• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 05/10/2022
  • Ngày hết hiệu lực: 23/10/2023
HĐND TỈNH HÀ GIANG
Số: 15/2022/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Giang, ngày 23 tháng 9 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

Quy định nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục, lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang

__________________

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

KHÓA XVIII – KỲ HỌP THỨ CHÍN (CHUYÊN ĐỀ)

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Xét Tờ trình số 84/TTr-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc đề nghị ban hành Nghị quyết Quy định nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục, lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-BPC ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận nhất trí của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, phương án, kế hoạch trong hoạt động thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2. Đối tượng áp dụng: Nghị quyết này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 2. Nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

1. Nội dung hỗ trợ

a) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Điều 2 Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang và khoản 4, Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP).

b) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 9 Điều 5 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH) và thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT).

c) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025: Thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và khoản 1, Điều 11 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 03 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây viết tắt là Thông tư số 15/2022/TT-BTC).

2. Mẫu hồ sơ dự án/kế hoạch liên kết: Thực hiện theo Phụ lục I (Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04, Mẫu số 05) kèm theo Nghị quyết này.

3. Trình tự thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết

a) Khảo sát, xây dựng dự án, kế hoạch liên kết

Đơn vị chủ trì liên kết phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến triển khai dự án để xây dựng dự án, kế hoạch liên kết theo (Phụ lục I) ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Trên cơ sở kết quả khảo sát và ý kiến thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

b) Thẩm định và phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết

b1) Trường hợp dự án, kế hoạch liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (Đối với các dự án, kế hoạch liên kết sản xuất được thực hiện trong phạm vi địa bàn từ 2 huyện, thành phố trở lên hoặc đối với các dự án, kế hoạch liên kết sản xuất do đơn vị cấp tỉnh được giao vốn)

Bước 1: Đơn vị chủ trì liên kết gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 của điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan chủ trì) thông qua Trung tâm phục vụ hành chính công trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chủ trì căn cứ vào tính chất, quy mô của dự án tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc cho Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án, kế hoạch liên kết, lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh; các sở ngành có liên quan và mời chuyên gia độc lập tham gia (nếu cần thiết).

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Hội đồng tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện, Cơ quan chủ trì trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Cơ quan chủ trì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b2) Trường hợp dự án, kế hoạch liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị do cấp huyện phê duyệt (Đối với các dự án, kế hoạch liên kết sản xuất thực hiện trong phạm vi địa bàn huyện, thành phố)

Bước 1: Đơn vị chủ trì liên kết gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 của điều này đến Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế (cơ quan chủ trì) thông qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chủ trì căn cứ vào tính chất, quy mô của dự án tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc cho Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế; các thành viên là lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện: Tài chính - Kế hoạch, Lao động Thương binh và Xã hội, Dân tộc, Văn phòng điều phối Nông thôn mới huyện; các phòng, ban chuyên môn và chuyên gia độc lập (nếu cần thiết).

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Hội đồng tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện, Cơ quan chủ trì tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Cơ quan chủ trì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 3. Nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, phương án trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng

1. Nội dung hỗ trợ

a) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 5 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH và Điều 5 Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT.

b) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025: Thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.

2. Mẫu hồ sơ: Thực hiện theo Phụ lục II (Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04) kèm theo Nghị quyết này.

3. Trình tự thủ tục lựa chọn dự án, phương án

a) Xây dựng dự án, phương án: Cộng đồng dân cư phối hợp, thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến triển khai dự án để xây dựng dự án, phương án theo Phụ lục II kèm theo Nghị quyết này.

b) Thẩm định và phê duyệt dự án, phương án

Bước 1: Cộng đồng dân cư (Tổ trưởng, Nhóm trưởng) gửi 01 bộ hồ sơ theo Phụ lục II đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến triển khai thực hiện dự án, phương án.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp hồ sơ gửi đến Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế (cơ quan chủ trì) thông qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chủ trì tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Tổ thẩm định hồ sơ và Bộ phận giúp việc cho Tổ thẩm định. Tổ trưởng là lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế; thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, phương án sản xuất của cộng đồng, đại diện lãnh đạo phòng, ban có liên quan; chuyên gia hoặc người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng bình chọn (nếu cần thiết).

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổ thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Cơ quan chủ trì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 4. Nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự thủ tục trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ

1. Nội dung hỗ trợ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết này, trên cơ sở đã xem xét khả năng áp dụng hình thức hỗ trợ nhưng không huy động được sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác hoặc không có đề xuất từ cộng đồng dân cư; hoặc dự án hỗ trợ người dân đang chịu thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; dự án, mô hình cho các nhóm đối tượng yếu thế; hỗ trợ sản xuất gắn với củng cố quốc phòng an ninh, bình đẳng giới; mô hình ứng dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới.

2. Mẫu hồ sơ: Thực hiện theo Phụ lục III (Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03) kèm theo Nghị quyết này.

3. Trình tự, thủ tục lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ

a) Xây dựng, phê duyệt dự án

Cơ quan được bố trí kinh phí để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giao cho cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì thực hiện dự án tiến hành khảo sát, xây dựng dự án, bao gồm: tên đơn vị đề xuất dự án, loại mô hình, mục tiêu, đối tượng tham gia, thời gian triển khai, địa bàn thực hiện, nội dung, kinh phí, kế hoạch triển khai theo (Mẫu số 01 tại Phụ lục III); trình Thủ trưởng cơ quan được bố trí kinh phí quyết định phê duyệt dự án.

b) Lựa chọn đơn vị đặt hàng

Căn cứ quyết định phê duyệt dự án, cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì dự án hỗ trợ phát triển sản xuất quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quản lý cấp trên và nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác đủ điều kiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.

c) Ký hợp đồng đặt hàng hoặc quyết định giao nhiệm vụ

Căn cứ kết quả lựa chọn đơn vị đặt hàng cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ký hợp đồng đặt hàng với bên nhận đặt hàng (Mẫu số 02 tại Phụ lục III) hoặc quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng với bên được giao nhiệm vụ, đặt hàng (Mẫu số 03 tại Phụ lục III).

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Nghị quyết được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật mới thì sẽ áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Kỳ họp thứ Chín (Chuyên đề) thông qua ngày 23 tháng 9 năm 2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 10 năm 2022./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Thào Hồng Sơn

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.