Sign In
bộ xây dựng

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Về việc ban hành Quy định quản lý chất lượng công trìnhxây dựng

 

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG 

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chínhphủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 của Chínhphủ về việc sửa đổi một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hànhkèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượngcông trình xây dựng;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Banhành kèm theo Quyết định này bản Quy định quản lý chất lượng công trình xâydựng thay thế Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theoQuyết định số 35/1999/QĐ-BXD ngày 12 tháng 11 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Xâydựng.

Điều 2.Quyết định này được thực hiện thống nhất trong cả nước và có hiệu lực thi hànhsau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quanquản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan trung ương của các tổ chức chínhtrị, chính trị - xã hội, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước, các tổ chứcvà cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 17 /2000/QĐ-BXD

ngày 02 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

CHƯƠNG 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Vănbản này quy định nội dung quản lý chất lượng trong công tác khảo sát, thiết kế,xây lắp, nghiệm thu, bàn giao công trình, bảo hành xây lắp, bảo trì các côngtrình thuộc các dự án xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nâng cấp, không phân biệtnguồn vốn, hình thức sở hữu đối với các đơn vị tư vấn xây dựng, nhà thầu xâylắp, chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

TrongQuy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1- Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với đặc tính vềan toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình phù hợp với Quy chuẩnxây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với hợp đồng kinh tế và pháp luật hiệnhành của Nhà nước.

2-Quản lýchất lượng côngtrình xây dựng là tập hợp những hoạt động của cơ quan có chức năng quản lýthông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm tra chất lượng, đảmbảo chất lượng và cải tiến chất lượng công trình.

3- Đảm bảo chất lượng công trình xây dựng là toàn bộ các hoạt động đượctiến hành trong tất cả các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kếtthúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng một cách có kế hoạch và hệthống.

4- Lập kế hoạch chất lượng công trình xây dựng là việc thiết lập mục tiêuchất lượng của công trình, các biện pháp tổ chức và tiến độ tổ chức thực hiệnquản lý chất lượng công trình.

5- Thiết kế sơ bộ là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ vềquy hoạch, kiến trúc, kết cấu, bố trí hệ thống kỹ thuật và công nghệ, cụ thểhóa các yếu tố đã nêu trong nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi.Thiết kế sơ bộ được phê duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi và là căn cứ đểlập, thẩm định và xét duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công.

6- Thiết kế kỹ thuật (thiết kế triển khai) là các tài liệu thể hiện trênthuyết minh và bản vẽ được phát triển trên cơ sở thiết kế sơ bộ được duyệt cùngbáo cáo nghiên cứu khả thi. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải bảo đảm đủ điều kiệnlập tổng dự toán, hồ sơ mời thầu và triển khai lập bản vẽ thi công.

7- Thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế chi tiết) là các tài liệu thể hiện trên bảnvẽ được lập trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt nếu thiết kế theo trìnhtự "thiết kế sơ bộ - thiết kế kỹ thuật - thiết kế bản vẽ thi công".Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phải thể hiện được các chi tiết kiến trúc, kếtcấu, hệ thống kỹ thuật công trình (cấp điện, cấp nước, thoát nước, cấp hơi,điều hoà không khí...) và công nghệ để nhà thầu xây lắp thực hiện thi công.

8-Thiết kế kỹ thuật thi công là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh vàbản vẽ được phát triển trên cơ sở thiết kế sơ bộ được duyệt cùng báo cáo nghiêncứu khả thi để nhà thầu xây lắp thực hiện thi công nếu thiết kế theo trình tự"thiết kế sơ bộ - thiết kế kỹ thuật thi công".

9- Thẩm định thiết kế là công việc của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tưcách pháp lý của đơn vị, cá nhân thiết kế, tính pháp lý của hồ sơ thiết kế,kiểm tra sự phù hợp giữa các nội dung của hồ sơ thiết kế với nội dung đã đượcphê duyệt trong quyết định đầu tư, sự hợp lý của giải pháp thiết kế và tổng dựtoán để làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dựtoán.

10-Giám sát tác giả là công việc của đơn vị thiết kế tại hiện trườngtrong quá trình xây dựng để kiểm tra, bảo vệ quyền tác giả thiết kế, giải thíchhoặc xử lý những vướng mắc, thay đổi, phát sinh tại hiện trường nhằm bảo đảmyêu cầu thiết kế.

11- Giám sát thi công của chủ đầu tư là hoạt động thường xuyên vàliên tục tại hiện trường của chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tưđể quản lý khối lượng, chất lượng và tiến độ các công tác xây lắp do nhà thầuthực hiện theo hợp đồng kinh tế, theo thiết kế đã được phê duyệt, Quy chuẩn xâydựng và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng.

12-Kiểm định chất lượng xây lắp là hoạt động của đơn vị có tư cách phápnhân, sử dụng phương tiện kỹ thuật để kiểm tra, thử nghiệm, định lượng một haynhiều tính chất của sản phẩm hoặc công trình xây dựng, so sánh với quy định củathiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng.

13- Giám định chất lượng công trình là hoạt động của cơ quan cóchức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, trên cơ sở Quychuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, văn bản quy phạm pháp luật vàkết quả kiểm định chất lượng để đánh giá, kết luận về chất lượng của sản phẩmhoặc công trình xây dựng.

14- Bản vẽ hoàn công là bản vẽ do nhà thầu xây lắp lập trên cơ sở kết quả đokiểm các sản phẩm xây lắp đã thực hiện tại hiện trường và được chủ đầu tư hoặcđại diện hợp pháp của chủ đầu tư xác nhận. Trong trường hợp thi công đúng vớibản vẽ thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, được chủ đầu tư hoặc đạidiện hợp pháp của chủ đầu tư xác nhận, thì bản vẽ thiết kế được xem là bản vẽhoàn công.

15- Bảo hành xây lắp công trình là sự yêu cầu bắt buộc theoluật pháp đối với nhà thầu xây lắp trong một thời gian tối thiểu nhất định (gọilà thời hạn bảo hành) về chất lượng của sản phẩm đã hoàn thành và đưa vào sửdụng. Nhà thầu xây lắp có nghĩa vụ thực hiện sửa chữa các hư hỏng do mình gâyra trong thời hạn bảo hành.

16-Bảo trì công trình là sự yêu cầu bắt buộc theo luật pháp về chất lượngđối với chủ quản lý sử dụng công trình hoặc chủ sở hữu công trình cần phải sửachữa, thay thế, phục hồi chức năng, bảo đảm tuổi thọ và an toàn vận hành nhằmduy trì khả năng chịu lực, mỹ quan, duy trì sử dụng hoặc vận hành của bộ phận,hạng mục, công trình đã hoạt động theo một chu kỳ thời gian do thiết kế và nhàchế tạo quy định. Chủ quản lý sử dụng công trình hoặc chủ sở hữu công trình cótrách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện bảo trì công trình theo quy định của thiết kếvà nhà chế tạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

17- Bộ quản lý chuyên ngành kỹ thuật là Bộ, cơ quan ngang Bộ cóchức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành kỹ thuật như phòng chống cháy, nổ;an toàn môi trường; an toàn lao động; an toàn công nghiệp; an toàn đê điều; antoàn giao thông; bưu điện; an ninh; quốc phòng...

18- Bộ có xây dựng chuyên ngành là các Bộ sau:

-Bộ Xây dựng;

-Bộ Giao thông vận tải;

-Bộ Công nghiệp;

-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

-Bộ Quốc phòng;

-Bộ Công an;

-Tổng cục Bưu điện.

Điều 3. Phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

1-Bộ Xây dựng:

Thốngnhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước,có trách nhiệm:

a)Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng trong công táckhảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, nghiệm thu, bàn giao công trình, bảo hànhxây lắp, bảo trì công trình; thoả thuận để các Bộ có xây dựng chuyên ngành, Bộquản lý chuyên ngành kỹ thuật ban hành các quy định quản lý chất lượng côngtrình xây dựng chuyên ngành và quản lý chất lượng chuyên ngành kỹ thuật trongcông trình.

b)Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lýchất lượng công trình xây dựng. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác đảm bảochất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu xâylắp đặc biệt là đối với các công trình thuộc dự án nhóm A. Kiến nghị xử lý cácvi phạm về chất lượng công trình xây dựng. Trực tiếp tổ chức kiểm tra chất lượngcông trình khi cần thiết.

c)Giám định sự cố công trình xây dựng theo phân cấp.

d)Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ 6 tháng, 1 năm về chất lượng côngtrình xây dựng theo quy định.

CụcGiám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng giúp Bộtrưởng Bộ Xây dựng thực hiện trách nhiệm trên. Trường hợp Thủ tướng Chính phủquyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về chất lượng công trình xâydựng đối với các công trình quan trọng cấp Quốc gia thì Cục Giám định Nhà nướcvề chất lượng công trình xây dựng là cơ quan thường trực của Hội đồng.

2-Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

a)Sở Xây dựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhquản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tại địa phương, có tráchnhiệm:

-Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lýchất lượng công trình xây dựng tại địa phương. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuấtcông tác đảm bảo chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tư vấn thiết kếvà nhà thầu xây lắp tại địa phương. Kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượngcông trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng theo phân cấp đặcbiệt là đối với các công trình thuộc dự án nhóm B, C do địa phương quản lý.Trực tiếp tổ chức kiểm tra chất lượng công trình tại địa phương khi cần thiết.

-Báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình chất lượng các công trình xây dựngtại địa phương.

-Căn cứ vào năng lực quản lý đầu tư và xây dựng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện,trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượngcông trình xây dựng đối với các dự án do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã quyết địnhđầu tư.

b)Các Sở, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã được Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh giao làm chủ dự án phải chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trìnhtheo các nội dung tại Quy định này.

c)Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáođịnh kỳ 6 tháng về tình hình chất lượng các công trình xây dựng tại địa phươnggửi Bộ Xây dựng (mẫu báo cáo theo phụ lục 12 của Quy định này) để tổng hợp báocáo Thủ tướng Chính phủ.

3-Bộ có xây dựng chuyên ngành:

a)Ban hành các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành saukhi có thoả thuận với Bộ Xây dựng.

b)Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý chất lượng đối với cáccông trình xây dựng chuyên ngành do Bộ quản lý trên phạm vi cả nước.

c)Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác đảm bảo chất lượng công trình xây dựngchuyên ngành của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu xây lắp; trực tiếp tổchức kiểm tra chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành khi cần thiết. Kiếnnghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành. Riêngđối với công trình xây dựng chuyên ngành nhóm A cần có sự phối hợp với Bộ Xâydựng khi thực hiện các công việc trên.

d)Báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành gửiBộ Xây dựng (mẫu báo cáo theo phụ lục 13 của Quy định này) để tổng hợp báo cáoThủ tướng Chính phủ.

4-Bộ quản lý chuyên ngành kỹ thuật:

a)Ban hành các quy định quản lý chất lượng chuyên ngành kỹ thuật trong các côngtrình xây dựng sau khi có thoả thuận với Bộ Xây dựng.

b)Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý chất lượng chuyên ngànhkỹ thuật trong các công trình xây dựng trên phạm vi cả nước.

c)Tham gia với cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xâydựng (theo phân cấp tại Điều này) để kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực chuyênngành kỹ thuật như phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn lao động;an toàn công nghiệp; an toàn đê điều; an toàn giao thông; bưu điện... đối vớitừng loại công trình có yêu cầu.

5-Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chínhcủa Trung ương Đảng, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, chính trị -xã hội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước) có dự án đầu tư và đượcgiao vốn để quản lý đầu tư xây dựng công trình theo dự án được duyệt (gọi là Bộcó dự án):

a)Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định quản lý chất lượng đối với cáccông trình xây dựng thuộc Bộ quản lý thông qua cơ quan có chức năng của Bộ,hoặc một tổ chức quản lý điều hành dự án có đủ năng lực theo quy định của phápluật.

b)Cơ quan có chức năng của Bộ phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan có chức năngquản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực thi việc kiểm tra côngtác đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng; có trách nhiệm kiểm tra côngtác đảm bảo chất lượng của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu xây lắp;theo dõi, phát hiện và kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình đốivới các công trình xây dựng thuộc Bộ quản lý đồng thời thông báo cho Sở Xâydựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành tại địa phương biết để phối hợp.

c)Bộ có dự án báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình xây dựng gửi BộXây dựng (mẫu báo cáo theo phụ lục 13 của Quy định này) để tổng hợp báo cáo Thủtướng Chính phủ.

Điều 4.Trách nhiệm về chất lượng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu

Cácđơn vị khảo sát, thiết kế, xây lắp đều phải tự chịu trách nhiệm về chất lượngvà kết quả công việc thực hiện trong quá trình xây dựng, bảo hành xây lắp, bảo trìcông trình. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương pháp quản lý khoa học theo môhình quản lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn ISO - 9000.

1-Trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý chất lượng công trình xây dựng:

a)Thực hiện theo quy định tại Điều 46 khoản 1 của Quy chế quản lý đầu tư và xâydựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủvà theo quy định tại các Điều 7, 8, 9, 14, 17, 19 của Quy định này.

b)Trong trường hợp chủ đầu tư thuê đơn vị giám sát thi công thì đơn vị giám sátphải thực hiện theo nội dung tại các Điều 14, 17 của Quy định này đồng thờichịu trách nhiệm về chất lượng công việc thực hiện theo hợp đồng giao nhậnthầu.

c)Báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình (mẫu báo cáo theo phụ lục 11của Quy định này) gửi cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng côngtrình xây dựng (theo phân cấp tại Điều 3 của Quy định này).

2-Trách nhiệm về chất lượng của đơn vị và cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế:

Đơnvị khảo sát, thiết kế phải thực hiện theo quy định tại Điều 46 khoản 2 của Quychế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CPngày 08/7/1999 của Chính phủ đồng thời chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư vàpháp luật về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng. Người chủ trì khảo sát, thiếtkế phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịu trách nhiệm cá nhân về chấtlượng công việc thực hiện.

3-Trách nhiệm của nhà thầu xây lắp về chất lượng công trình xây dựng:

Thựchiện theo quy định tại Điều 46 khoản 3 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựngban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ vànội dung tại Điều 16 của Quy định này. Nhà thầu xây lắp phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về an toàn của công trình đang thi công và các công trình lâncận.

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT

THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ TỔNG DỰ TOÁN

Điều 5. Khảo sát xây dựng

1-Khảo sát xây dựng phải thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về khảo sát và yêucầu của thiết kế. Phương án kỹ thuật khảo sát phải phù hợp với từng giai đoạnthiết kế (thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công),đặc điểm công trình (phản ánh trong yêu cầu kỹ thuật khảo sát xây dựng) và phùhợp với điều kiện tự nhiên của vùng dự kiến xây dựng. Hồ sơ khảo sát phải đượcxác định đúng với vị trí xây dựng, phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng xây dựng,địa hình tự nhiên, địa chất công trình, điều kiện khí tượng thuỷ văn và môi trường,phù hợp với Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Kết quảkhảo sát xây dựng phải được chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu, lập thành biênbản.

2-Đơn vị khảo sát xây dựng có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư giải quyết cácvướng mắc, phát sinh trong quá trình khảo sát xây dựng để đảm bảo chất lượng hồsơ khảo sát xây dựng, độ chính xác và độ tin cậy của các số liệu phục vụ côngtác thiết kế.

Điều 6. Thiết kế xây dựng công trình

1-Đơn vị thiết kế phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế. Sản phẩmthiết kế phải phù hợp với Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng,yêu cầu thiết kế và hợp đồng giao nhận thầu thiết kế. Sản phẩm thiết kế phảiphù hợp với nội dung theo trình tự thiết kế; trong trường hợp thi công phức tạpphải có thuyết minh và chỉ dẫn kỹ thuật thi công đối với các kết cấu và bộ phậnquan trọng của công trình; ghi rõ quy cách, chủng loại, tính năng cần thiết củavật liệu, thiết bị sử dụng trong công trình; có thuyết minh về sử dụng và bảotrì công trình.

2-Mỗi sản phẩm thiết kế (đồ án thiết kế) phải có người chủ trì thiết kế; đồ ánthiết kế lớn (công trình thuộc dự án nhóm A, B) phải có chủ nhiệm đồ án. Ngườichủ trì thiết kế hoặc chủ nhiệm đồ án phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượngvà tính đúng đắn của đồ án thiết kế, giải pháp kỹ thuật và tiên lượng thiết kế.Nội dung thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kếkỹ thuật thi công của sản phẩm thiết kế được quy định theo phụ lục 1 của Quyđịnh này.

3-Đơn vị thiết kế phải có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế để đánhgiá chất lượng sản phẩm thiết kế. Sản phẩm thiết kế phải được chủ đầu tư nghiệmthu, lập thành biên bản.

4-Đơn vị thiết kế phải thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xâylắp; tham gia nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu hoàn thành hạng mục vàtoàn bộ công trình để đưa vào khai thác sử dụng; phối hợp với chủ đầu tư xử lýcác vướng mắc, thay đổi, phát sinh trong quá trình thi công; bổ sung, điềuchỉnh thiết kế và dự toán khi có thay đổi, phát sinh. Nội dung giám sát tác giảđược quy định theo Điều 18 của Quy định này.

5-Đối với thiết kế xây dựng chuyên ngành, còn phải tuân thủ quy định về nội dungsản phẩm thiết kế xây dựng chuyên ngành.

6-Đơn vị thiết kế có thể ký hợp đồng giao thầu lại cho một đơn vị có tư cách phápnhân thực hiện một phần công việc thiết kế không phải là phần chính của nộidung hợp đồng đã ký với chủ đầu tư nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước chủđầu tư và pháp luật về phần công việc thiết kế giao thầu lại.

Điều 7. Nghiệm thu sản phẩm thiết kế

1-Việc nghiệm thu sản phẩm thiết kế thực hiện trên nguyên tắc đơn vị thiết kếphải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng sản phẩm thiết kế,tuân thủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm thiết kế đã ghi trong hợp đồng giaonhận thầu thiết kế. Việc nghiệm thu sản phẩm thiết kế thực hiện trên cơ sở:

a)Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế.

b)Hồ sơ thiết kế có đủ nội dung và số lượng theo phụ lục 1 của Quy định này.

c)Các biên bản nghiệm thu các giai đoạn thiết kế giữa chủ đầu tư và đơn vị thiếtkế.

2-Biên bản nghiệm thu sản phẩm thiết kế phải nêu rõ những sai sót của thiết kế(nếu có) và yêu cầu sửa chữa thiết kế, đồng thời kết luận về chất lượng thiếtkế. Hồ sơ thiết kế xuất xưởng để chuyển giao cho chủ đầu tư phải tuân thủ cácquy định về hệ thống hồ sơ tài liệu thiết kế, bản vẽ thiết kế theo tiêu chuẩn đượcáp dụng. Biên bản nghiệm thu sản phẩm thiết kế là căn cứ để thanh quyết toánhợp đồng giao nhận thầu thiết kế với đơn vị thiết kế.

Điều 8.Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán hoặcthiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán

Hồsơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán do chủ đầu tư trình cho cơ quan có thẩmquyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đồng thời gửi tới cơ quanthẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, bao gồm:

1-Tờ trình thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán theo phụ lục 2của Quy định này;

2-Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế sơ bộ đã đượcduyệt cùng dự án;

3-Hồ sơ khảo sát, hồ sơ thiết kế theo phụ lục 1 của Quy định này;

4-Biên bản nghiệm thu sản phẩm khảo sát, thiết kế;

5-Các văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về antoàn môi trường, an toàn phòng chống cháy, nổ, an toàn đê điều, an toàn giaothông và các yêu cầu có liên quan.

Điều 9. Yêu cầu về chất lượng hồ sơ thiết kế trình thẩm định, phêduyệt

1-Thiết kế phải phù hợp với nội dung của thiết kế sơ bộ, tiêu chuẩn kỹ thuật vàcấp công trình trong báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư đã được cấpcó thẩm quyền phê duyệt.

2-Nội dung thiết kế phải tuân thủ Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được ápdụng. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài thì phải tuân thủquy định của Bộ Xây dựng.

3-Tổng dự toán công trình được lập trên cơ sở định mức, đơn giá, chế độ, chínhsách hiện hành liên quan tới chi phí đầu tư xây dựng và không được vượt tổngmức đầu tư đã ghi trong quyết định đầu tư.

Điều 10. Thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán

1-Nội dung thẩm định của cơ quan có thẩm quyền:

a)Tư cách pháp lý của đơn vị, cá nhân thiết kế.

b)Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với nội dung đã được phê duyệt trong quyếtđịnh đầu tư về quy mô, công nghệ, công suất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quyhoạch, kiến trúc, Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, cụ thể:

-Kiểm tra sự tuân thủ các nội dung được duyệt về quy mô xây dựng, công nghệ,công suất thiết kế, cấp công trình, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong báo cáonghiên cứu khả thi và thiết kế sơ bộ đã được phê duyệt về quy hoạch, kiến trúc(đặc biệt là vị trí xây dựng, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng, mật độ xâydựng, hệ số sử dụng đất);

-Kiểm tra sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹthuật được áp dụng.

c)Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn lao động, an toàn đê điều, antoàn giao thông và các yêu cầu có liên quan.

d)Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật so với yêu cầu về an toàn quy địnhtheo Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng; yêu cầu sử dụngcông trình; yêu cầu an toàn trong thi công; những thay đổi so với thiết kế sơ bộ(nếu có).

e)Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức, đơn giá, chế độ, chínhsách của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong tổng dự toán.

g)Sự phù hợp giữa khối lượng công tác xây lắp tính từ thiết kế kỹ thuật với khốilượng công tác xây lắp tính trong tổng dự toán.

h)Xác định giá trị tổng dự toán bao gồm cả thiết bị và so sánh với tổng mức đầu tưđã được phê duyệt.

2-Có thể tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán hạng mục công trình theogói thầu đã được phân chia trong quyết định phê duyệt dự án.

3-Kết thúc việc thẩm định, cơ quan thẩm định phải lập văn bản thẩm định thiết kếkỹ thuật và tổng dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các nội dungthẩm định nêu trên, nêu rõ những sai sót của thiết kế (nếu có) và kết luận vềviệc sử dụng thiết kế (mẫu văn bản thẩm định theo phụ lục 3 của Quy định này).

4-Đối với các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vàcác dự án đầu tư có xây dựng khác của tư nhân và các tổ chức không thuộc cácdoanh nghiệp Nhà nước : Chủ đầu tư sử dụng một đơn vị tư vấn có chức năng thựchiện kiểm tra chất lượng thiết kế kỹ thuật theo các nội dung nêu tại khoản 1(mục a, b, c, d) của Điều này trước khi trình cơ quan cấp giấy phép xây dựngcông trình.

5-Đối với các công trình nhà ở của hộ gia đình và cá nhân: Thực hiện theo hướngdẫn cấp giấy phép xây dựng của Bộ Xây dựng.

Điều 11. Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán

1-Công trình thuộc dự án nhóm A:

BộXây dựng chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của côngtrình thuộc dự án nhóm A thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tổngcông ty 91) và y ban nhân dân cấp tỉnh.

Riêngcác công trình xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải; công trình xâydựng hầm mỏ, công trình xây dựng công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp; công trìnhxây dựng thuỷ lợi, nông, lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn; công trình xây dựng bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện; công trình di tíchthuộc Bộ Văn hoá - Thông tin; công trình quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc giathuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì các Bộ và các cơ quan đó chủ trì tổ chứcthẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán có sự tham gia của địa phương vàcác Bộ, ngành liên quan.

2-Công trình thuộc dự án nhóm B, C:

CácBộ và các cơ quan nêu tại khoản 1 của Điều này hướng dẫn cấp dưới thực hiệnthẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc các dự án nhóm B,C thuộc quyền quản lý.

a)Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:

Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ươngĐảng, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội(được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước) và yban nhân dân cấptỉnh giao cho cơ quan có chức năng quản lý xây dựng của mình thẩm định thiết kếkỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc quyền quản lý.

b)Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốntín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:

-Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, yban nhân dân cấptỉnh và Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh thành lập (Tổng công ty 91) giao cho cơ quan có chức năng quản lý xây dựngcủa mình thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình.

-Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước thuộc các Bộ, ngành và địa phương quảnlý, doanh nghiệp trực thuộc Bộ (khi được Bộ uỷ quyền) tự tổ chức thẩm địnhthiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc dự án đầu tư nhóm C thuộcquyền quyết định đầu tư.

c)Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệpNhà nước quy định tại Điều 1 khoản 6 (mục 3) của Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày05/5/2000 của Chính phủ: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án tự tổ chứcthẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình.

d)Đối với các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vàcác dự án đầu tư có xây dựng khác của tư nhân và các tổ chức không thuộc cácdoanh nghiệp Nhà nước : Cơ quan cấp giấy phép xây dựng công trình thẩm địnhthiết kế kỹ thuật theo các nội dung nêu tại khoản 1 (mục a, b, c, d) Điều 10của Quy định này trước khi cấp giấy phép.

3-Công trình thuộc dự án nhóm B, C do địa phương quản lý:

-Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ tính chất của dự án, giao cho Sở Xâydựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dựtoán công trình.

-Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định thiết kế kỹthuật và tổng dự toán công trình thuộc dự án do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xãquyết định đầu tư theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

4-Ngoài việc sử dụng lệ phí thẩm định theo khoản 5 Điều 37 của Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999của Chính phủ, khi chủ đầu tư và đơn vị thiết kế không giải trình được nhữngnội dung nêu tại khoản 1 Điều 10 của Quy định này, cơ quan thẩm định thiết kếkỹ thuật và tổng dự toán có thể mời chuyên gia hoặc các đơn vị tư vấn có chứcnăng cùng tham gia thẩm định (đơn vị thiết kế không được tham gia thẩm định sảnphẩm của mình). Chi phí mời chuyên gia hoặc các đơn vị tư vấn theo hướng dẫncủa Bộ Xây dựng.

Điều 12. Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán

1-Công trình thuộc dự án nhóm A:

Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trịTổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tổng công ty91), Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh có dựán đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của công trình thuộc dựán nhóm A sau khi đã được Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định.

Riêngcác công trình xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải; công trình xâydựng hầm mỏ, công trình xây dựng công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp; công trìnhxây dựng thuỷ lợi, nông, lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn; công trình xây dựng bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện; công trình di tíchthuộc Bộ Văn hoá - Thông tin; công trình quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc giathuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì các Bộ và các cơ quan đó chủ trì tổ chứcthẩm định và phê duyệt.

2-Công trình thuộc dự án nhóm B, C:

a)Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:

Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lýtài chính của Trung ương Đảng, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước) và Chủtịch y ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật vàtổng dự toán công trình thuộc quyền quản lý.

b)Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốntín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:

-Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng quản trị Tổng công tyNhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tổng công ty 91) phêduyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc quyền quản lý.

-Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước thuộc các Bộ, ngành và địa phương quảnlý, doanh nghiệp trực thuộc Bộ (khi được Bộ uỷ quyền) phê duyệt thiết kế kỹthuật và tổng dự toán công trình thuộc dự án đầu tư nhóm C thuộc quyền quyếtđịnh đầu tư.

c)Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệpNhà nước quy định tại Điều 1 khoản 6 (mục 3) của Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày05/5/2000 của Chính phủ : Người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án phê duyệtthiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình.

d)Đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và các dự ánđầu tư có xây dựng khác của tư nhân và các tổ chức không thuộc các doanh nghiệpNhà nước : Chủ đầu tư tự phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán côngtrình.

3-Công trình thuộc dự án nhóm B, C do địa phương quản lý:

-Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toáncông trình thuộc dự án nhóm B, C.

-Giám đốc Sở Xây dựng hoặc Giám đốc các Sở có xây dựng chuyên ngành phê duyệtthiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc dự án nhóm C khi được Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền.

-Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toáncông trình do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã quyết định đầu tư theo phân cấp củaUỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

4-Chủ đầu tư được phép phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán các hạng mục côngtrình phụ (cổng, hàng rào, nhà thường trực) và những hạng mục công trình theoquy định không phải đấu thầu, nhưng không được làm ảnh hưởng đến thiết kế kỹthuật và tổng dự toán công trình được duyệt.

5-Đối với dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, trong đó từng dự án thành phầnđược thực hiện theo phân kỳ đầu tư ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiêncứu tiền khả thi thì công trình thuộc dự án thành phần được thẩm định, phêduyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán như công trình thuộc dự án độc lập.

6-Đối với các dự án đầu tư chỉ mua sắm trang thiết bị có những yêu cầu chuyên mônđặc thù thì các Bộ, ngành tự thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổngdự toán.

7-Nội dung quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán hoặc thiết kếkỹ thuật thi công và tổng dự toán được quy định theo Điều 38 khoản 2 của Quychế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CPngày 08/7/1999 của Chính phủ. Mẫu Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật vàtổng dự toán theo phụ lục 4 của Quy định này.

Điều 13.Trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dựtoán.

Cơquan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phảichịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung thẩm định, phê duyệt quy địnhtại các Điều 37 và Điều 38 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèmtheo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

CHƯƠNG 3

GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 14. Yêu cầu của công tác giám sát thi công

1-Công tác giám sát thi công trong quá trình xây lắp công trình phải được tiếnhành thường xuyên, liên tục, có hệ thống nhằm ngăn ngừa các sai phạm kỹ thuật,đảm bảo việc nghiệm thu khối lượng và chất lượng các công tác xây lắp của nhàthầu được thực hiện theo thiết kế được duyệt, Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹthuật được áp dụng, các quy định về an toàn lao động và phù hợp với hợp đồnggiao nhận thầu.

2-Đơn vị giám sát, người thực hiện giám sát thi công phải có năng lực chuyên mônvà nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận.

Điều 15. Công tác giám sát trong quá trình thi công

Chủđầu tư (hoặc đơn vị giám sát thi công được chủ đầu tư thuê), đơn vị thiết kế (giámsát tác giả) và nhà thầu xây lắp (tự giám sát) phải có các bộ phận chuyên tráchđảm bảo duy trì hoạt động giám sát một cách có hệ thống toàn bộ quá trình thicông xây lắp công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành nghiệm thuvà bàn giao toàn bộ công trình theo Quy định này.

Điều 16. Công tác tự kiểm tra chất lượng của nhà thầu xây lắp

1-Yêu cầu đối với công tác tự kiểm tra chất lượng của nhà thầu xây lắp : Chấphành đúng yêu cầu của thiết kế được duyệt và các cam kết trong hợp đồng giao nhậnthầu. Thực hiện đúng trình tự nghiệm thu theo Quy định này, các quy định quảnlý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành và quản lý chất lượng chuyênngành kỹ thuật.

2-Nhà thầu xây lắp phải báo cáo đầy đủ quy trình, phương án và kết quả tự kiểm trachất lượng vật liệu, cấu kiện và sản phẩm xây dựng với chủ đầu tư để kiểm travà giám sát.

3-Nhà thầu xây lắp chỉ đề nghị chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu các công tác xây lắpđã hoàn thành sau khi bộ phận chuyên trách kiểm tra chất lượng của nhà thầu đãkiểm tra và xác nhận.

Điều 17.Giám sát thi công của chủ đầu tư

1-Yêu cầu đối với công tác giám sát thi công xây lắp của chủ đầu tư : Chấp hànhđúng yêu cầu của thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Quy chuẩn xâydựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng và các cam kết về chất lượng theo hợpđồng giao nhận thầu.

2-Trách nhiệm giám sát thi công xây lắp của chủ đầu tư được quy định theo cácgiai đoạn thi công:

a)Giai đoạn chuẩn bị thi công:

-Kiểm tra danh mục, quy cách, chủng loại và tính năng của vật liệu, cấu kiện,sản phẩm xây dựng, thiết bị sẽ sử dụng trong công trình do nhà thầu xây lắplập;

-Kiểm tra điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn thi công cho công trình và antoàn cho các công trình lân cận.

b)Giai đoạn thực hiện thi công:

-Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bịcủa nhà thầu. Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng, quytrình và phương án tự kiểm tra chất lượng của nhà thầu xây lắp nhằm bảo đảm thicông công trình theo thiết kế được duyệt. Kiểm tra tiến độ, biện pháp thi công,biện pháp an toàn lao động cho công trình và an toàn cho các công trình lân cậndo nhà thầu xây lắp lập;

-Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại hiện trường; không cho phépđưa vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng không phù hợp với tiêu chuẩn về chấtlượng và quy cách vào sử dụng trong công trình. Kiểm tra thiết bị tại hiện trường;không cho phép sử dụng thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa qua kiểmđịnh vào sử dụng trong công trình. Khi cần thiết, phải lấy mẫu thí nghiệm kiểmđịnh chất lượng và các tính năng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng;

-Kiểm tra, xác nhận về khối lượng, chất lượng, tiến độ các công việc;

-Lập báo cáo khối lượng, chất lượng và tiến độ các công việc phục vụ giao ban thườngkỳ của chủ đầu tư;

-Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thicông;

-Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp, giai đoạn xây lắp, nghiệm thu chạythử thiết bị. Mẫu biên bản nghiệm thu trong giai đoạn thực hiện thi công theocác phụ lục 5, 6 ,7 của Quy định này;

-Đối với những bộ phận, hạng mục hoặc công trình trong quá trình thi công xâylắp có hiện tượng giảm chất lượng, có độ lún và biến dạng... vượt quá mức độcho phép của thiết kế hoặc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, trước khinghiệm thu phải có ý kiến bằng văn bản của đơn vị thiết kế và của một đơn vị tưvấn có chức năng đánh giá các tác động trên đến công trình. Chi phí thực hiệnđánh giá các tác động đến công trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

c)Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình:

-Chủ đầu tư (hoặc đơn vị giám sát do chủ đầu tư thuê) phải kiểm tra, tập hợptoàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng đối với công trình. Danhmục hồ sơ, tài liệu hoàn thành xây dựng công trình được quy định theo phụ lục10 của Quy định này;

-Sau khi kiểm tra, nếu các hạng mục công trình đã hoàn thành có chất lượng đạtyêu cầu thiết kế đã được phê duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn nghiệm thu được ápdụng, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình và lập thành biên bảntheo phụ lục 8 của Quy định này.

Điều 18. Giám sát tác giả của đơn vị thiết kế

1-Căn cứ để giám sát:

a)Hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b)Tiến độ tổng thể thi công công trình; thông báo của chủ đầu tư về tiến độ yêucầu giám sát tác giả đã được các bên thống nhất;

c)Biện pháp và thuyết minh tổng thể thi công công trình; biện pháp thi công chitiết đối với các kết cấu, bộ phận và hạng mục quan trọng.

2-Nội dung giám sát:

a)Giải thích tài liệu thiết kế công trình cho chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp đểquản lý và thi công theo đúng yêu cầu của thiết kế;

b)Theo dõi, phối hợp giải quyết các vướng mắc, thay đổi, phát sinh về thiết kếtrong quá trình thi công;

c)Kiểm tra và tham gia nghiệm thu các kết cấu chịu lực chính, bộ phận và hạng mụcquan trọng;

d)Giám sát thường xuyên đối với trường hợp thi công các kết cấu, các bộ phận vàhạng mục được thiết kế theo công nghệ tiên tiến;

e)Tham gia nghiệm thu các giai đoạn xây lắp, nghiệm chạy thử thiết bị, nghiệm thuhoàn thành hạng mục và toàn bộ công trình.

3-Chế độ giám sát tác giả: Không thường xuyên.

Điều 19.Tổ chức nghiệm thu

1-Công tác nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi hoànthành những phần khuất của công trình, những kết cấu chịu lực, những bộ phận,hạng mục và toàn bộ công trình đồng thời phải bảo đảm nghiệm thu khối lượng cáccông việc đã hoàn thành theo kỳ thanh toán quy định trong hợp đồng giao nhậnthầu đã ký kết.

2-Việc nghiệm thu giai đoạn xây lắp (nền móng, kết cấu phần thân công trình, hệthống kỹ thuật công trình...), nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệmthu hoàn thành hạng mục hoặc công trình do chủ đầu tư tổ chức thực hiện với sựtham gia của các đơn vị thiết kế, nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung ứng thiết bị(nếu có).

Đốivới những bộ phận, hạng mục hoặc công trình có các yêu cầu phòng chống cháy nổhoặc khi khai thác, sử dụng có tác động xấu đến môi trường và an toàn vận hành,khi nghiệm thu đưa vào sử dụng phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lýchuyên ngành kỹ thuật của Nhà nước về các yêu cầu nêu trên.

Cơquan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phâncấp tại Điều 3 của Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các giaiđoạn quan trọng của công trình; kiểm tra sự tuân thủ Quy định quản lý chất lượngcông trình xây dựng khi hoàn thành xây dựng công trình để đưa vào sử dụng.

Cácbiên bản nghiệm thu công tác xây lắp, giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bịchạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoàn thành hạng mục hoặc công trình được lập theocác phụ lục 5, 6, 7, 8 của Quy định này.

Biênbản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tưlàm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán côngtrình và thực hiện đăng ký tài sản.

Chiphí tổ chức nghiệm thu các giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổnghợp và nghiệm thu hoàn thành công trình được ghi trong tổng dự toán công trình.

3-Đối với công trình quan trọng hoặc có yêu cầu kỹ thuật và công nghệ phức tạpthì Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước theođề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoặc Bộ trưởng các Bộ có dự án để kiểm tra,xem xét công tác nghiệm thu của chủ đầu tư.

a)Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước được ghi trong quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng.

b)Hội đồng nghiệm thu Nhà nước của công trình phối hợp với cấp trên trực tiếp củachủ đầu tư để soạn thảo và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng.

c)Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước của công trình căn cứ vào tính chất đặcđiểm, công năng của công trình để thành lập các Tiểu ban chuyên môn làm tư vấncho Hội đồng.

d)Chủ đầu tư thành lập Hội đồng nghiệm thu cơ sở làm tư vấn cho chủ đầu tư trongcông tác nghiệm thu và có trách nhiệm giúp Hội đồng nghiệm thu Nhà nước tổ chứcthực hiện kiểm tra, xem xét công tác nghiệm thu theo quy định.

e)Hội đồng nghiệm thu cơ sở không được cho phép bàn giao, đưa công trình vào khaithác vận hành, sử dụng khi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chưa xem xét kết luậnhoặc chưa lập biên bản nghiệm thu cấp Nhà nước. Hội đồng nghiệm thu cơ sở cótrách nhiệm nghiệm thu công tác xây lắp, nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệmthu chạy thử thiết bị, nghiệm thu hạng mục và công trình đã hoàn thành để chủđầu tư chính thức đề nghị Hội đồng nghiệm thu Nhà nước kiểm tra và tổ chứcnghiệm thu. Biên bản nghiệm thu công trình đã hoàn thành của Hội đồng nghiệmthu Nhà nước được lập theo phụ lục 9 của Quy định này.

g)Kinh phí hoạt động của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (kể cả hoạt động của Hộiđồng nghiệm thu cơ sở) được ghi trong tổng dự toán công trình.

4-Chủ đầu tư chịu trách nhiệm nộp lưu trữ hồ sơ, tài liệu hoàn thành xây dựngcông trình theo quy định của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ, tài liệu.

Điều 20. Trường hợp có các nhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn,kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng

1-Các nhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn, kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượngphải chịu trách nhiệm trước pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namvà các cam kết theo hợp đồng giao nhận thầu về chất lượng các kết quả cung cấp,đồng thời phải chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về các lĩnh vựckỹ thuật chuyên ngành.

Cáckết quả do các nhà thầu nước ngoài nêu trên cung cấp theo hợp đồng giao nhậnthầu là căn cứ để chủ đầu tư xem xét, đánh giá phục vụ việc nghiệm thu côngtrình theo Quy định này.

2-Các cơ quan quản lý Nhà nước về các lĩnh vực kỹ thuật chuyên ngành có tráchnhiệm theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện tư vấn, kiểm định, giám sát, đăngkiểm chất lượng của các nhà thầu nước ngoài; khi cần thiết có thể tổ chức kiểmtra kết quả công việc do các nhà thầu nước ngoài thực hiện.

CHƯƠNG 4

BẢO HÀNH XÂY LẮP CÔNG TRÌNH VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH

Điều 21. Bảo hành xây lắp công trình

1-Bảo hành xây lắp công trình là sự yêu cầu bắt buộc theo luật pháp đối với nhàthầu xây lắp về chất lượng trong một thời gian tối thiểu nhất định (gọi là thờihạn bảo hành) đã quy định tại Điều 54 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựngban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ. Nhàthầu xây lắp có nghĩa vụ thực hiện sửa chữa các hư hỏng do mình gây ra trongthời hạn bảo hành.

2-Nhà thầu không chịu trách nhiệm bảo hành xây lắp công trình trong các trườnghợp sau:

a)Khi các hư hỏng công trình xây dựng trong thời hạn bảo hành không phải do lỗicủa nhà thầu gây ra.

b)Trường hợp trong thời hạn bảo hành xây lắp công trình mà bộ phận, hạng mục hoặccông trình bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc tháo dỡ do chủ đầu tư vi phạmpháp luật về xây dựng thì nhà thầu xây lắp không có trách nhiệm bảo hành, mặcdù trong đó có sai sót về kỹ thuật xây dựng.

Điều 22. Bảo trì công trình

1-Bảo trì công trình là sự yêu cầu bắt buộc theo luật pháp về chất lượng đối vớichủ quản lý sử dụng công trình hoặc chủ sở hữu công trình cần phải sửa chữa,thay thế, phục hồi chức năng, bảo đảm tuổi thọ và an toàn vận hành nhằm duy trìkhả năng chịu lực, mỹ quan, duy trì sử dụng hoặc vận hành của bộ phận, hạngmục, công trình đã hoạt động theo một chu kỳ thời gian do thiết kế và nhà chếtạo quy định.

Chủquản lý sử dụng công trình hoặc chủ sở hữu công trình có trách nhiệm và nghĩavụ bảo trì công trình theo quy định của thiết kế và nhà chế tạo đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt.

2-Thời hạn bảo trì công trình:

a)Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu đưa công trình vào sửdụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định về cấp công trình.

Trườnghợp công trình vượt quá niên hạn sử dụng hoặc không đảm bảo yêu cầu chất lượngđể tiếp tục sử dụng, phải có văn bản của đơn vị tư vấn kiểm định đánh giá hiệntrạng công trình làm cơ sở cho cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, quyếtđịnh.

b)Đối với các công trình xây dựng chuyên ngành, còn phải tuân thủ các quy địnhcủa Bộ có xây dựng chuyên ngành về thời hạn bảo trì công trình.

3-Cấp bảo trì công trình:

a)Bảo trì công trình được quy định theo 04 cấp:

-Duy tu, bảo dưỡng;

-Sửa chữa nhỏ;

-Sửa chữa vừa;

-Sửa chữa lớn.

b)Đối với cấp duy tu, bảo dưỡng và cấp sửa chữa nhỏ: Chủ quản lý sử dụng côngtrình hoặc chủ sở hữu công trình lập kế hoạch bảo trì theo định kỳ hàng năm.

c)Đối với cấp sửa chữa vừa và cấp sửa chữa lớn có liên quan đến an toàn trong vậnhành, khai thác, sử dụng công trình : Căn cứ vào quy mô của công việc, chủ quảnlý sử dụng công trình hoặc chủ sở hữu công trình lập dự án đầu tư hoặc báo cáođầu tư theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theoNghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

4-Trách nhiệm về bảo trì công trình:

a)Trường hợp được Nhà nước giao quyền quản lý sử dụng công trình, chủ quản lý sửdụng phải:

-Tuân thủ các chỉ dẫn kỹ thuật trong quy trình bảo trì của đơn vị thiết kế côngtrình khi vận hành khai thác, sử dụng;

-Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình bị xuống cấp,không duy trì được khả năng chịu lực của kết cấu, bộ phận, hạng mục, công trìnhvà vận hành không an toàn do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.

b)Trường hợp thông qua hợp đồng cho thuê để sử dụng công trình, người cho thuê sửdụng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không thực hiệnbảo trì công trình theo quy định.

CHƯƠNG 5

SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 23. Trình tự giải quyết sự cố công trình xây dựng

1-Tất cả các công trình xây dựng thuộc mọi nguồn vốn đầu tư, hình thức sở hữu,đang thi công, đã xây dựng xong hoặc đang sử dụng khi xảy ra sự cố phải đượcgiải quyết theo trình tự sau:

a)Khẩn cấp cứu người bị nạn (nếu có);

b)Có biện pháp ngăn chặn kịp thời để tránh nguy hiểm có thể tiếp tục xẩy ra;

c)Bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố;

d)Thông báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2-Trong thời hạn 24 giờ sau khi xảy ra sự cố, nhà thầu xây lắp, người sử dụnghoặc chủ đầu tư (tuỳ thuộc tình hình thi công hoặc sử dụng công trình) phải báocáo cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng(theo phân cấp tại Điều 24 của Quy định này) và các cơ quan, tổ chức, cá nhâncó trách nhiệm khác để điều tra và xử lý sự cố (mẫu báo cáo theo phụ lục 14 củaQuy định này).

3-Lập hồ sơ sự cố:

a)Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, nhà thầu xây lắp, người sử dụng hoặc chủđầu tư căn cứ vào mức độ hư hỏng do sự cố gây ra để lập hồ sơ sự cố hoặc lậpbáo cáo sự cố. Trường hợp phải lập hồ sơ sự cố, có thể thuê một đơn vị tư vấnxây dựng có chức năng để thực hiện.

b)Nội dung hồ sơ sự cố:

-Biên bản kiểm tra hiện trường khi sự cố đã xảy ra;

-Kết quả đo, vẽ (kể cả quay phim, chụp ảnh) hiện trạng sự cố, trong đó cần lưu ýcác bộ phận, chi tiết kết cấu chịu lực quan trọng, các vết nứt, gãy, các hiện tượnglún, sụt và các chi tiết khác cần thiết cho việc nghiên cứu; kết quả thí nghiệmcác vật mẫu để xác định chất lượng vật liệu, kết cấu của công trình bị sự cố đểphân tích xác định nguyên nhân sự cố;

-Các tài liệu khác về công trình như : Những thay đổi, bổ sung thiết kế; nhữngsai lệch trong thi công so với thiết kế được duyệt; các hiện tượng chất tảihoặc sử dụng công trình không đúng thiết kế; các vi phạm quy trình vận hành, sửdụng; không thực hiện bảo trì công trình theo quy định;

-Mô tả diễn biến của sự cố và phân tích xác định nguyên nhân sự cố.

c)Thu dọn hiện trường sự cố:

-Sau khi có đầy đủ hồ sơ đáp ứng cho việc nghiên cứu, phân tích và xác địnhnguyên nhân gây nên sự cố công trình xây dựng, cơ quan chủ trì giải quyết sự cốcho phép nhà thầu xây lắp, người sử dụng hoặc chủ đầu tư tiến hành thu dọn hiệntrường sự cố.

-Trường hợp phải cứu người bị nạn, ứng cứu đê, đập, cầu cống, thông cầu, thông đườnghoặc ngăn ngừa sự cố tiếp theo đòi hỏi phải nhanh chóng tháo dỡ hoặc thu dọnhiện trường xảy ra sự cố thì trước khi tháo dỡ hoặc thu dọn, nhà thầu xây lắp,người sử dụng hoặc chủ đầu tư phải tiến hành chụp ảnh, quay phim và thu thập,ghi chép đến mức tối đa các yêu cầu quy định tại Điều này.

d)Khắc phục sự cố:

-Việc sửa chữa hoặc xây dựng lại công trình bị sự cố phải đảm bảo khắc phụctriệt để các nguyên nhân gây ra sự cố đã xác định tại biên bản giải quyết sựcố.

-Chi phí cho việc khắc phục sự cố do đơn vị hoặc cá nhân gây ra sự cố chịu.

-Trường hợp sự cố do nguyên nhân bất khả kháng thì chủ đầu tư hoặc cơ quan bảohiểm (đối với công trình có mua bảo hiểm) chịu chi phí khắc phục sự cố.

-Trường hợp sự cố gây ra hậu quả nghiêm trọng (gây tai nạn chết người hoặc gâythiệt hại lớn về tài sản Nhà nước), người có lỗi có thể còn bị truy cứu tráchnhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Phân cấp giải quyết sự cố công trình xây dựng

1-Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm A: Bộ Xây dựng chủ trì giảiquyết, có sự tham gia của Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành (nếu làcông trình xây dựng chuyên ngành) của địa phương nơi đặt công trình, Bộ có dựán hoặc Bộ có xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành)và các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước khác có liên quan.

2-Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm B, C: Sở Xây dựng chủ trìgiải quyết, có sự tham gia của Sở có dự án hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành(nếu là công trình xây dựng chuyên ngành) và các cơ quan chức năng quản lý Nhànước khác có liên quan tại địa phương.

3-Đối với công trình nhà ở của hộ gia đình và cá nhân: Cơ quan chức năng quản lýxây dựng (phòng xây dựng) của Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết. Trườnghợp cần thiết, cơ quan chủ trì giải quyết có thể mời đại diện Sở Xây dựng vàcác chuyên gia để tư vấn.

Cơquan chủ trì nêu tại khoản 2, 3 của Điều này có trách nhiệm báo cáo kết quảgiải quyết sự cố về Bộ Xây dựng.

CHƯƠNG 6

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNGTRÌNH XÂY DỰNG

Điều 25.Kiểm tra thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng

Côngtác kiểm tra do các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng côngtrình xây dựng, cơ quan quản lý trực tiếp của chủ đầu tư tiến hành nhằm đảm bảochất lượng công trình xây dựng, kịp thời đề ra biện pháp phòng ngừa, khắc phục,loại trừ các hành vi vi phạm về chất lượng công trình xây dựng. Công tác kiểmtra phải được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất trong suốt quá trình thực hiệnxây dựng và sử dụng công trình.

Điều 26.Xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Xửlý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện theo Điều68 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999 /NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ, các nội dung quy định tại Quy địnhnày và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

CHƯƠNG 7

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27.Quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy địnhkhác trái với Quy định này bị bãi bỏ.

Điều 28.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quanquản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan trung ương của các tổ chức chínhtrị, chính trị - xã hội, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước, các tổ chứcvà cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.

PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG, SỐ LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ

I. NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ

A/ Nội dung hồ sơ thiết kế sơ bộ

1. Phần thuyết minh:

1.1. Căn cứ để lập thiết kế sơ bộ:

-Các nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi;

-Danh mục Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng;

-Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ;

-Điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình, khí tượng, thuỷvăn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môi trường, hiện trạng chất lượngcông trình (trường hợp cải tạo, sửa chữa), công trình kỹ thuật hạ tầng...

1.2. Thuyết minh thiết kế công nghệ:

-Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉtiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu;

-Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành...

1.3. Thuyết minh thiết kế xây dựng:

-Phương án kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng, cảnhquan môi trường...;

-Phương án xây dựng : gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹthuật công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng...;

-Khối lượng sơ bộ các công tác xây lắp, vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị...chủ yếu của công trình.

1.4. Phân tích kinh tế - kỹ thuật:

-Các căn cứ xác định tổng mức đầu tư;

-Tổng mức đầu tư;

-So sánh, lựa chọn phương án công nghệ và xây dựng.

2. Phần bản vẽ:

-Mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ;

-Bố trí tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích chiếm đất, diện tíchxây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, cao độ xâydựng...);

-Phương án kiến trúc : mặt bằng, các mặt đứng và các mặt cắt chính của côngtrình; phối cảnh công trình; mô hình (nếu cần thiết);

-Phương án xây dựng : gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹthuật công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng...;

-Phương án bố trí dây chuyền công nghệ;

-Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành...

B/ Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán

1. Phần thuyết minh:

1.1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật:

-Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư);

-Thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt;

-Tóm tắt nội dung thiết kế sơ bộ (quy hoạch, kiến trúc, phương án xây dựng, côngnghệ...);

-Danh mục Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu được áp dụng;

-Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ;

-Điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình, khí tượng, thuỷvăn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môi trường, hiện trạng chất lượngcông trình (trường hợp cải tạo, sửa chữa), công trình kỹ thuật hạ tầng...

1.2. Thuyết minh thiết kế công nghệ:

-Giải pháp công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉtiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu;

-Danh mục máy móc thiết bị công nghệ;

-Hệ thống kỹ thuật đi kèm công nghệ;

-Giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành...

-Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.

1.3. Thuyết minh thiết kế xây dựng:

-Giải pháp kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng, cảnhquan môi trường...;

-Giải pháp xây dựng : gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹthuật công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng...;

-Danh mục phần mềm sử dụng, diễn giải các bước tính toán chủ yếu;

-Tổng hợp khối lượng các công tác xây lắp, vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị...chủ yếu của từng hạng mục và toàn bộ công trình;

-Chỉ dẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp...);

-Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.

2. Phần bản vẽ:

-Triển khai mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ;

-Triển khai tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích chiếm đất, diệntích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, cao độxây dựng...);

-Giải pháp kiến trúc : mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chính của các hạng mụcvà toàn bộ công trình, phối cảnh công trình;

-Giải pháp xây dựng : gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹthuật công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng... (chưa yêu cầu triển khai vậtliệu);

-Chi tiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp (nút khung, mắt dàn, neocốt thép đối với các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước...);

-Bố trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị...;

-Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành...;

-Phần bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các chi tiết cần thiết để không bị nhầm lẫnkhi lập bản vẽ thi công.

3. Phần tổng dự toán:

-Các căn cứ để lập tổng dự toán;

-Diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết;

-Tổng hợp khối lượng xây lắp, máy móc thiết bị... của các hạng mục và toàn bộcông trình (đủ điều kiện để lập hồ sơ mời thầu);

-Tổng dự toán công trình.

C/ Nội dung hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán

1. Phần bản vẽ:

-Chi tiết mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ;

-Chi tiết tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích chiếm đất, diệntích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, cao độxây dựng...);

-Chi tiết kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chính của các hạng mụccông trình và toàn bộ công trình, phối cảnh công trình;

-Chi tiết xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuậtcông trình, công trình kỹ thuật hạ tầng... (yêu cầu triển khai vật liệu);

-Chi tiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp (nút khung, mắt dàn, neocốt thép đối với các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước...), các chi tiếtxây dựng khác;

-Chi tiết bố trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị...;

-Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành...;

-Liệt kê khối lượng các công tác xây lắp, vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị...của các hạng mục và toàn bộ công trình;

-Chỉ dẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp...);

-Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.

2. Phần dự toán :

-Các căn cứ để lập dự toán;

-Diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết;

-Dự toán của các hạng mục công trình và tổng hợp dự toán của toàn bộ công trình.

D/ Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

-Phần thuyết minh và tổng dự toán: theo điểm I.B của phụ lục này;

-Phần bản vẽ: theo điểm I.C của phụ lục này.

II. SỐ LƯỢNG HỒ SƠTHIẾT KẾ

1. Đối với thiết kế sơ bộ:

Đơnvị thiết kế giao cho chủ đầu tư 08 bộ để gửi đến:

-Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (05 bộ kèm báo cáo nghiên cứu khảthi);

-Chủ đầu tư (02 bộ kèm báo cáo nghiên cứu khả thi, trong đó 01 bộ gửi cơ quanthẩm định TKKT-TDT);

-Cơ quan cấp phép xây dựng (01 bộ).

2. Đối với thiết kế kỹ thuật:

Đơnvị thiết kế giao cho chủ đầu tư 07 bộ để gửi đến:

-Cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (01 bộ);

-Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (01 bộ);

-Chủ đầu tư (02 bộ, trong đó 01 bộ gửi cơ quan PCCC để thẩm định về PCCC);

-Cơ quan cấp phép xây dựng (01 bộ);

-Nhà thầu xây lắp (01 bộ);

-Cơ quan lưu trữ theo quy định của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ tài liệu (01 bộ).

3. Đối với thiết kế kỹ thuật thi công:

Đơnvị thiết kế giao cho chủ đầu tư 09 bộ để gửi đến:

-Cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán (01 bộ);

-Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán (01 bộ);

-Chủ đầu tư (03 bộ, trong đó 01 bộ gửi cơ quan PCCC để thẩm định về PCCC);

-Cơ quan cấp giấy phép xây dựng (01 bộ);

-Nhà thầu xây lắp (02 bộ);

-Cơ quan lưu trữ theo quy định của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ tài liệu (01 bộ).

4. Đối với thiết kế bản vẽ thi công:

Đơnvị thiết kế giao cho chủ đầu tư 05 bộ để gửi đến:

-Chủ đầu tư (02 bộ);

-Nhà thầu xây lắp (03 bộ).

Ghi chú : Chi phí lập hồ sơ theo số lượng nêu trên được tính tronggiá thiết kế.

PHỤ LỤC 2

CHỦ ĐẦU TƯ

CỘNG HOÀ XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số : Độc lập-Tựdo-Hạnh phúc

.........., ngày......... tháng......... năm..........

TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT

THIẾT KẾ KỸ THUẬT - TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Kính gửi :

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ banhành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quy chế quản lý đầu tưvà xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 17 /2000/QĐ-BXD, ngày 02 /8/2000 của Bộ trưởngBộ Xây dựng ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư hướng dẫn.....

Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư).....

Chủđầu tư trình thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán công trình..... thuộcdự án đầu tư..... do đơn vị tư vấn xây dựng..... lập với các nội dung sau:

1. Tên công trình..... thuộc dự án đầu tư.....

-Tổng mức đầu tư theo dự án đã được phê duyệt.

-Địa điểm xây dựng, diện tích chiếm đất.

2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trình:

-Hồ sơ TKKT công trình được lập phù hợp với thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiêncứu khả thi đã được phê duyệt, tuân thủ Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuậtđược áp dụng (kèm theo danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng), cấp côngtrình, đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình. Cácthông số kỹ thuật chủ yếu (có phân tích so sánh với thiết kế sơ bộ trong báocáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt).....

-Biên bản nghiệm thu hồ sơ khảo sát, TKKT giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn khảosát, thiết kế.

-Có phụ lục kèm theo nêu rõ danh mục các hạng mục công trình, số lượng bản vẽcủa từng hạng mục công trình.

3. Hồ sơ tổng dự toán trình:

-Hồ sơ tổng dự toán công trình được lập trên cơ sở các định mức, đơn giá, chếđộ, chính sách tại thời điểm trình tổng dự toán; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuậtchủ yếu (có phân tích so sánh với tổng mức đầu tư trong báo cáo nghiên cứu khảthi đã được phê duyệt).....

-Biên bản nghiệm thu hồ sơ TDT giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập tổng dựtoán.

-Có phụ lục kèm theo nêu rõ danh mục các hạng mục công trình, diễn giải tổng dựtoán công trình.

Chủđầu tư trình..... thẩm định và phê duyệt TKKT - TDT công trình.....

Nơi nhận:Chủ đầu tư:

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số : Độc lập-Tựdo-Hạnh phúc

. ........., ngày......... tháng......... năm..........

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT - TỔNG DỰ TOÁNCÔNG TRÌNH

Kính gửi:

Cơ quan thẩm định..... đã nhận tờ trình số..... ngày..... của.....trình thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán công trình.....thuộc dự án đầu tư..... kèm theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán côngtrình.

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ banhành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quy chế quản lý đầu tưvà xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 17 /2000/QĐ-BXD, ngày 02 /8/2000 của Bộ trưởngBộ Xây dựng ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư hướng dẫn.....

Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư).....

Căn cứ tờ trình số..... ngày..... của.....

Sau khi xem xét, Cơ quan thẩm định báo cáo kết quả thẩm định TKKT -TDT công trình như sau:

-Tên công trình..... thuộc dự án đầu tư.....

-Chủ đầu tư.

-Theo Quyết định phê duyệt đầu tư số..... ngày..... của.....

-Tổng mức đầu tư theo dự án đã được phê duyệt.

-Địa điểm xây dựng, diện tích chiếm đất.

-Đơn vị tư vấn thiết kế và lập tổng dự toán.

1./ Nội dung và chất lượng hồ sơ thiết kế kỹ thuật:

2./ Kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật:

-Tư cách pháp lý của đơn vị, cá nhân thiết kế.

-Sự tuân thủ các nội dung được duyệt về quy mô xây dựng, công nghệ, công suấtthiết kế, cấp công trình, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong báo cáo nghiêncứu khả thi và thiết kế sơ bộ đã được phê duyệt về quy hoạch, kiến trúc (đặcbiệt là vị trí xây dựng, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng, mật độ xây dựng,hệ số sử dụng đất); sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với Quy chuẩn xây dựng,tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng.

-Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn lao động, an toàn đê điều, antoàn giao thông và các yêu cầu có liên quan.

-Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật so với yêu cầu về an toàn quy địnhtheo Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng; yêu cầu sử dụngcông trình; yêu cầu an toàn trong thi công; những thay đổi so với thiết kế sơbộ (nếu có).

3./ Nội dung và chất lượng hồ sơ tổng dự toán công trình:

4./ Kết quả thẩm định tổng dự toán công trình:

-Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức, đơn giá, chế độ, chính sách củaNhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong tổng dự toán.

-Sự phù hợp giữa khối lượng công tác xây lắp tính từ thiết kế kỹ thuật với khốilượng công tác xây lắp tính trong tổng dự toán.

-Giá trị tổng dự toán bao gồm cả thiết bị và so sánh với tổng mức đầu tư đã đượcphê duyệt.

5./ Kết luận:

-Cơ quan thẩm định đề nghị..... xem xét và quyết định.

-Trách nhiệm của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn hoàn thiện TKKT - TDT.

Nơi nhận: Thủ trưởng Cơ quan thẩm định:

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 4

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số : Độc lập-Tựdo-Hạnh phúc

........., ngày......... tháng......... năm.........

QUYẾT ĐỊNH CỦA..................

PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ KỸ THUẬT - TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH...................

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN PHÊ DUYỆT...................

Căn cứ Nghị định số..... ngày..... của Chính phủ quy định chức năngnhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của.....

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ banhành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quy chế quản lý đầu tưvà xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 17 /2000/QĐ-BXD, ngày 02 /8/2000 của Bộ trưởngBộ Xây dựng ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư hướng dẫn.....

Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư).....

Căn cứ kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán của.....

Xéttờ trình số..... ngày..... của.....

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1:Phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán công trình..... thuộc dự án đầu tư.....

-Chủ đầu tư.

-Đơn vị tư vấn thiết kế và lập tổng dự toán.

-Địa điểm xây dựng, diện tích chiếm đất.

-Các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu.

-Quy mô (từng hạng mục và toàn bộ công trình), công suất, cấp công trình.

-Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng.

-Các giải pháp thiết kế (từng hạng mục và toàn bộ công trình) :

+Công nghệ;

+Qui hoạch, kiến trúc;

+Gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính;

+Hệ thống kỹ thuật công trình;

+Công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông...);

+Bảo vệ môi trường; phòng chống cháy, nổ; an toàn trong quá trình xây dựng; antoàn sử dụng công trình; an toàn đê điều; an toàn giao thông và các yêu cầu cóliên quan.

-Những sửa đổi so với thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã đượcphê duyệt.

- Tổng dự toán (tạithời điểm trình tổng dự toán).....

Trong đó :

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

Tổngdự toán là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng (có phụ lục chi tiết kèm theo);

Tổngtiến độ (đối với những dự án phải phê duyệt tổng tiến độ).

Điều 2:Trách nhiệm của chủ đầu tư và của đơn vị tư vấn hoàn thiện TKKT - TDT (nếu có).

Điều 3:Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định.

Nơi nhận:Thủ trưởng Cơquan phê duyệt:

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 5

CHỦ ĐẦU TƯ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........., ngày.......... tháng......... năm..........

BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG TÁC XÂY LẮP

(Công việc, cấu kiện, bộ phận, lắp đặt từng phầnthiết bị...)

Công trình:

Hạng mục công trình:

Địa điểm xây dựng:

Tên công tác xây lắp (công việc, cấu kiện, bộ phận, lắp đặt từngphần thiết bị...) được nghiệm thu:

Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu: ..........ngày.......... tháng ......... năm.........

Kết thúc: ..........ngày.......... tháng......... năm..........

Tại công trình.

Các bên tham gianghiệm thu:

- Đại diện chủ đầu tư(hoặc giám sát thi công xây lắp của chủ đầu tư) :

- Đại diện nhà thầuxây lắp :

Các bên đã tiếnhành:

1. Xem xét các hồsơ, tài liệu sau:

- Hồ sơ, tài liệuthiết kế;

- Tiêu chuẩn kỹ thuậtáp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu;

- Các tài liệu kiểmtra chất lượng.

2. Kiểm tra tạihiện trường:

Thứ tự

Đối tượng kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Bản vẽ thi công số

Phương pháp

kiểm tra

Kết quả kiểm tra

.......

.......

.......

..................

..................

..................

..................

..................

..................

..................

..................

..................

..................

..................

..................

..................

..................

..................

3. Nhận xét về chấtlượng:

- Thời gian thi công(bắt đầu, hoàn thành);

- Chất lượng thi công.

4. Những sửa đổi sovới thiết kế đã được phê duyệt: (nếu có)

5. Kiến nghị:

6. Kết luận:

- Chấp nhận hay khôngchấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếp theo.

- Yêu cầu và thời hạnphải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới triển khai các công việc tiếp theo.

Các phụ lục kèmtheo:

Các bên tham gianghiệm thu: (Kýtên, ghi rõ họ tên và chức vụ)

- Đại diện chủ đầu tư(hoặc giám sát thi công xây lắp của chủ đầu tư):

- Đại diện nhà thầuxây lắp:

Đại diện chủ đầu tư:

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 6

CHỦ ĐẦU TƯ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày.......... tháng..........năm..........

BIÊN BẢN SỐ NGHIỆM THU HOÀN THÀNH GIAI ĐOẠN XÂY LẮP

(Nền móng, kết cấu phần thân công trình, hệ thống kỹthuật công trình...)

Công trình:

Hạng mục côngtrình:

Địa điểm xây dựng:

Tên giai đoạn xâylắp được nghiệm thu (nền móng, kết cấu phần thân công trình, hệ thống kỹ thuậtcông trình...):

Thời gian nghiệmthu:

Bắt đầu : ..........ngày.......... tháng......... năm..........

Kết thúc : ...........ngày.......... tháng......... năm..........

Tại công trình.

Các bên tham gianghiệm thu:

- Đại diện chủ đầu tư:

- Đại diện đơn vị giámsát thi công xây lắp:

- Đại diện đơn vị tưvấn thiết kế:

- Đại diện nhà thầuxây lắp:

- Đại diện nhà thầucung cấp thiết bị ( nếu có ):

Đại diện cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng côngtrình xây dựng (theo phân cấp tại Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu(đối với các công trình thuộc dự án nhóm A, B; các công trình thuộc dự án nhómC : dầu khí, hoá chất, phân bón, cầu, cảng biển, cảng sông, đê, đập nước, hồchứa nước, chung cư, trường học, nhà thi đấu, sân vận động có mái che, nhàhát):

Các bên đã tiến hành:

1. Xem xét các hồsơ, tài liệu sau:

- Hồ sơ, tài liệu thiếtkế;

- Tiêu chuẩn kỹ thuậtáp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu;

- Các biên bản nghiệmthu từng phần của chủ đầu tư (nghiệm thu công tác xây lắp, nghiệm thu giai đoạnxây lắp liên quan...);

- Các tài liệu kiểmtra chất lượng, khối lượng;

- Hồ sơ pháp lý và tàiliệu quản lý chất lượng.

2. Kiểm tra tạihiện trường:

3. Nhận xét về chấtlượng, khối lượng:

- Thời gian thi công(bắt đầu, hoàn thành);

- Chất lượng thi côngso với thiết kế đã được phê duyệt;

- Khối lượng theothiết kế đã được phê duyệt;

- Khối lượng đã thựchiện (căn cứ báo cáo quyết toán của chủ đầu tư).

4. Những sửa đổi sovới thiết kế đã được phê duyệt: (nêu những sửa đổi lớn)

5. Kiến nghị:

6. Kết luận:

- Chấp nhận hay khôngchấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếp theo.

- Yêu cầu và thời hạnphải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới triển khai các công việc tiếp theo.

Các phụ lục kèmtheo:

Đại diện chủ đầu tư:

(Ký tên, đóng dấu)

Các bên tham gianghiệm thu: (Kýtên, ghi rõ họ tên và chức vụ)

- Đại diện đơn vị giámsát thi công xây lắp:

- Đại diện đơn vị tưvấn thiết kế:

- Đại diện nhà thầuxây lắp:

- Đại diện nhà thầucung cấp thiết bị (nếu có):

Đại diện cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng côngtrình xây dựng (theo phân cấp tại Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu(đối với các công trình thuộc dự án nhóm A, B; các công trình thuộc dự án nhómC : dầu khí, hoá chất, phân bón, cầu, cảng biển, cảng sông, đê, đập nước, hồchứa nước, chung cư, trường học, nhà thi đấu, sân vận động có mái che, nhàhát):

PHỤ LỤC 7

CHỦ ĐẦU TƯ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..........., ngày........... tháng.........năm...........

BIÊN BẢN NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ TỔNG HỢP

Công trình:

Hạng mục côngtrình:

Địa điểm xây dựng:

Thiết bị đượcnghiệm thu:

Lắp đặt tại:

Do.............................chế tạo, xuất xưởng ngày..........

Do.............................lắp đặt.

Thời gian nghiệmthu:

Bắt đầu: ..........ngày.......... tháng.......... năm..........

Kết thúc: ..........ngày........... tháng.......... năm..........

Tại công trình.

Các bên tham gianghiệm thu:

- Đại diện chủ đầu tư:

- Đại diện đơn vị giámsát lắp đặt thiết bị:

- Đại diện đơn vị tưvấn thiết kế:

- Đại diện nhà thầulắp đặt thiết bị:

- Đại diện nhà thầucung cấp thiết bị (nếu có):

Đại diện cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng côngtrình xây dựng (theo phân cấp tại Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu: (nếu có)

Các bên đã tiếnhành:

1. Xem xét các hồsơ, tài liệu sau:

- Hồ sơ, tài liệu thiếtkế;

- Tiêu chuẩn kỹ thuậtáp dụng khi lắp đặt, kiểm tra và nghiệm thu;

- Các biên bản nghiệmthu từng phần của chủ đầu tư (nghiệm thu lắp đặt thiết bị, nghiệm thu thiết bịchạy thử không tải...);

- Các tài liệu kiểmtra chất lượng, khối lượng;

- Hồ sơ pháp lý và tàiliệu quản lý chất lượng.

2. Kiểm tra tạihiện trường các thiết bị đã lắp đặt xong:

3. Nhận xét về chấtlượng, khối lượng:

- Thời gian thi công(bắt đầu, hoàn thành);

- Chất lượng thi côngso với thiết kế đã được phê duyệt;

- Khối lượng theo thiếtkế đã được phê duyệt;

- Khối lượng đã thựchiện (căn cứ báo cáo quyết toán của chủ đầu tư).

4. Công suất đưavào vận hành:

- Công suất theo thiếtkế đã được phê duyệt;

- Công suất theo thựctế đạt được.

5. Những sửa đổi sovới thiết kế đã được phê duyệt: (nêu những sửa đổi lớn)

6. Kiến nghị:

7. Kết luận:

- Chấp nhận hay khôngchấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếp theo.

- Yêu cầu và thời hạnphải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới triển khai các công việc tiếp theo.

Các phụ lục kèm theo:

Đại diện chủ đầu tư:

(Ký tên, đóng dấu)

Các bên tham gianghiệm thu: (Kýtên, ghi rõ họ tên và chức vụ)

- Đại diện chủ đầu tư:

- Đại diện đơn vị giámsát lắp đặt thiết bị:

- Đại diện đơn vị tưvấn thiết kế:

- Đại diện nhà thầulắp đặt thiết bị:

- Đại diện nhà thầucung cấp thiết bị (nếu có):

Đại diện cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng côngtrình xây dựng (theo phân cấp tại Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu: (nếu có)

PHỤ LỤC 8

CHỦ ĐẦU TƯ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày.......... tháng..........năm...........

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

HOẶC CÔNG TRÌNH ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

Công trình:.

Hạng mục côngtrình:

Địa điểm xây dựng:

Chủ đầu tư côngtrình:

Các đơn vị tư vấnthiết kế (nêurõ các công việc và số, ngày tháng của hợp đồng thực hiện):

- Thầu chính thiết kế.

- Các thầu phụ thiếtkế.

Cơ quan thẩm định và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán: (nêu rõ số, ngày tháng của vănbản thẩm định và quyết định phê duyệt)

Các nhà thầu xâylắp: (nêu rõcác công việc và số, ngày tháng của hợp đồng thực hiện)

- Nhà thầu chính xâylắp.

- Các nhà thầu phụ xâylắp.

Các đơn vị giám sátthi công xây lắp: (nêurõ các công việc và số, ngày tháng của hợp đồng thực hiện)

Thời gian tiến hànhnghiệm thu:

Bắt đầu : ..........ngày........... tháng.......... năm.........

Kết thúc : ..........ngày........... tháng.......... năm.........

Tại công trình.

Các bên tham gianghiệm thu:

- Đại diện chủ đầu tư:

- Đại diện đơn vị giámsát thi công xây lắp:

- Đại diện đơn vị tưvấn thiết kế:

- Đại diện nhà thầuchính xây lắp:

- Đại diện đơn vị đượcgiao trách nhiệm quản lý, sử dụng hoặc vận hành khai thác công trình:

Đại diện cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng côngtrình xây dựng (theo phân cấp tại Quy định này) kiểm tra sự tuân thủ Quy địnhquản lý chất lượng công trình xây dựng:

Các bên lập biên bản này về những nội dung sau:

1. Tên công trình: (giới thiệu chung về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹthuật công trình, công nghệ, các thông số kỹ thuật chủ yếu, công trình kỹ thuậthạ tầng...)

2. Công tác xây lắp công trình: (nêu tóm tắt quá trình thi công xây lắp các hạngmục và toàn bộ công trình)

3. Các bên đã xem xét các hồ sơ, tài liệu sau:

-Hồ sơ, tài liệu thiết kế;

-Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu;

-Các biên bản nghiệm thu từng phần của chủ đầu tư (nghiệm thu công tác xây lắp,nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải, nghiệmthu thiết bị chạy thử tổng hợp...);

-Các tài liệu kiểm tra chất lượng, khối lượng;

-Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng.

4. Kiểm tra tại hiện trường:

Trên cơ sở xem xét các hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình vàkiểm tra công trình tại hiện trường, các bên xác nhận những điểm sau đây:

1/. Thời hạn thi công xây dựng công trình:

-Ngày khởi công;

-Ngày hoàn thành.

2/. Quy mô đưa vào sử dụng của hạng mục công trình hoặc công trình:(quy mô xâydựng, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật chủ yếu...)

-Theo thiết kế đã được phê duyệt;

-Theo thực tế đạt được.

3/. Khối lượng đã thực hiện: (nêu khối lượng chính của các công tácxây dựng và lắp đặt thiết bị chủ yếu)

-Theo thiết kế đã được phê duyệt;

-Theo thực tế đã thực hiện (căn cứ báo cáo quyết toán của chủ đầu tư).

4/. Các biện pháp phòng chống cháy nổ , an toàn lao động, an toànvận hành, bảo vệ môi trường, an toàn đê điều, an toàn giao thông...: (nêu tóm tắt)

5/. Chất lượng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các hạngmục và toàn bộ công trình so với yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệt:

6/. Những sửa đổi trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặtthiết bị so với thiết kế đã được phê duyệt : (nêu những sửa đổi lớn)

7/. Kiến nghị:

8/. Kết luận:

-Chấp nhận (hay không chấp nhận) nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặccông trình để đưa vào sử dụng.

-Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong các khiếm khuyết mới đưa hạng mục côngtrình hoặc công trình vào sử dụng.

Các phụ lục kèm theo:

Đại diện chủ đầu tư:

(Ký tên, đóng dấu)

Các bên tham gianghiệm thu: (Kýtên, ghi rõ họ tên và chức vụ)

- Đại diện chủ đầu tư:

- Đại diện đơn vị giámsát thi công xây lắp:

- Đại diện đơn vị tưvấn thiết kế:

- Đại diện nhà thầuchính xây lắp:

- Đại diện đơn vị đượcgiao trách nhiệm quản lý, sử dụng hoặc vận hành khai thác công trình:

Đại diện cơ quan cóchức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tạiQuy định này) kiểm tra sự tuân thủ Quy định quản lý chất lượng công trình xâydựng:

PHỤ LỤC 9

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHÀ NƯỚC

Công trình:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..........., ngày.......... tháng..........năm...........

BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH...................

Hộiđồng nghiệm thu Nhà nước công trình........................ được thành lập theoQuyết định số...... ngày...... của Thủ tướng Chính phủ, đã tiến hành kiểm tra,xem xét công tác nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cơ sở và đánh giá chất lượngcông trình....................

Hộiđồng nghiệm thu Nhà nước đã họp ngày..... tại..... và lập biên bản theo nhữngnội dung sau:

1. Tiến trình làm việc của Hội đồng: (nêu tóm tắt những công việcđã thực hiện)

2. Đánh giá của Hội đồng:

Trêncơ sở đồ án thiết kế công trình được duyệt, Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹthuật được chấp thuận sử dụng....., hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tưcung cấp, kết quả kiểm tra tại hiện trường, biên bản nghiệm thu hoàn thành côngtrình của Hội đồng nghiệm thu cơ sở và báo cáo kết quả phúc tra của các Tiểuban chuyên môn của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Hội đồng đánh giá:

-Về hiện trạng công trình đã hoàn thành.

-Về kết quả nghiệm thu công trình của Hội đồng nghiệm thu cơ sở.

-Về chất lượng công trình; khối lượng theo thiết kế đã được phê duyệt và theothực tế đã thực hiện (căn cứ báo cáo quyết toán của chủ đầu tư) :

+Phần xây dựng;

+Phần thiết bị công nghệ.

-Về những ảnh hưởng của công trình (khi sử dụng hoặc vận hành, khai thác) đếnmôi trường, môi sinh; các biện pháp khắc phục).

-Về các biện pháp phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn vận hành, antoàn đê điều, an toàn giao thông...

-Về những vấn đề có liên quan khác.

-Về chất lượng hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư trình.

3. Kết luận của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước:

(Kếtluận và quyết định của Hội đồng về việc nghiệm thu công trình : chấp nhận haykhông chấp nhận kết quả nghiệm thu công trình và đề nghị của Hội đồng nghiệmthu cơ sở; đánh giá tổng quát).

4. Những yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước:

(Nhữngyêu cầu của Hội đồng đối với chủ đầu tư, Hội đồng nghiệm thu cơ sở và các cơquan liên quan đến công trình).

Chủ tịch

Hội đồng nghiệm thu Nhà nước

Công trình..........

Các thành viên Hội đồng nghiệm thu Nhà nước: (Ký tên, ghi rõ họ tên và chứcvụ)

PHỤ LỤC 10

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ

DANH MỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂYDỰNG

A. Hồ sơ pháp lý

1. Quyết định phêduyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền.

2. Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất.

3. Văn bản chấp thuậncủa cấp có thẩm quyền về:

- Quy hoạch, kiếntrúc;

- Thiết kế kỹ thuật -tổng dự toán;

- Thiết kế và thiết bịphòng cháy chữa cháy;

- Bảo vệ môi trường;

- Đấu nối với côngtrình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông...);

- An toàn đê điều (nếucó), an toàn giao thông (nếu có).

4.Giấy phép kinh doanh của các đơn vị tư vấn xây dựng trong nước và chứng chỉhành nghề của các cá nhân phù hợp với công việc thực hiện:

-Tư vấn xây dựng (khảo sát, thiết kế kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật côngtrình, công nghệ, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc...);

-Giám sát thi công xây lắp;

-Kiểm định chất lượng xây dựng.

5.Giấy phép kinh doanh của các nhà thầu xây lắp trong nước (nhà thầu chính, phụ).

6.Giấy phép thầu xây dựng tại Việt Nam của các nhà thầu nước ngoài (thầu tư vấnxây dựng, thầu xây lắp...).

7.Hợp đồng thi công công trình giữa chủ đầu tư và nhà thầu chính xây lắp (ghi số,ngày, tháng của hợp đồng).

8.Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

9.Báo cáo khảo sát địa chất công trình do..... lập.....

10.Biên bản kiểm tra (nghiệm thu hoàn thành) của cấp có thẩm quyền về :

-Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);

-Chỉ giới đất xây dựng;

-Phòng cháy chữa cháy, chống sét;

-Bảo vệ môi trường;

-An toàn lao động, an toàn vận hành;

-Đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giaothông...);

-An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có);

-Thông tin liên lạc (nếu có).

B. Tài liệu quản lý chất lượng

1.Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắpđặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện... (có danh mục bản vẽhoàn công kèm theo).

2.Các chứng chỉ kỹ thuật và các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu, cấukiện, sản phẩm xây dựng và máy móc thiết bị sử dụng trong công trình:

-Chứng chỉ kỹ thuật xác nhận chất lượng của nơi sản xuất đối với: bê tông, cốtthép, kết cấu thép, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng khác, thiếtbị...

-Phiếu kiểm tra chất lượng thông qua mẫu lấy tại hiện trường do một tổ chứcchuyên môn có tư cách pháp nhân và năng lực thực hiện đối với: bê tông, cốtthép, kết cấu thép, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng khác...

-Phiếu kiểm tra chất lượng thiết bị...

3.Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng của công trình và các côngtrình lân cận trong thời gian xây dựng.

4.Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọcmóng; điện trở nối đất...).

5.Biên bản thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thiết bị, chạy thử không tải và cótải.

6.Biên bản thử các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.

7.Biên bản thử các thiết bị phòng cháy chữa cháy.

8.Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự ánphải lập báo cáo đánh giá tác động môi trưòng).

9.Nhật ký theo dõi thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (hoặc đơn vị giámsát của chủ đầu tư), nhà thầu xây lắp (tự giám sát) và tư vấn thiết kế (giámsát tác giả).

10.Biên bản nghiệm thu công tác xây lắp, nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thuthiết bị chạy thử không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thuhạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

11.Tài liệu hướng dẫn hoặc quy trình vận hành, bảo trì thiết bị và công trình.

12.Báo cáo của chủ đầu tư về quá trình thi công xây dựng và chất lượng công trình(nội dung báo cáo theo phụ lục 11 của Quy định này).

Báocáo của nhà thầu xây lắp, tư vấn thiết kế, đơn vị giám sát của chủ đầu tư vềkết quả công việc thực hiện.

........., ngày........ tháng........ năm........

Chủ đầu tư:

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú : Căn cứ vào quy mô công trình và giai đoạn nghiệm thu côngtrình (nền móng, kết cấu phần thân công trình, hệ thống kỹ thuật công trình...)để xác định danh mục hồ sơ tài liệu trên cho phù hợp.

PHỤ LỤC 11

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

........., ngày......... tháng......... năm.........

BÁO CÁO CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNGTRÌNH

(Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và khi hoàn thành côngtrình)

Từ ngày..... tháng.....năm..... đến ngày..... tháng..... năm.....

Kính gửi:

1.Chủ đầu tư.

2.Địa điểm xây dựng.

3.Quy mô công trình (nêu tóm tắt về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật, côngnghệ, công suất...).

4.Danh sách các đơn vị tư vấn xây dựng : khảo sát, thiết kế, giám sát thi côngxây lắp, kiểm định xây dựng (nếu có); những phần việc do các đơn vị đó thựchiện.

5.Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (ghi số, ngày, thángcủa văn bản thẩm định).

6.Cơ quan phê duyệt đối với:

-Dự án đầu tư (ghi số, ngày, tháng của Quyết định phê duyệt hoặc Giấy phép đầu tư).

-Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (ghi số, ngày, tháng của Quyết định phêduyệt).

7.Danh sách các nhà thầu xây lắp (chính, phụ); những phần việc do các đơn vị đóthực hiện.

8.Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế đã được phê duyệt (nêunhững sửa đổi lớn, lý do sửa đổi, ý kiến của cấp có thẩm quyền về những sửa đổiđó).

9.Về thời hạn thi công xây dựng công trình:

-Ngày khởi công;

-Ngày hoàn thành.

10.Khối lượng chính của các loại công tác xây lắp chủ yếu được thực hiện tronggiai đoạn báo cáo (nền, móng, bê tông, cốt thép, kết cấu thép, khối xây, hoànthiện, hệ thống kỹ thuật công trình...) của các hạng mục và toàn bộ công trình(so sánh khối lượng đã thực hiện với khối lượng theo thiết kế đã được phêduyệt).

11.Hệ thống kiểm tra, giám sát và các biện pháp bảo đảm chất lượng công trình củachủ đầu tư, đơn vị giám sát thi công xây lắp do chủ đầu tư thuê, nhà thầu xâylắp (tự giám sát), tư vấn thiết kế (giám sát tác giả).

12.Công tác nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, thời điểm nghiệm thu :nghiệm thu công tác xây lắp, nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bịchạy thử không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoànthành từng hạng mục và toàn bộ công trình, bàn giao đưa công trình vào sửdụng...

13.Các quan trắc và thí nghiệm hiện trường đã thực hiện (gia cố nền, sức chịu tảicủa cọc móng; điện trở nối đất...). Đánh giá kết quả quan trắc và các thínghiệm hiện trường so với yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệt.

14.Sự cố và khiếm khuyết về chất lượng (nếu có) : thời điểm xảy ra, vị trí, thiệthại, nguyên nhân, tình hình khắc phục.

15.Quy mô đưa vào sử dụng của công trình (quy mô xây dựng, công suất, công nghệ,các thông số kỹ thuật chủ yếu...) :

-Theo thiết kế đã đựơc phê duyệt;

-Theo thực tế đạt được.

16.Kết luận về chất lượng công việc thực hiện, các hạng mục và toàn bộ công trình(trong giai đoạn báo cáo).

17.Kiến nghị (nếu có).

Nơi nhận: Chủ đầu tư (Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Nội dung các mục yêu cầu tại phụ lục này chỉ báo cáo mộtlần, trừ trường hợp có thay đổi.

PHỤ LỤC 12

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........., ngày......... tháng......... năm..........

BÁO CÁO CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VỀ

TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

(Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần)

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Xây dựng

1.Tổng số các công trình đang được thi công xây dựng tại địa phương trong giaiđoạn báo cáo, trong đó:

-Các công trình của các Bộ, ngành (phân theo nhóm A, B, C ).

-Các công trình của địa phương (phân theo nhóm A, B, C ).

Phântheo nguồn vốn:

-Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.

-Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

-Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.

2.Số lượng các công trình đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng tại địa phươngtrong giai đoạn báo cáo, trong đó:

-Các công trình của các Bộ, ngành (phân theo nhóm A, B, C ).

-Các công trình của địa phương (phân theo nhóm A, B, C ).

Phântheo nguồn vốn:

-Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.

-Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

-Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.

Đánhgiá chất lượng các công trình của địa phương đã đưa vào sử dụng trong giai đoạnbáo cáo.

Việcxử lý các vi phạm Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giaiđoạn báo cáo.

3.Số lượng các công trình bắt đầu triển khai thi công xây dựng tại địa phươngtrong giai đoạn báo cáo, trong đó:

-Các công trình của các Bộ, ngành (phân theo nhóm A, B, C ).

-Các công trình của địa phương (phân theo nhóm A, B, C ).

Phântheo nguồn vốn:

-Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.

-Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

-Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.

4.Việc thực hiện Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các côngtrình chung cư, công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước,giao thông đô thị, xử lý nước thải và chất thải...), khu công nghiệp.

5.Các công trình đã được Sở Xây dựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm địnhthiết kế kỹ thuật - tổng dự toán trong giai đoạn báo cáo, trong đó:

-Phân theo nhóm A, B, C.

-Phân theo nguồn vốn:

+Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.

+Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

+Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.

Đánhgiá chất lượng TKKT - TDT các công trình do địa phương quản lý.

6.Các công trình đã được Sở Xây dựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành kiểm tracông tác nghiệm thu trong giai đoạn báo cáo.

7.Các sự cố công trình xây dựng xảy ra tại địa phương trong giai đoạn báo cáo(phân theo nhóm và theo nguồn vốn) :

-Tên công trình xảy ra sự cố;

-Chủ đầu tư;

-Thời điểm xảy ra sự cố (giờ, ngày, tháng);

-Tình hình thiệt hại (thiệt hại về người, về vật chất...);

-Nguyên nhân sự cố;

-Biện pháp và tình hình khắc phục.

8.Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trìnhxây dựng tại địa phương.

Nơi nhận: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 13

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày......... tháng......... năm..........

BÁO CÁO CỦA BỘ CÓ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH HOẶC

BỘ CÓ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỀ TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNHXÂY DỰNG

(Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần)

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Xây dựng

1.Tổng số các công trình của Bộ đang được thi công xây dựng trong giai đoạn báocáo, trong đó:

-Phân theo nhóm A, B, C.

-Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.

-Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

-Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.

2.Số lượng các công trình của Bộ đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng trong giaiđoạn báo cáo, trong đó:

-Phân theo nhóm A, B, C.

-Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.

-Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

-Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.

Đánhgiá chất lượng các công trình của Bộ đã đưa vào sử dụng trong giai đoạn báocáo; việc thực hiện các quy định về bảo hành và bảo trì công trình.

Việcxử lý các vi phạm Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giaiđoạn báo cáo.

3.Số lượng các công trình của Bộ bắt đầu triển khai thi công xây dựng trong giaiđoạn báo cáo, trong đó:

-Phân theo nhóm A, B, C.

-Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.

-Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

-Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.

4.Các công trình đã được Bộ thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán trong giaiđoạn báo cáo, trong đó:

-Phân theo nhóm A, B, C.

-Phân theo nguồn vốn:

+Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.

+Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

+Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.

Đánhgiá chất lượng TKKT - TDT các công trình do Bộ quản lý.

6.Các công trình xây dựng đã được Bộ kiểm tra công tác nghiệm thu trong giai đoạnbáo cáo.

7.Các sự cố công trình xây dựng xảy ra trong giai đoạn báo cáo (phân theo nhóm vàtheo nguồn vốn):

-Tên công trình xảy ra sự cố;

-Chủ đầu tư;

-Thời điểm xảy ra sự cố (giờ, ngày, tháng, năm);

-Tình hình thiệt hại (thiệt hại về người, về vật chất...);

-Nguyên nhân sự cố;

-Biện pháp và tình hình khắc phục.

8.Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trìnhxây dựng.

Nơi nhận:Bộ có xây dựng chuyên ngành hoặc Bộ có dự án: (Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 14

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..........., ngày......... tháng......... năm..........

BÁO CÁO NHANH SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Kính gửi:

1.Người báo cáo (chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư).

2.Tên công trình xảy ra sự cố.

3.Thuộc dự án (nhóm A, B, C ).

4.Địa điểm xây dựng công trình.

5.Đơn vị thiết kế.

6.Đơn vị giám sát thi công xây lắp.

7.Nhà thầu xây lắp.

8.Thời điểm xảy ra sự cố (giờ, ngày, tháng).

9.Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình khi xảy ra sự cố.

10.Sơ bộ về tình hình thiệt hại (thiệt hại về người, về vật chất...).

11.Sơ bộ về nguyên nhân sự cố (nếu có).

12.Sơ bộ về tình hình khắc phục sự cố.

Nơinhận: Người báo cáo:

Bộ Xây dựng

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Mạnh Kiểm