Giới thiệu Tổng quan hệ thống

   Next page Return to chapter overview Mức cao nhất

Giới thiệu Tổng quan hệ thống

Giới thiệu chung:

 

Giới thiệu về Cổng thông tin Văn bản quy phạm pháp luật: Là hệ thống chứa toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản hợp nhất trên toàn quốc, bao gồm các văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành. Ngoài ra, CSDL văn bản còn chứa các văn bản điều hành được ban hành và quản lý bởi Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

 

Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, xem thông tin của các văn bản có trong CSDL như: Văn bản pháp luật, Văn bản hợp nhất, Văn bản điều hành, Điều ước quốc tế.

 

Cấu trúc của Cổng thông tin Văn bản QPPL được bố trí như sau:

 

Cơ sở dữ liệu Văn bản pháp luật Quốc gia: là cơ sở dữ liệu chứa văn bản của tất cả các cơ quan nhà nước ban hành và phối hợp ban hành, bao gồm các cơ quan cấp Trung ương đến cấp tỉnh, thành phố. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, xem thông tin theo các nội dung sau:

1.Văn bản pháp luật

2.Văn bản hợp nhất

3.Điều ước quốc tế

4.Cơ sở dữ liệu Văn bản pháp luật Trung ương: là cơ sở dữ liệu chứa văn bản của tất cả các cơ quan nhà nước cấp Trung ương ban hành hoặc phối hợp ban hành, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các văn bản của tất cả các Bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Viện KSNDTC), Kiểm toán nhà nước trên toàn quốc. Hỗ trợ cho người dùng dễ dàng tìm kiếm, tra cứu và khai thác thông tin theo các loại văn bản:

a.Văn bản pháp luật

b.Văn bản hợp nhất

5.Cơ sở dữ liệu Văn bản pháp luật Địa phương: là cơ sở dữ liệu chứa văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành và áp dụng trên toàn bộ tỉnh thành. Hỗ trợ cho người dùng dễ dàng tìm kiếm, tra cứu và khai thác thông tin theo các loại văn bản:

a.Văn bản pháp luật

b.Văn bản điều hành

 

Các tính năng hỗ trợ: chương trình hỗ trợ cho người dùng dễ dàng Tìm kiếm, Khai thác thông tin cũng như Tham gia đóng góp ý kiến cho các văn bản thông qua các chức năng được hỗ trợ trên chương trình.

 

Ngoài ra, khi truy cập vào chương trình, người dùng còn dễ dàng theo dõi, tìm kiếm được các Tin tức, Các Tình huống pháp luật có liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật đã, đang và sắp được ban hành.

 

Các thuật ngữ thường dùng:

 

1. Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

 

2. Văn bản hợp nhất: là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung.

 

3. Văn bản điều hành: là văn bản do các Bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán nhà nước hoặc HĐND, UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành nhằm chỉ đạo, điều hành các hoạt động diễn ra ở nội bộ các Bộ hoặc các Tỉnh, thành.

 

4. Điều ước quốc tế: điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.

 

Các loại văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

 

1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

4. Nghị định của Chính phủ.

5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.