Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng

dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đếnnăm 2005.

 

THỦ NG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;.

Căn cứ Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2000 củaChính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005;

Căn cứ vào Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉthị số 58/CT-TW của Bộ Chínhtrị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp côngnghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn 2001 - 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Tờ trình số2297/TTr-BKHCNMT ngày 15 tháng 8 năm 2001) và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tờ trình số3215/BKH-VPTĐ ngày 23 tháng 5 năm 2002),

 

QUYẾT ĐNH:

Điều 1. Phêduyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2005 với nhữngnội dung chủ yếu sau đây:

 

I. M ỤC TIÊU

Đếnnăm 2005 ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Việt Nam đạt những đặc trưngvà chỉ tiêu cơ bản sau:

1.Trình độ và hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trung bình trong cả nước đạtmức trung bình của các nước trong khu vực; ứng dụng công nghệ thông tin tronghoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và cácngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở Trung ương, thành phố Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh đạt trình độ của các nướctiên tiến trong khu vực.

2.Phát triển mạng viễn thông và Internet có công nghệ hiện đại với thông lượngngày càng lớn, tốc độ và chất lượng cao, cung cấp cho xã hội, người tiêu dùngcác dịch vụ đa dạng với giá cả tương đương mức bình quân của các nước trong khuvực. Đến năm 2005, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được kết nối bằngcáp quang, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 4 đến 5% trên tổng số dân.

3.Công nghiệp công nghệ thông tin đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là20 - 25%, hỗ trợ các ngành quan trọng phát triển, góp phần đảm bảo tốc độ tăngtrưởng cao và bền vững của nền kinh tế.

4.Đào tạo thêm 50.000 chuyên gia về công nghệ thông tin ở các trình độ khác nhau, trongđó có 25.000 chuyên gia trình độ cao và lập trình viên chuyên nghiệp, thôngthạo ngoại ngữ cần thiết cho công nghệ thông tin.

 

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH

1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong những lĩnh vực ưutiên.

a)Các lĩnh vực kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng thiết yếu nhằm góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp; phục vụcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn.

b)Trong an ninh và quốc phòng.

c)Trong các dịch vụ hành chính nhà nước và các dịch vụ xã hội khác. Trong hoạtđộng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

d)Xây dựng và đưa vào hoạt động một số hệ thống thông tin điện từ, từng bước kiếntạo hạ tầng thông tin quốc gia tiến tới một hệ thống thông tin quốc gia thốngnhất.

2. Phát triển mạng viễn thông và Internet quốc gia.

Pháttriển mạng viễn thông và Internet tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, antoàn và tin cậy phủ sóng trong cả nước. Hình thành xa lộ thông tin quốc gia códung lượng lớn, tốc độ cao.

Cungcấp dịch vụ truy cập băng rộng đến tận hộ tiêu dùng: cáp quang, vô tuyến băngrộng, thông tin vệ tinh... Phát triển các mạng thông tin dùng riêng.

Đẩynhanh việc phổ cập Internet trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội tạođiều kiện cho người tiêu dùng có thể tiếp cận, truy cập Internet với chất lượngtốt, giá cả tương đương mức bình quân các nước trong khu vực.

Pháttriển Internet để ứng dụng các loại hình dịch vụ và ứng dụng công nghệ thôngtin khác nhau như: báo chí điện tử, thương mại điện tử, hành chính điện tử, bưuchính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục, đào tạo, y tế qua mạng...phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mởcửa cho phép thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ kết nối (IXP), dịch vụ truy nhập(ISP), dịch vụ ứng dụng (OSP) tham gia cạnh tranh bình đẳng nhằm nâng cao hiệuquả và thúc đẩy thị trường phát triển.

Tớinăm 2005 số người sử dụng Internet tăng ít nhất 10 lần so với năm 2000, đạt chỉtiêu 1,3 đến 1,5 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 4 đến 5%trên tổng số dân. Tạo điều kiện cơ bản để đến năm 2010 tỷ lệ người sử dụngInternet của việt Nam đạt mức trung bình khu vực.

Năm2002 - 2003 tất cả các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học dạynghề được kết nối Internet. Năm 2005: 500% số trường phổ thông trung học trêntoàn quốc; tất cả các bệnh viện tuyến Trung ương và trên 50% số bệnh viện tuyếntỉnh được kết nối Internet.

Năm2005 mạng thông tin của tất cả các Bộ, ngành, các cơ quan hành chính của bộ máyquản lý nhà nước Trung ương, chính quyền địa phương cấp tỉnh và huyện được kếtnối với mạng diện rộng của Chính phủ và Internet; hầu hết cán bộ, công chức tạicác đơn vị trên có khả năng sử dụng các ứng dụng trên Internet phục vụ công tácchuyên môn; đưa Internet vào phục vụ nền hành chính công điện tử.

3. Xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

a)Công nghiệp phần mềm.

Xâydựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởngtrung bình hàng năm 30 - 35%. Khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư từ các khuvực kinh tế khác nhau, kể cả khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, để thuhút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp phần mềm. Khuyến khích hình thành vàcó chính sách ưu đãi phát triển các khu công nghiệp phần mềm tập trung với nhữngquy mô khác nhau. Nhà nước trực tiếp đầu tư khoảng 50 - 70 triệu USD hỗ trợ các dự án phát triểnnguồn lực, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm.

Đếnnăm 2005, đạt tổng sản lượng 500 triệu USD, trong đó xuất khẩu khoảng 200 triệuUSD.

Thuhút được 25.000 đến 30.000 chuyên gia và lập trình viên chuyên nghiệp, thôngthạo ngoại ngữ làm việc trong công nghiệp phần mềm.

b)Công nghiệp phần cứng.

Pháttriển nhanh công nghiệp phần cứng trong lĩnh vực máy tính và truyền thông.

Đảmbảo máy tính, thiết bị truyền thông sản xuất, lắp ráp trong nước chất lượngcao, đáp ứng khoảng 80% như cầu nội địa, có sức cạnh tranh về giá trên thị trườngthế giới và khu vực để tham gia xuất khẩu.

Đẩymạnh việc sản xuất các thiết bị thông tin và xử lý thông tin, đặc biệt là cácthiết bị có kết nối với mạng máy tính.

Cóchính sách đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn vốn đầutư trong nước cho phát triển công nghiệp phần cứng, đặc biệt là thu hút cáccông ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin đầu tư vàchuyển giao công nghệ ởViệt Nam.

4. Phát triển nguồn nhân lực.

Nângcao chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục và đàotạo hiện có thông qua việc nâng cao trình độ của giáo viên, giảng viên; cậpnhật giáo trình hiện đại theo nhu cầu của xã hội và thị trường; tạo điều kiệncho sinh viên, học sinh có cơ sở vật chất tốt cho học tập công nghệ thông tin(máy tính, thư viện, Internet, phòng thí nghiệm,...).

Xâydựng mới một số cơ sở chuyên trách đào tạo chất lượng cao các kỹ sư, cử nhân vàsau đại học về công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu về lao động chuyên nghiệpcho công nghiệp công nghệ thông tin, cho nghiên cứu và giảng dạy công nghệthông tin. Kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả công tác đào tạo, giảng dạy vànghiên cứu công nghệ thông tin.

Xâydựng và triển khai các chương trình đào tạo về công nghệ thông tin thích hợpcho sinh viên các ngành không chuyên công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy việc ứngdụng công nghệ thông tin trong các ngành này và tạo điều kiện để phát triển cáccông nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới của các ngành này kết hợp với các thành tựu,phương pháp của công nghệ thông tin; triển khai việc đào tạo công nghệ thôngtin chuyên ngành cho các cán bộ, kỹ sư, sinh viên tốt nghiệp các ngành khôngchuyên công nghệ thông tin. Từ năm 2002 đến năm 2005, mỗi năm đào tạo theo loạihình này khoảng 2.000 - 3.000 người với những chương trình đào tạo thiết thực.

Nhànước có chính sách hỗ trợ cho gửi đi đào tạo chính quy ở nước ngoài hàng năm khoảng 300sinh viên (đại học và sau đại học) và 500 chuyên viên, cán bộ các cấp (chuyênviên quản lý công nghệ thông tin, giáo viên đại học và cao đẳng, nghiên cứuviên, kỹ sư đang làm việc trong công nghiệp công nghệ thông tin) đi thực tậpngắn hạn, nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở các nước và khu vực có nền côngnghệ thông tin phát triển.

Gấprút đào tạo đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin cấp cao (đứng đầu các dự án,đứng đầu các doanh nghiệp công nghệ thông tin...) và các chuyên gia đầu ngànhcông nghệ thông tin.

Bổtúc kiến thức công nghệ thông tin cho tất cả các giáo viên các cấp học, bậchọc. Giảng dạy về ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên trong các trường sưphạm. Chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đổi mới phươngpháp giảng dạy và quản lý giáo dục.

Xãhội hóa công tác giáo dục đào tạo về công nghệ thông tin, khuyến khích các tổchức xã hội, các thành phần kinh tế và các cá nhân tham gia đầu tư phát triểnnguồn nhân lực công nghệ thông tin. Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ chocác hoạt động phổ biến kiến thức, thông tin về công nghệ thông tin trong toànxã hội. Tạo điều kiện và môi trường thu hút người nước ngoài, đặc biệt ngườiViệt Nam ở nước ngoài mang tri thức, côngnghệ và đầu tư đóng góp tích cực vào quá trình phát triển nguồn nhân lực côngnghệ thông tin Việt Nam.

Mỗinăm, khoảng 20% số cán bộ đang làm việc tại các tổ chức cơ quan Đảng, Nhà nướcở mọi cấp được bồi dưỡng, nângcao kiến thức về công nghệ thông tin.

5. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và triển khai về công nghệthông tin.

Côngtác nghiên cứu công nghệ thông tin nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: nắm bắt đượcnhững tiến bộ công nghệ của thế giới, thực hiện có hiệu quả việc thích nghi hóavà chuyển giao công nghệ vào Việt Nam; từng bước giải quyết những vấn đề côngnghệ thông tin đặc thù của Việt Nam, trước hết là chữ viết, dịch thuật, tiếngnói. Khuyến khích thành lập các vườn ươm công nghệ có tiềm năng thương mại nảysinh từ các cơ sở nghiên cứu triển khai của các khu công viên phần mềm, cácviện, trường đại học và khu vực sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

Tổchức việc đánh giá và công nhận các sản phẩm công nghệ thông tin được sản xuấtở trong nước đạt tiêu chuẩn chấtlượng phù hợp với điều kiện Việt Nam để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩmnày. Xây dựng và phát triển cơ sởdữ liệu về các sản phẩm công nghệ thông tin nội địa.

Khuyếnkhích thành lập các cơ sở nghiên cứu - triển khai về công nghệ thông tin trongcác doanh nghiệp công nghệ thông tin thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tăngcường một số cơ sở nghiên cứu chủ chốt về công nghệ thông tin tại các viện vàtrường đại học thành lực lượng nòng cốt về nghiên cứu và triển khai.

6. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi.

Xâydựng và triển khai các chính sách về ứng dụng và phát triển công nghệ thôngtin: luật về thông tin điện tử, chính sách tạo nguồn thông tin và chuẩn hóathông tin, bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả, mua sắm, sử dụng trangthiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước, đối với xâydựng kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ viễn thông, Intemet, đào tạo và sửdụng nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đầu tư nghiên cứu và triển khai vềcông nghệ thông tin, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin gắn liền với yêucầu tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, chuẩnhóa trong công nghệ thông tin, an ninh và bảo mật thông tin, ưu đãi đầu tư choứng đụng công nghệ thông tin và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, hỗtrợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin mở rộng thị trường, chuyển giao côngnghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hợp tác quốc tế về công nghệ thôngtin.

7. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về lĩnh vực công- nghệ thôngtin.

Xâydựng và triển khai đề án về tổ chức thống nhất quản lý nhà nước về công nghệthông tin và viễn thông với các cơ chế cần thiết, kể cả hệ thống chức danh cánbộ chuyên môn, cán bộ quản lý công nghệ thông tin và cán bộ lãnh đạo thông tin.

Triểnkhai hoạt động của Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện Chương trìnhhành động triển khai Chỉ thị số 58/CT-TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triểncông nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn2001 - 2005 như trong Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 củaThủ tướng Chính phủ.

8. Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin trong toàn xã hội, đặcbiệt là đối với các cán bộ lãnh đạo và quản lý nhà nước.

Nângcao chất lượng, hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức thông tin, phổ biến kiếnthức về công nghệ thông tin và xã hội thông tin thông qua truyền hình và các phươngtiện thông tin đại chúng khác.

Tổchức các hình thức, nội dung thông tin thích hợp cho lãnh đạo các cấp về chiếnlược và chính sách công nghệ thông tin của các nước, về xu hướng phát triển,ảnh hưởng, tầm quan trọng và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cáclĩnh vực và hoạt động...

Xâydựng và triển khai việc đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nhận thức về công nghệthông tin cho lãnh đạo các cấp.

III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHC THỨC HIỆN

1. Các giải pháp chủ yếu.

Huyđộng tối đa các nguồn lực cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Đếnnăm 2005, tổng đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin từ tất cảcác nguồn đạt 2% GDP, trong đó các nguồn lực từ các doanh nghiệp trong và ngoàinước, các tổ chức kinh tế - xã hội là chủ yếu. Chính phủ, các Bộ, ngành và địaphương hàng năm dành một tỷ lệ thích hợp cho việc ứng dụng và phát triển côngnghệ thông tin.

Hoànthiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãicho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Xây dựng quy chế quản lý chặtchẽ và có hiệu quả các dự án công nghệ thông tin.

Tăngcường đổi mới công tác quản lý nhà nước, sớm kiện toàn hệ thống cơ quan quản lývề công nghệ thông tin và viễn thông để thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vựcnày.

Nângcao nhận thức về công nghệ thông tin trong toàn xã hội, đặc biệt đối với cán bộquản lý nhà nước, lãnh đạo các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội.

2. Triển khai các chương trình, đề án, dự án trọng điểm:

a)Các chương trình trọng điểm:

Chươngtrình "Xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng viễn thông và Internet"do Tổng cục Bưu điện chủ trì.

Chươngtrình "Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin" do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Chươngtrình "Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm" do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngchủ trì.

Chươngtrình "Xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng" do Bộ Công nghiệp chủ trì.

b)Các đề án, dự án trọng điểm:

Đềán trọng điểm:

Triểnkhai Đề án "Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 -2005" do Văn phòng Chính phủ chủ trì đã được nêu trong Quyết định số112/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Cácdự án trọng điểm.

Dựán "Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin lãnh đạo của Đảng" doVăn phòng Trung ương Đảng chủ trì.

Dựán "Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng" do Ngân hàng Nhà nước chủ trì.

Dựán "Hoàn thiện hệ thống thông tin tài chính" do Bộ Tài chính chủ trì.

Dựán "Hiện đại hóa hệ thống thông tin ngành hải quan" do Tổng cục Hảiquan chủ trì.

Dựán "Hoàn thiện và nâng cấp hệ thông tin thống kê nhà nước" do Tổngcục Thống kê chủ trì.

Dựán "Tổ chức triển khai phát triển thương mại điện tử" do Bộ Thương mại chủ trì.

Dựán "ng dụng công nghệ thông tinphục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn"do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì.

Dựán "Xây dựng thí điểm một số hệ thống thông tin giải quyết những vấn đềbức xúc về quản lý đô thị tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do Uỷban nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chủ trì.

Dựán "ng dụng và phát triển công nghệthông tin trong quốc phòng" do Bộ Quốc phòng chủ trì.

Dựán "ng dụng và phát triển công nghệthông tin phục vụ an ninh công cộng" do Bộ Công an chủ trì.

Dựán "Hệ thống tin điện tử về văn hóa - xã hội" do Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì.

Dựán "Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin điện tử về luật" do Bộ Tư pháp chủ trì.

Điều 2.Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương:

a)Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào Kế hoạch tổng thể này xây dựng kếhoạch tổng thể giai đoạn 2002 - 2005 và kế hoạch hàng năm về ứng dụng và pháttriển công nghệ thông tin như một bộ phận ưu tiên trong kế hoạch phát triểnkinh tế - Xã hội của đơn vị mình; triển khai các hoạt động về ứng dụng và pháttriển công nghệ thông tin trong kế hoạch hoạt động thường xuyên của đơn vị; đảmbảo đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư đã được các cấp thẩm quyền quyết địnhtheo đúng tiến độ.

b)Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dận các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương được giao chủ trì các chương trình, đề án, dựán trọng điểm đã nêu trong điểm 2 Phần III Điều 1 của Quyết định này phải sớmhoàn thành xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch thực hiện và triển khai ngay mộtsố hoạt động từ năm 2002.

c)Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,. Tổngcục Bưu điện, Tổng cục Thống kê thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chínhphủ giao trong Phần III Điều 1 của Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5năm 2001 nhằm góp phần cho việc thực hiện các mục tiêu và các nội dung cụ thểcủa Kế hoạch tổng thể này.

d)Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,phối hợp với Bộ Tài chínnh, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngcân đối, tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch nhà nước 5 năm và hàng năm chocác chương trình, đề án, dự án trọng điểm, các dự án, kế hoạch ứng dụng và pháttriển công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương; xây dựng các giải pháp triển khai chính sách huy độngcác nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dụng và phát triển công nghệthông tin.

đ)Giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện đảm bảo ưutiên bố trí kinh phí và cấp đủ kinh phí cho các chương trình, đề án, dự ántrọng điểm, các dự án, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơquan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có cơ chế, chính sáchđảm bảo chi một cách có hiệu quả cho ứng dụng và phát triển công nghệ thôngtin.

e)Giao Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngchủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể ứng dụng và pháttriển công nghệ thông tin giai đoạn 2002 - 2005; xây dựng kế hoạch triển khaigiai đoạn 2002 - 2005 và hàng năm phù hợp với Kế hoạch tổng thể này; đề xuấtnhững giải pháp cần thiết trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; sơ kết tìnhhình thực hiện Kế hoạch tổng thể hàng năm và tổng kết tình hình thực hiện Kếhoạch tổng thể vào năm kết thúc.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điếu 4. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phạm Gia Khiêm