• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 23/08/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 31/12/2002
UBND TỈNH HƯNG YÊN
Số: 15/2002/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hưng Yên, ngày 23 tháng 8 năm 2002

CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH HƯNG YÊN

Về việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và thực hiện giá bán điện đến hộ nông thôn

________________________

Thực hiện Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, Nghị định số 45/CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện, các cấp, các ngành và điện lực Hưng Yên đã tích cực triển khai, ban hành kịp thời những quy định, biện pháp và hướng dẫn tổ chức thực hiện. Các vụ tai nạn về điện đã giảm, hành lang bảo vệ an toàn lao động cao áp được đa số tầng lớp nhân dân tự giác chấp hành.

Nhiều địa phương trong tỉnh đã quan tâm tới việc đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện hạ thế, tổ chức việc quản lý bán điện đến hộ dân nông thôn đảm bảo an toàn, thường xuyên có điện, đưa giá bán điện về dưới mức giá trần theo quy định của Chính phủ (700đ/1kwh).

Tuy nhiên, chính quyền ở nhiều địa phương còn thiết quan tâm, nhận thức, quán triệt về công tác an toàn lưới đinệ, về thực hiện giá bán điện đến hộ nông dân chưa sâu sắc; công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến các Nghị định của Chính phủ chưa được tiến hành thường xuyên liên tục việc kiểm tra và xử lý các vi phạm chưa nghiêm… Thực trạng đó đã dẫn tới tình hình vi phạm hành lang an toàn lưới điện ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng. Một số bộ phận nhân dân, một số ít cơ quan doanh ngiệp xây dựng công trình trái phép, vi phạm an toàn hành lang lưới điện…; Giá bán điện đến hộ nông thôn ở nhiều địa phương còn cao hơn giá quy định, có nơi người dân phải mua điện với giá trên 1000đ/kwh.

Để đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp, thực hiện giá bán điện đến hô nông thôn theo quy định của Chính phủ. UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tập trung tổ chức thực hiện tốt một số việc sau:

1. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân biết và nghiêm chỉnh thực hiện Nghị định 54/CP và Nghị định 45/CP của Chính phủ và các quy định hiện hành về an toàn hành lang lưới điện, hoạt động điện lực và sử dụng điện; Tuyên truyền, phổ biến mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của việc chuyển đổi mô hình quản lý bán điện ở nông thôn để đảm bảo thực hiện tốt việc quản lý giá bán điện đến từng hộ nông thôn. Báo Hưng Yên, Đài phát thanh truyền hình tỉnh cần có chuyên mục về an toàn hành lang lưới điện và quản lý bán điện ở các địa phương.

2. Thành lập ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 54/CP và đề án “Chuyển đổi mô hình quản lý bán điện và giá bán điện nông thôn”.

Ban chỉ đạo do đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; thành viên ban chỉ đạo gồm lãnh đạo các sở Công nghiệp, Tài chính - vật giá, Công an tỉnh. Xây dựng, Lao động Thương binh và xã hội, Địa chính, Chánh thanh tra tỉnh, Điện lực Hưng Yên và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã.

Ban chỉ đạo giúp UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện và xử lý các vi phạm Nghị định 54/CP; chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đề án “Chuyển đổi mô hình quản lý bán điện và giá bán điện nông thôn”.

3. Sở Công nghiệp chủ trì cùng điện lực Hưng Yên phối hợp liên ngành kiểm tra tình hình vi phạm hành lang an toàn lưới điện, tập hợp và phân loại những vi phạm nghiêm trọng, đề ra biện pháp xử lý kịp thời. Trước mặt cần tập trung vào việc xử lý các vi phạm nghiêm trọng, các vị trí gây trở ngại đến an toàn hành lang lưới điện … Tham mưu giúp UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực, ban hành quy chế hoạt động tổ chức quản lý bán điện ở nông thôn; quy chế về thanh tra, kiểm tra thu chi tài chính trong hoạt động kinh doanh điện của các tổ chức.

4. Sở Công ngiệp, Điện lực Hưng Yên phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức hướng dẫn thực hiện đề án “chuyển đổi mô hình quản lý bán điện và giá bán điện nông thôn” đến các cơ sở xã, phường, thị trấn. Việc triển khai thực hiện phải dựa trên quy chế dân chủ; người dân phải được bàn bạc, dân chủ, công khai tự lựa chọn mô hình quản lý thích hợp, không để chính quyền cấp xã trực tiếp quản lý và bán điện.

Điện lực Hưng Yên có trách nhiệm hỗ trợ tổ chức quản lý bán điện ở nông thôn về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh điện năng; hướng dẫn sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu quản lý điện. Tư vấn giúp các xã về cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn nhằm nâng cao chất lượng, quản lý vận hành lưới điện an toàn và  hiệu quả.

5. UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng, biện pháp xử lý những vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp theo chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, thực hiện nghiêm túc các Nghị định của Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan nhà nước.

Thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý điện ở các cơ sở xã phường. Kiên quyết xóa bỏ hình thức cai thầu điện, khoán trắng… Bảo đảm đến 31/12/2002 không còn địa phương nào có giá bán điện đến hộ dân cao hơn giá quy định 700đ/kwh; phấn đấu đến ngày 01/6/2003 toàn bộ các xã trong tỉnh làm xong việc chuyển đổi mô hình quản lý bán điện, đủ điều kiện để được cấp phép hoạt động điện lực.

Triển khai giải tỏa, ngăn ngừa những vi phạm hành lang an toàn lưới điện; thực hiện chuyển đổi mô hinh quản lý bán điện ở nông thôn là những công việc khó khăn phức tạp cần có sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, UBND và sự phối hợp chặt chẽ tích cực của các ngành liên quan. Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 54/CP và đề án “Chuyển đổi mô hình quản lý bán điện và giá bán điện nông thôn” cần thường xuyên kiểm tra hướng dẫn các địa phương thực hiện và báo cáo kết quả về UBND tỉnh để chỉ đạo kịp thời.

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Hoàng Văn Thịnh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.