Sign In

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế thẩm định chương trình, giáo trình,

tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

______________________

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bộ trưởng các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Thủ tướng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

 


QUY CHẾ

Thẩm định Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức

(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2004/QĐ-BNV ngày 26 tháng 7

năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

_________________

 

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định về việc tổ chức và quy trình thẩm định các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước; kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.

Điều 2. Tất cả các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước; các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đều phải được thẩm định, phê duyệt trước khi sử dụng. Việc thẩm định phải thực hiện theo các quy định tại Quy chế này.

Điều 3. Kết luận của Hội đồng thẩm định là một trong những căn cứ để Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc ban hành chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng.

Chương 2:

TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH VÀ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH

Điều 4. Hội đồng thẩm định là tổ chức có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đánh giá kết quả biên soạn và đưa ra khiến nghị về việc ban hành chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng.

Hội đồng thẩm định do Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 5. Các Hội đồng thẩm định các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước quy định tại quy chế này có:

1. Các Hội đồng thẩm định các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo ngạch công chức Nhà nước:

a. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp.

b. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính.

c. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên.

d. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch cán sự.

e. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước dành cho công chức dự bị.

2. Các Hội đồng thẩm định các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo chức danh:

a. Hội đồng thẩm định các chương trình, tài liệu đào tạo tạo nguồn và bồi dưỡng cho các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở ban ngành trở lên.

b. Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

c. Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước dành cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

Các Hội đồng thẩm định quy định tại điều này do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định thành lập.

Điều 6. Các Hội đồng thẩm định các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức của các Bộ, ngành, địa phương có:

1. Các Hội đồng thẩm định các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thuộc Bộ, ngành, địa phương và cán bộ chuyên môn ngành dọc.

2. Các Hội đồng thẩm định các chương trình, tài liệu đào tạo nguồn và bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp phòng của Bộ, ngành, địa phương.

3. Các Hội đồng thẩm định các chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, ban ngành theo chuyên môn ngành dọc.

Bộ trưởng các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc thành lập các Hội đồng thẩm định quy định tại các Khoản 1, 2, 3 điều này.

4. Đối với các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ từ 1 đến 3 ngày thì Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt ban hành theo đề nghị của cơ quan biên soạn chương trình, tài liệu sau khi có ý kiến đề nghị của Vụ Tổ chức - cán bộ các Bộ, ngành, Sở Nội vụ, các tỉnh, thành phố.

Điều 7. Thành phần Hội đồng thẩm định

1. Thành phần Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước quy định tại Điều 5 của Quy chế này gồm 7 hoặc 9 thành viên, trong đó có:

a. Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ;

b. Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia.

c. Thư ký Hội đồng là công chức Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước, Bộ Nội vụ.

d. Số thành viên còn lại là Uỷ viên Hội đồng thẩm định. Uỷ viên Hội đồng thẩm định phải là cán bộ lãnh đạo quản lý; các nhà nghiên cứu khoa học, chuyên gia, giáo viên có trình độ và kinh nghiệm của các cơ quan Trung ương, của các Bộ, ngành, địa phương.

Đối với các Hội đồng thẩm định giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng thì bố trí 2 uỷ viên Hội đồng kiêm phản biện.

2. Thành phần Hội đồng thẩm định các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thuộc Bộ, ngành, địa phương quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 6 của Quy chế này gồm 5 hoặc 7 thành viên, trong đó có:

a. Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương;

b. Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức - cán bộ của các Bộ, ngành, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố;

c. Thư ký Hội đồng là đại diện lãnh đạo của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành, Trường chính trị các tỉnh, thành phố.

Trường hợp các Bộ, ngành không có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì bố trí công chức của Vụ Tổ chức - cán bộ làm thư ký Hội đồng;

d. Số thành viên còn lại là uỷ viên Hội đồng thẩm định. Uỷ viên Hội đồng thẩm định phải là cán bộ lãnh đạo quản lý; các nhà nghiên cứu khoa học, chuyên gia và giáo viên có trình độ và kinh nghiệm của các học viện, viện, trường, của các Bộ, ngành và địa phương;

Đối với các Hội đồng thẩm định tài liệu đào tạo, bồi dưỡng thì bố trí 2 uỷ viên Hội đồng kiêm phản biện.

Điều 8. Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng thẩm định:

1. Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về hoạt động của Hội đồng thẩm định, cụ thể:

a. Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng: tổ chức thẩm định, đánh giá kết quả biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo đúng nội dung, thời gian quy định;

b. Phân công nhiệm vụ và đôn đốc các thành viên Hội đồng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành những công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công.

3. Các uỷ viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu chương trình, giáo trình, tài liệu được giao thẩm định theo các nội dung quy định: có Bản thẩm định đánh giá rõ ràng và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình.

4. Thư ký Hội đồng có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng làm các công việc sau:

a. Đôn đốc chuẩn bị tài liệu và các văn bản liên quan để các thành viên Hội đồng nghiên cứu.

b. Ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng.

c. Làm đầu mối liên hệ giữa Chủ tịch Hội đồng với các thành viên Hội đồng, với cơ quan giúp việc thẩm định và làm các công việc khác khi được Chủ tịch Hội đồng giao.

Điều 9. Nguyên tắc và chế độ làm việc của Hội đồng:

1. Hội đồng tổ chức thẩm định khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham gia trở lên.

2. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, thẩm định theo hình thức bỏ phiếu kín.

3. Trường hợp các ý kiến có số phiếu nhiều nhất bằng nhau thì ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định là ý kiến của bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

Điều 10. Quy trình tổ chức thẩm định.

1. Đại diện lãnh đạo của cơ quan giúp việc Hội đồng thẩm định đọc quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định.

2. Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều khiển của Chủ tịch Hội đồng.

a. Chủ tịch Hội đồng quán triệt nhiệm vụ của Hội đồng; Hội đồng thông qua chương trình làm việc.

b. Đại diện lãnh đạo đơn vị được giao nhiệm vụ biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu trình bày tóm tắt nội dung và giải trình những vấn đề thấy cần thiết phải làm rõ.

c. Các thành viên Hội đồng đọc Bản thẩm định; Giải trình của đơn vị được giao nhiệm vụ biên soạn của chương trình, giáo trình, tài liệu.

d. Hội đồng thảo luận.

e. Làm thủ tục bỏ phiếu, kiểm phiếu và công bố kết quả bỏ phiếu thẩm định.

g. Chủ tịch Hội đồng kết luận, Hội đồng thông qua biên bản thẩm định.

Điều 11. Các cơ quan giúp việc thẩm định gồm có:

1. Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước, Bộ Nội vụ giúp việc thẩm định cho các Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định thành lập.

2. Vụ Tổ chức - cán bộ, Sở Nội vụ giúp việc thẩm định cho các Hội đồng do Bộ trưởng các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập

Điều 12. Nhiệm vụ của cơ quan giúp việc:

1. Tham mưu và chuẩn bị các thủ tục cần thiết để Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.

2. Chuẩn bị và chuyển các tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định cho các thành viên Hội đồng chậm nhất là 10 ngày làm việc trước khi Hội đồng tổ chức thẩm định.

3. Chuẩn bị kế hoạch, địa điểm, các thủ tục và những nội dung khác liên quan đến hoạt động thẩm định của Hội đồng và theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng.

4. Tổng hợp, nghiên cứu các văn bản thẩm định và ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định: tham mưu trình bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc ban hành chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức thực hiện hoặc đôn đốc, theo dõi việc thực hiện sau khi có ý kiến chỉ đạo.

5. Lưu giữ các tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định.

Điều 13. Chậm nhất sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan giúp việc gửi báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tài liệu báo cáo gồm:

1. Biên bản họp Hội đồng thẩm định kèm theo biên bản kết quả bỏ phiếu và Phiếu thẩm định của các thành viên Hội đồng thẩm định.

2. Các Bản thẩm định của các thành viên Hội đồng thẩm định.

3. Tờ trình nêu rõ ý kiến tham mưu của cơ quan giúp việc đề nghị ban hành hoặc yêu cầu tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện với các mức độ khác nhau kèm theo chương trình, giáo trình, tài liệu đã được thẩm định.

Điều 14. Kinh phí hoạt động thẩm định lấy từ nguồn kinh phí biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu do đơn vị được giao nhiệm vụ biên soạn chi trả.

Bộ Nội vụ

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Đỗ Quang Trung