Sign In

QUYẾTĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Vềhoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã của Liên hiệp các Hội khoa học vàKỹ thuật Việt Nam

 

THỦTƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 1992;

Căn cứLuật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Căn cứChỉ thị số 14/2000/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạtđộng của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

Để pháthuy vai trò, trách nhiệm và khai thác tiềm năng trí tuệ, sự đóng góp của Liênhiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp Hội) trongviệc tư vấn, phản biện và giám định xã hội các đề án phát triển kinh tế xã hộicủa Nhà nước thuộc các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Liên hiệp Hội;

Xét đề nghị của Bộ trưởngBộ Kế hoạch và Đầu tư,

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1. Những quy định chung.

1. Đối tượngthực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo Quyết định này làLiên hiệp Hội và các Hội thành viên của Liên hiệp Hội (là các Hội Khoa học vàKỹ thuật ngành Trung ương và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương).

2. Đối tượngđặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp Hội và các Hộithành viên là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các cơquan).

3. Đối tượngtư vấn, phản biện và giám định xã hội là các chính sách, các chương trình, dựán, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học, côngnghệ và môi trường (gọi chung là đề án) có tính chất phức tạp, ưu tiên, trọngđiểm hoặc đa ngành, do các cơ quan xây dựng, thực hiện hoặc trình cấp trên phêduyệt.

4. Mục đíchcủa hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và cácHội thành viên là cung cấp cho các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện vàgiám định xã hội có thêm các cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trongviệc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án.

5. Tính chấtcủa hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và cácHội thành viên là không vì lợi nhuận, không phải là hoạt động nghề nghiệp, làsự thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ tham gia đónggóp trí tuệ vào các hoạt động của Nhà nước.

6. Tư vấn làhoạt động trợ giúp về trí thức, kinh nghiệm, cung cấp các thông tin, tư liệucùng các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị trong việc đề xuất, xây dựnghoặc thẩm định, phê duyệt đề án.

7. Phản biệnlà hoạt động cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánhgiá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mụctiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra.

8. Giám định xã hội là hoạt động theo dõi việc thựchiện đề án, đưa ra các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị kịp thời về việctổ chức thực hiện, mục tiêu, nội dung hoặc chất lượng đề án.

Điều 2. Hình thức thực hiện. Hoạt động tư vấn, phảnbiện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên được thực hiệntheo các hình thức sau:

1. Các cơquan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp Hội hoặccác Hội thành viên đối với các đề án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình hoặccác đề án trình cấp trên phê duyệt.

2. Liên hiệpHội và các Hội thành viên tự đề xuất nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xãhội đối với các đề án quan tâm, tổ chức thực hiện và đề xuất kiến nghị gửi tớicác cơ quan có liên quan và các cấp có thẩm quyền xem xét.

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn,phản biện và giám định xã hội:

1. Chủ độngđặt yêu cầu tư vấn, phản biện hoặc giám định xã hội cho Liên hiệp Hội và cácHội thành viên đối với các đề án thuộc diện nêu tại khoản 3 Điều 1.

2. Cung cấpđầy đủ, kịp thời những thông tin, tư liệu cần thiết, bảo đảm các điều kiệnthuận lợi về kinh phí và sử dụng cơ sở vật chất (nếu có thỏa thuận) cho Liênhiệp Hội hoặc các Hội thành viên thực hiện nhiệm vụ được yêu cầu.

3. Xử lý cáckiến nghị trong văn bản tư vấn, phản biện hoặc giám định xã hội của Liên hiệpHội và các Hội thành viên. Văn bản tư vấn, phản biện hoặc giám định xã hội củaLiên hiệp Hội và các Hội thành viên được tập hợp trong hồ sơ đề án gửi trìnhcác cấp có thẩm quyền.

Điều 4. Trách nhiệm của Liên hiệp Hội và các Hội thànhviên.

1. Thực hiệncác biện pháp tổ chức thích hợp để tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyêngia giỏi ở các Hội thành viên và các tổ chức có liên quanđể thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án đượcyêu cầu với chất lượng cao.

2. Đảm bảoyêu cầu về nội dung, tiến độ thực hiện và tính độc lập, khách quan, trung thựccủa nội dung báo cáo kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội của mình.

3. Chịutrách nhiệm pháp lý về nội dung tư vấn, phản biện, giám định xã hội và những ýkiến do mình đề xuất.

4. Quản lý,bảo mật (nếu có yêu cầu) các hồ sơ, tư liệu của đề án được cung cấp, bảo quảncác phương tiện kỹ thuật (nếu được giao sử dụng) và hoàn trả sau khi hoàn thànhnhiệm vụ được yêu cầu.

Điều 5. chế tài chính.

Nguyên tắcxác định kinh phí cho các hình thức hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xãhội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên là phi lợi nhuận. Bộ Tàichính ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nguyên tắc này.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15ngày, kể từ ngày ký.

Điều 7. Các Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, ĐoànChủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Namcùng phối hợp thực hiện./.

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải