• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 26/12/2005
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
Số: 23/2005/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 26 tháng 12 năm 2005

CHỈ THỊ

V/v tăng cường công tác quản lý Nhà nước
đối với hoạt động ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân

Những nãm qua, hệ thống Ngân hàng lỉnh Hải Dương không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Đến cuối năm 2005, trên địa bàn tỉnh đã có mặt gần như đầy đủ các loại hình hoạt động tín dụng tại Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh là đơn vị quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trên địa bàn và 75 tổ chức tín dụng gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng phát triển Nhà ĐBSCL, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng cổ phần Sài Gòn thương tm, Ngân hàng cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Trung ương chi nhánh tỉnh và 66 QTDND cơ sở. Kết quả hoạt động của ngân hàng Hải Dương những năm qua không ngừng tăng trưởng trong tất cả các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với chất lượng ngày càng cao hơn, cung ứng các dịch vụ ngân hàng ngày càng hiện đại và hiệu quả hơn, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu chính đáng của nhân dân và nền kinh tế. Vốn tín dụng thường chiếm tỷ trọng từ 40-60% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của xã hội góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có được kết quả trên, trước hết là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Cấp uý, chính quyền các cấp trong tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các Ban, Ngành, Đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân trong tỉnh và nhất là sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ, nhân viên trong toàn ngành ngân hàng Hải Dương. Tuy vậy, bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong công tác chỉ đạo và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, đó là:

Hoạt động của các các TCTD trên địa bàn những năm gần đây gặp nhiều khó khãn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa lại, nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng đến khả năng an toàn cho ngân hàng va nền kinh tế; các vãn bản về cơ chế chính sách đôi khi chưa được triển khai đồng bộ và kịp thời; hệ thống các QTDND chưa chuẩn hoá cán bộ theo Quyết định 1489 của ƯBND tỉnh, trong hoạt động còn mang tính gia đình chủ nghĩa, không tuân thủ nguyên tắc và điều lệ quy định, chất lượng hoạt động chưa được nâng cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; công tác thu hồi nộ khó đòi ở nĩột số TCTD gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý nhà nước về ngân hàng trên phạm vi lãnh thổ còn hạn chế. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp uỷ, Chính quyền cac cấp đối với hoạt động ngân hàng chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức .V..V.

Để khắc phục những tồn tại trên, đẩy mạnh hoạt động ngân hàng lên một tầm cao hơn, thích ứng với yêu cầu của giai đoạn hội nhập kỉnh tế trong khu Vực
và thế giới, đạt được mục tiêu chủ yếu trong kế hoạch 5 năm (2006-2010) theo Nghị quyết Đại hội lần thứ 14 tỉnh Đảng bộ Hải Dương, uỷ ban nhân dân tỉnh ch! thị cho các sở, ban, ngành, địa phương tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau:

1.     Đối vớỉ ngân hàng:

-  Ngành ngân hàng cần chủ động và đẩy mạnh hội nhập theo lộ trình và bước đi phù hợp với khả năng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, gắn hội nhập với cải cách ngân hàng, đổi mới hoạt động theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Áp dụng mô hình quản lý ngân hàng hiện đại, có kế hoạch cụ thể áp dụng quy trình, quản lý tài sản, xây dựng quy trình và bộ máy kiểm toán, kiểm soát nội bộ, không ngừng phát triển dịch vụ huy động vốn, dịch vụ đầu tư vốn và các dịch vụ khác, chú ý đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển và hội nhập. Chú ý giảm thiểu rủi ro trong hoạt động phục vụ tốt nhất mọi yêu cầu về vốn cho quá trình phát triển nền kinh tế tăng trưởng, bền vững.

-  Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh chủ động đề xuất kiến nghị với NHTW tham mưu với Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách để tạo khung pháp lý cho hoạt động của các TCTD ngày càng thuận lợi hơn. Triển khai nghiêm túc luật thanh tra, cải cách toàn diện về tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra ngân hàng. Xây dựng và kịp thời đưa vào áp dụng quy trình giám sát hoạt động và cảnh báo sớm các tiềm ẩn phát sinh rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra giám sát, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý kiên quyết đối với mọi trường hợp cho vay, bảo lãnh không đúng quy định gây hậu quả xấu đối với các TCTD. Có biện pháp kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro của các ngân hàng thương mại nhằm kịp thời ngăn chặn xu hướng gia tăng nợ xấu, đảm bảo tăng trưởng an toàn, bền vững trong từng hệ thống.

2.  Các cấp uỷ, Chính quyền địa phương và các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể:

-  Các ngành của tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.

-  Sở Tư pháp phối hợp với các ngành hữu quan khẩn trương tham mưu với UBND tỉnh đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Chi nhánh đăng ký giao dịch bảo đảm tại Hải Dương.

-     UBND các huyện chỉ đạo các ngành chức năng và cán bộ xã có liên quan có kế hoạch triển khai Thông tư Liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên môi trường về "Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất” để tạo điều kiện cho việc ký kết hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và các đơn vị, cá nhân có nhu cầu vay vốn nhanh chóng, đảm bảo cho việc đẩy nhanh hoạt động tín dụng, thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ cấp vốn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh. Phân công cán bộ chuyên viên theo doi quản lý ngành ngân hàng và QTDND.

-  Cấp uỷ, Chính quyền các cấp cần tăng cường công tác chỉ đạo các ngành, các đoàn thể trên địa bàn phối kết hợp chặt chẽ, cùng với ngành ngân hàng tuyên

truyền chính sách, chỉ đạo thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động ngân hàng; chỉ đạo các đơn vị, tô chức xã hội, đoàn thê thực hiện tôt cac chương trình phát triển kinh tế, các dự án, các hợp đồng uỷ thác... theo chế độ quy định đúng đối tượng, đảm bảo an toàn, phát triển bền vững; xử lý kịp thời nhưng khoản nợ tồn đọng, có biện pháp kiên quyết cứng rắn đối với những con nợ chây ì để đảm bảo thu hồi vốn, giúp các ngân hàng và QTDND lành mạnh hoá về tài chính, giảm tỷ lệ nợ xấu. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống QTDND, phát triển thêm một số tổ chức tín dụng nếu có đủ điều kiện hoạt động

-   Cấp uỷ, chính quyền các địa phương chỉ đạo các QTDND thực hiện các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các TCTD và Luật HTX đã ban hành. Tổ chức đại hội thường niên, đại hội nhiệm kỳ có kết quả tốt, chuẩn bị và bố trí nhân sự đúng chỉ đạo của tỉnh, của ngành. Có giải pháp tích cực chọn người thay thế cán bộ chủ chốt của xã đang kiêm nhiệm tại QTDND. Thường xuyên nghe báo cáo và kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng, QTDND để kịp thời chấn chỉnh, củng cố, định hướng chỉ đạo, tránh rủi ro, phục vụ kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh.

-   Liên minh HTX có kế hoạch tổng kết kinh tế hợp tác trong thời gian tới, có hướng phối hợp cùng các ngành chức năng nhất là ngành ngân hàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- Xã hội trong địa bàn nông thôn nói chung, cải thiện và nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho nông dân nói riêng.

-   Các cơ quan thông tin Đài, Báo địa phương, Ban Tuyên giáo các cấp cần quan tâm đưa tin kịp thời, đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân hiểu và thực hiện tốt chính sách tiền tệ - tín dụng của Đảng và Nhà nước.

Yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, Tổ chức xã hội, các Đoàn thể các cấp, ƯBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trong tỉnh có kế hoạch, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung trên./,

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lê Hồng Vân

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.