỉnh: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các ngành khác có liên quan, phối hợp chặt chẽ với UBND các Huyện, thị xã có rừng, thư­ờng xuyên kiểm tra, giám sát, h­ướng dẫn các chủ rừng tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Mọi tổ chức và cá nhân vi phạm phá rừng, phát rừng làm nư­ơng rẫy, khai thác vận chuyển, buôn bán, tàng trữ lâm sản, săn, bẫy, bắt động vật rừng, kinh doanh món ăn từ động vật rừng đều coi là hành vi, vi phạm pháp luật và phải được xử lý nghiêm minh theo luật định.

Điều V: Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Công an Tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các chủ quản lý rừng, chủ dự án 327, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/1997, mọi quy định trư­ớc đây trái với quyết định này đều bãi bỏ. Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc báo cáo ngay về UBND Tỉnh để xem xét giải quyết./.

UBND tỉnh Hà Giang

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Triệu Đức Thanh