Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

V/v ban hành qui định quản lý và khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học & công nghệ.

_____________________________

Căn cứ Điều 10, Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP, ngày 17/10/2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định 35/ HĐBT, ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác quản lý khoa học và công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP, ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư­ vào hoạt động khoa học và công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 419/TTg, ngày 21/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 45/2001/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường về "Hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học, công nghệ";

Căn cứ Thông tư liên tịch số 12/2001/TTLT/BTC-BKHCNMT, ngày 13/2/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường về "Hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn kinh phí thu hồi từ các nhiệm vụ khoa học, công nghệ";

Căn cứ các Quyết định số 07/2003/QĐ-BKHCN, Quyết định số 08/2003/QĐ-BKHCN ngày 3/4/2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ; Quyết định số 16/2003/QĐ-BKHCN, Quyết định số 17/2003/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc xác định và tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đỊ tài khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước.

Xét đề  nghị của Ông giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Qui định về quản lý và khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 36/1999/QĐ-UB, ngày 27 tháng 7 năm 1999 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kon Tum "Ban hành qui định về quản lý và khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ".

Điều 3: Các Ông (Bà) : Chánh văn phòng Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành ở tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UBND TỈNH KON TUM

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Đào Xuân Quí

 

 

Quy định

Về quản lý và khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng

thành tựu  khoa học và công nghệ "

(Ban hành kèm theo quyết định số 89/2004/QĐ-UB ngày 20/12/2004

của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Các khái niệm chung

1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đỊ khoa học và công nghệ cần được giải quyết, được tổ chức thực hiện dưới hình thức đỊ tài, dự án, chương trình khoa học và công nghệ.

2. Chương trình khoa học và công nghệ bao gồm một nhóm các đỊ tài, dự án khoa học và công nghệ, được tập hợp theo một mục đích xác định nhằm thực hiện mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ cụ thể hoặc ứng dụng trong thực tiễn.

3. Dự án khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ; áp dụng, thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội. Dự án có thể độc lập hoặc thuộc chương trình khoa học và công nghệ.

4. Đề tài khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu nghiên cứu về một chủ đỊ khoa học và công nghệ. ĐỊ tài có thể độc lập hoặc thuộc dự án, chương trình khoa học và công nghệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tất cả những chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ cấp tỉnh triển khai trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

Chương II

TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 3. Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ hàng năm và 5 năm; các định hướng khoa học và công nghệ ưu tiên; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu của tỉnh cùng phương án xác định nguồn lực (trong đó có nguồn từ ngân sách Nhà nước), phân bổ nguồn lực (có sự tham gia của Sở Tài chính) đĨ tổ chức thực hiện.

2. Các sở, ngành, đoàn thể, ủ ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ vào các định hướng, chương trình khoa học và công nghệ ưu tiên, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu của tỉnh và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành, của cơ sở đĨ xác định và đỊ xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành, địa phương, đơn vị mình.

3. Các doanh nghiệp căn cứ vào các chương trình ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã xác định, đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Điều 4. Yêu cầu đối với việc xác định, đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Yêu cầu chung:

a) Phải xuất phát từ nhu cầu thiết thực của phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương, phục vụ cho việc lập luận cứ khoa học và là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh;

b) Các chương trình, dự án, đề tài phải có giá trị khoa học và thực tiễn, phải đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, tính tiên tiến và tính khả thi; có mục tiêu, nội dung nghiên cứu rõ ràng; đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây;

c) Kết quả của chương trình, dự án, đề tài phải có khả năng ứng dụng được vào thực tiễn sản xuất và đời sống; có địa chỉ áp dụng cụ thể  và phải đăng ký với cơ quan quản lý khoa học và công nghệ về kết quả nghiên cứu, địa chỉ và phạm vi ứng dụng kết quả nghiên cứu và các thành tựu khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu đối với việc xác định, đề xuất đề tài, dự án thuộc các chương trình khoa học và công nghệ:

a) Đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 1 Điều này;

b) Tạo ra những sản phẩm khoa học và công nghệ, góp phần giải quyết nội dung xác định đĨ đạt được mục tiêu đặt ra của chương trình khoa học và công nghệ.

3. Yêu cầu đối với việc xác định, đề xuất đề tài, dự án độc lập:

a) Đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 1 Điều này;

b) Giải quyết những vấn đỊ quan trọng, bức xúc, cấp bách của địa phương, không thuộc phạm vi nghiên cứu của các chương trình khoa học và công nghệ.

4. Yêu cầu đối với việc xác định, đề xuất các dự án sản xuất thử nghiệm:

a) Đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 1 Điều này;

b) Dự án sản xuất thử nghiệm phải có xuất xứ từ một trong 3 nguồn sau:

- Kết quả của các đề tài, dự án khoa học và công nghệ đã được hội đồng khoa học và công nghệ các cấp đánh giá và kiến nghị áp dụng;

- Sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm khoa học được giải thưởng khoa học và công nghệ;

- Kết quả khoa học và công nghệ từ nước ngoài đã được các tổ chức có thẩm quyền thẩm định công nhận.

c) Các dự án sản xuất thử nghiệm phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện sau:

- Được thị trường chấp nhận hoặc có thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án.

- Kinh phí thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm chủ yếu do cơ quan chủ trì dự án đảm nhiệm. Mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học không quá 30% tổng mức đầu tư cần thiết đĨ thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm (trong tổng mức đầu tư không bao gồm trang thiết bị, nhà xưởng đã có) và có thu hồi kinh phí theo quy định tại Điều 23 của Quy định này.

d) Các dự án sản xuất thử nghiệm phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Phù hợp các hướng công nghệ ưu tiên và những hướng công nghệ phục vụ phát triển các ngành kinh tế quan trọng của địa phương;

- Hoàn thiện công nghệ (quy trình, thiết bị,...), các sản phẩm mới có chất lượng và tính cạnh tranh cao và chuyển giao được cho sản xuất;

- Phù hợp về thời gian thực hiện, kinh phí có thể đáp ứng được, năng lực khoa học và công nghệ trong tỉnh có thể giải quyết được.

Điều 5. Thủ tục đăng ký nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tất cả các ngành, các cấp trong tỉnh phải đăng ký tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh (Thời gian đăng ký theo tiến độ xây dựng kế hoạch hằng năm. Trong trường hợp bức thiết và cấp bách do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội có thể đăng ký ngoài thời gian theo tiến độ xây dựng kế hoạch chung hàng năm. Biểu mẫu đăng ký do Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn).

2. Sở Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ:

a) Tổng hợp danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các ngành, các cấp đăng ký và tổ chức các hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành đĨ tư vấn xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ưu tiên thực hiện trong năm kế hoạch, trên cơ sở đó đĨ chọn lọc, xây dựng danh mục các chương trình, đỊ tài, dự án khoa học và công nghệ (dưới đây gọi chung là đỊ tài) phù hợp với khả năng nguồn lực được giao, thông qua Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

  b) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc tổ chức thực hiện các đỊ tài khoa học và công nghệ theo phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp.

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao theo phương thức tuyển chọn: Là các đỊ tài khoa học và công nghệ có nhiều tổ chức, tập thể, cá nhân có khả năng tham gia thực hiện được giao theo phương thức tuyển chọn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đỊ tài khoa học và công nghệ phải công khai, công bằng, dân chủ và khách quan. Kết quả tuyển chọn do Sở Khoa học và Công nghệ quyết định trên cơ sở ý kiến tư vấn của hội đồng tuyển chọn được thành lập theo quy định tại Điều 11 của Quy định này.

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ giao trực tiếp: Là các đỊ tài khoa học và công nghệ liên quan đến bí mật quốc gia, an ninh, quốc phòng, một số đỊ tài khoa học và công nghệ đĨ giải quyết các nhiệm vụ cấp bách hoặc mang tính đặc thù của địa phương và các đỊ tài khoa học và công nghệ mà nội dung chỉ có một tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cá nhân có đđ điều kiện về chuyên môn, trang thiết bị đĨ thực hiện đỊ tài đó, hoặc các đỊ tài ứng dụng mang tính kế thừa và phát triển từ kết quả của đỊ tài nghiên cứu trước đây do một đơn vị chủ trì thực hiện nay được giao tiếp cho đơn vị này đĨ thực hiện. Tổ chức và cá nhân được giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải lập hồ sơ, đỊ cương và bảo vệ trước hội đồng thẩm duyệt đỊ cương và dự toán kinh phí theo quy định tại Điều 12 của Quy định này.

Điều 6. Hội đồng xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Hội đồng xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập theo từng chuyên ngành đĨ tư vấn trong việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ của Hội đồng là phân tích, đánh giá, đỊ xuất lựa chọn nhiệm vụ ưu tiên, kiến nghị về mục tiêu, yêu cầu và dự kiến kết quả đạt được. ý kiến của các thành viên Hội đồng và kiến nghị của Hội đồng phải được lập thành văn bản.

2. Hội đồng gồm có chủ tịch, hai thành viên là ủy viên phản biện và các thành viên khác. Các thành viên gồm đại diện cho các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức sản xuất - kinh doanh, các tổ chức khác có liên quan; các nhà khoa học, cán bộ khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến nhiệm vụ.

Thành viên của Hội đồng phải là các chuyên gia (hoặc cán bộ chuyên môn thâm niên) có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được giao tư vấn xác định nhiệm vụ.

Qui trình và phương thức làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ xác định các đỊ tài cấp tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 1

Điều 7. Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách Nhà nước

Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tự đầu tư kinh phí hoặc vay ngân hàng, vốn tài trợ và huy động nhiều nguồn vốn khác đĨ tổ chức hoặc tham gia thực hiện các đỊ tài khoa học và công nghệ dưới mọi hình thức trong khuôn khổ pháp luật cho phép phục vụ cho các nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Điều 8. Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ nguồn ngân sách Nhà nước

Sau khi UBND tỉnh phê duyệt danh mục các đỊ tài, dự án KH&CN Sở Khoa học và Công nghệ thông báo tuyển chọn cơ quan chủ trì trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức tuyển chọn cơ quan chủ trì trong trường hợp đỊ tài không giao trực tiếp (Mẫu biểu hồ sơ và những qui định cụ thể việc đăng ký tuyển chọn do Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn).

Đối với các đỊ tài, dự án giao trực tiếp và các đỊ tài, dự án sau khi đã tuyển chọn, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các ngành chức năng tổ chức Hội đồng thẩm duyệt đỊ cương và dự toán kinh phí trước khi ký kết hợp đồng với cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đỊ tài đĨ thực hiện.

Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tạo mọi điều kiện về phương tiện, thời gian đĨ chủ nhiệm và các thành viên ban chủ nhiệm đỊ tài hoàn thành tốt công trình được giao.

Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm giải quyết kinh phí, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đỊ tài theo đỊ cương được duyệt và hợp đồng đã ký kết; xét duyệt hồ sơ quyết toán kinh phí thực hiện hàng năm của đỊ tài theo chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước trước khi tổng hợp gửi Sở Tài chính đĨ quyết toán.

Tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu và đỊ xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định phân cấp cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ được phê duyệt đối với những đỊ tài khoa học và công nghệ có quy mô nhỏ, kinh phí ít.

Điều 9. Điều kiện, thủ tục đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đỊ tài khoa học và công nghệ

1. Các tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực khoa học và công nghệ của đỊ tài đều có quyền tham gia tuyển chọn chủ trì đề tài và được phép đồng thời chủ trì nhiều đỊ tài.

2. Cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn chủ trì đỊ tài (làm chủ nhiệm đỊ tài) phải có trình độ chuyên môn cùng lĩnh vực khoa học và công nghệ với đỊ tài ở bậc đại học trở lên và phải là người đỊ xuất ý tưởng chính khi xây dựng thuyết minh đỊ tài. Mỗi cá nhân không đồng thời làm chủ nhiệm 02 đỊ tài nghiên cứu - triển khai cấp tỉnh trở lên (trừ trường hợp đặc biệt phải có ý kiến thống nhất của Uỷ ban nhân dân tỉnh), nhưng có thể đồng thời làm chủ nhiệm 01 đỊ tài và 01 dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh (hoặc 01 dự án xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước) hoặc đồng thời làm chủ nhiệm 02 dự án sản xuất thử nghiệm.

3. Các tổ chức và cá nhân không được tham gia tuyển chọn khi chưa hoàn thành đúng hạn việc nghiệm thu các đỊ tài do tổ chức và cá nhân này chủ trì đã kết thúc và quyết toán kinh phí thực hiện, hoặc chưa hoàn trả kinh phí thu hồi (nếu có).

4. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn đỊ tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh (dưới đây gọi là hồ sơ) theo biểu mẫu do Sở Khoa học và Công nghệ quy định, bao gồm các văn bản sau đây:

- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đỊ tài khoa học và công nghệ hoặc dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh;

- Thuyết minh đỊ tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc dự án sản xuất thử nghiệm;

- Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì đỊ tài hoặc dự án sản xuất thử nghiệm;

- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đỊ tài hoặc dự án sản xuất thử nghiệm;

- Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức và cá nhân đăng ký phối hợp nghiên cứu (nếu có phối hợp nghiên cứu);

- Các văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác (trong trường hợp tổ chức và cá nhân có kê khai huy động được kinh phí từ nguồn vốn khác).

- Các văn bản quy định (nếu có) về định mức khối lượng, mức chi (hoặc đơn giá) đã áp dụng đĨ thiết kế khối lượng các hạng mục công việc và xây dựng dự toán kinh phí thực hiện.

5. Tổ chức và cá nhân tham gia tuyển chọn cần gửi bộ hồ sơ (mỗi bộ gồm 01 bản gốc và 15 bản sao) đến Sở Khoa học và Công nghệ qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp trong thời hạn quy định (theo thông báo của Sở Khoa học và Công nghệ). Bộ hồ sơ phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài:

- Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì đỊ tài;

- Họ tên của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đỊ tài và danh sách những người tham gia thực hiện đỊ tài;

- Tên đỊ tài;

- Liệt kê danh mục tài liệu, văn bản có trong hồ sơ.

Hồ sơ phải nộp đúng hạn. Ngày nhận hồ sơ được tính là ngày ghi dấu của bưu điện tỉnh Kon Tum (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu "đến" của Văn thư Sở Khoa học và Công nghệ (trường hợp gửi trực tiếp).

6. Trong khi chưa hết thời hạn nộp hồ sơ, tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn có quyền rút hồ sơ thay hồ sơ mới, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đã gửi đến Sở Khoa học và Công nghệ. Mọi bổ sung và sửa đổi phải nộp trong thời hạn quy định và là bộ phận cấu thành của hồ sơ.

Điều 10. Tổ chức mở hồ sơ

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì việc mở hồ sơ. Đại diện Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh, các cơ quan liên quan và đại diện những tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn được mời tham dự.

Quá trình mở hồ sơ sẽ được ghi thành biên bản có chữ ký và đóng dấu của Sở Khoa học và Công nghệ, chữ ký của đại diện Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh, đại diện các cơ quan liên quan và đại diện tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn (nếu có mặt).

Những hồ sơ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 của Quy định này sẽ được đưa vào xem xét đánh giá. Trường hợp hồ sơ thiếu văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác như đã quy định tại Khoản 4 Điều 9 của Quy dịnh này vẫn được coi là hợp lệ, nhưng không được tính điểm huy động vốn khác.

Điều 11. Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đỊ tài khoa học và công nghệ

1. Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đỊ tài khoa học và công nghệ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập đĨ tư vấn về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ.

2. Hội đồng gồm có chủ tịch, hai thành viên là ủ viên phản biện và các thành viên khác. Các thành viên gồm:

- Đại diện cho cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, tổ chức sản xuất - kinh doanh sử dụng kết quả khoa học và công nghệ, các tổ chức khác có liên quan;

- Các nhà khoa học và các cán bộ khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan.

Thành viên Hội đồng là các chuyên gia (hoặc cán bộ chuyên môn thâm niên) có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà hội đồng được giao tư vấn tuyển chọn.

3. Trong trường hợp cần thiết Sở Khoa học và Công nghệ chỉ định 2 chuyên gia làm phản biện không nêu danh.

Qui trình và phương thức làm việc của Hội đồng tuyển chọn cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đỊ tài cấp tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại phụ lục 2.

Điều 12. Thẩm duyệt đỊ cương và dự toán kinh phí các đỊ tài khoa học và công nghệ

1. Hội đồng thẩm duyệt đề cương và dự toán kinh phí đề tài khoa học và công nghệ (dưới đây gọi là Hội đồng thẩm duyệt) do Sở Khoa học và Công nghệ thành lập với thành phần như của Hội đồng tuyển chọn

- Nội dung thẩm duyệt đề cương bao gồm:

+ Xem xét chi tiết tính cấp thiết, tính mới, tính tiên tiến, tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài.

+ Xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, sản phẩm tạo ra, khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu và địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

+ Xem xét, thẩm định về tính hợp lý của thiết kế kỹ thuật và khối lượng các hạng mục công việc.

+ Xem xét các nguồn lực của tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài khoa học và công nghệ (nhân lực, tài lực, cơ sở vật chất,...).

+ Xem xét tính hợp lý, tính tuần tự về việc phân các bước (hoặc giai đoạn) triển khai, tiến độ thực hiện và các yêu cầu khác.

- Nội dung thẩm duyệt dự toán kinh phí: Xem xét, thẩm định về tính hợp lý của cơ cấu chi, các khoản chi, chế độ chi theo quy định hiện hành và xem xét các khoản kinh phí thu hồi (nếu có).

Để đơn giản hoá các thủ tục, cần tổ chức thẩm duyệt dự toán kinh phí đồng thời với thẩm duyệt đỊ cương nghiên cứu (trừ một số đỊ tài khoa học và công nghệ cần có ý kiến chuyên môn của các ngành kinh tế - kỹ thuật có liên quan trước khi Sở Tài chính thẩm duyệt, nhưng thời gian thẩm duyệt dự toán kinh phí không được quá 10 ngày sau khi thẩm duyệt đề cương nghiên cứu).

2. Đối với các đỊ tài khoa học và công nghệ thực hiện thông qua phương thức tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì có thể ghép chung nội dung thẩm duyệt đề cương và dự toán kinh phí vào cuộc họp của Hội đồng tuyển chọn.

3. Hồ sơ thẩm duyệt đỊ cương và dự toán kinh phí đỊ tài khoa học và công nghệ (bao gồm các văn bản như của bộ hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn đỊ tài) được gửi tới các ngành chức năng có liên quan ít nhất 3 ngày trước phiên họp của Hội đồng thẩm duyệt đĨ các ngành chức năng nghiên cứu, tham gia ý kiến (bằng văn bản) và cử cán bộ tham gia Hội đồng. Nếu đến ngày tổ chức Hội đồng thẩm duyệt, không nhận được ý kiến tham gia hoặc vắng mặt thành viên thuộc ngành nào (nếu không có lý do chính đáng) thì coi như ngành đó đồng ý với nội dung của đỊ cương hoặc dự toán kinh phí thực hiện do cơ quan chủ trì đỊ tài xây dựng (những ngành này phải chịu trách nhiệm về nội dung thẩm duyệt có liên quan) và tiến hành cho thẩm duyệt đã ký kết hợp đồng triển khai đảm bảo tiến độ.

Điều 13. Tổ chức triển khai thực hiện và chế độ báo cáo

Ngay sau khi hợp đồng giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ và cơ quan chủ trì đỊ tài khoa học và công nghệ có hiệu lực, cơ quan chủ trì phải tổ chức triển khai thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đỊ tài phải có trách nhiệm lập báo cáo đầy đđ theo yêu cầu của cơ quan quản lý về nội dung thực hiện, kết quả nghiên cứu và tình hình sử dụng kinh phí. Đồng thời theo định kỳ phải gửi báo cáo về nội dung nghiên cứu, ứng dụng, tiến độ thực hiện và quyết toán kinh phí theo định kỳ 6 tháng và cả năm cho Sở Khoa học và Công nghệ. Thời gian gửi báo cáo 6 tháng chậm nhất là ngày 15/6 và cả năm chậm nhất là 10/12.

Đối với những trường hợp đặc biệt, đỊ tài triển khai có tính thời vụ, hoặc đặc thù về tiến độ thực hiện, việc thực hiện, báo cáo sẽ được ghi cụ thể trong hợp đồng giữa cơ quan quản lý và cơ quan chủ trì thực hiện và chủ nhiệm đỊ tài.

Điều 14. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ phải trực tiếp hoặc tổ chức phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan tiến hành kiểm tra định kỳ và đánh giá việc triển khai thực hiện các đỊ tài khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước về nội dung khoa học, tiến độ, khối lượng các hạng mục công việc đã triển khai thực hiện và việc sử dụng kinh phí. Trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh nội dung nghiên cứu cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hoặc chấm dứt thực hiện đỊ tài nếu xét thấy việc tiếp tục triển khai không có tính khả thi hoặc không có hiệu quả. Đồng thời nếu vi phạm hợp đồng nghiên cứu mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.

Điều 15.  Kết thúc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện bằng ngân sách Nhà nước được coi là hoàn thành khi:     

- Đã được Hội đồng nghiệm thu thành lập theo quy định tại Điều 16 của Quy định này đánh giá đạt yêu cầu (đạt mức trung bình trở lên).

-  Giao nộp đầy đđ báo cáo tóm tắt, báo cáo chính về kết quả nghiên cứu, ứng dụng (kèm theo các bản biểu thuyết minh, sơ đồ, bản đồ và các phụ lục khác nếu có) đã hoàn chỉnh theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu và báo cáo  quyết toán, nộp phần kinh phí thu hồi (nếu có) cho cơ quan quản lý. 

Nếu kết quả của đỊ tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá, kết luận và kiến nghị đưa vào ứng dụng trong thực tiễn thì tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đỊ tài phải biên soạn thành tài liệu hướng dẫn về quy trình, nội dung, đối tượng, phạm vi, điều kiện áp dụng cụ thể và phải có trách nhiệm phổ biến, chuyển giao và báo cáo kết quả chuyển giao theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Quy định này.

Đối với các đỊ tài không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nội dung đỊ cương được duyệt, không đạt yêu cầu, không nghiệm thu được thì phải hoàn trả kinh phí cho Nhà nước hoặc phải thực hiện lại (nếu xét thấy hết sức cần thiết) và bị xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thực hiện bằng ngân sách Nhà nước nhưng kết quả có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong vùng, trong tỉnh, một ngành, địa phương hoặc có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, sức khoẻ và đời sống nhân dân thì phải được cơ quan quản lý Nhà nuớc về KH&CN tỉnh có thẩm quyền tổ chức thẩm định trước khi ứng dụng.

Điều 16. Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo thẩm quyền thành lập Hội đồng nghiệm thu đĨ đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Các đỊ tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách Nhà nước phải được tiến hành đánh giá nghiệm thu ở 2 cấp:

- Cấp cơ sở do thủ trưởng cơ quan chủ trì đỊ tài hoặc cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu.

- Cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu.

2. Hội đồng nghiệm thu có nhiệm vụ: Đánh giá nghiệm thu theo mục đích, yêu cầu, nội dung, kết quả, tiến độ ghi trong hợp đồng đã được ký kết, đánh giá về khả năng ứng dụng kết quả của đỊ tài vào thực tiễn và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền trong việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đỊ tài.

3. Hội đồng gồm có chủ tịch, hai thành viên là ủ viên phản biện và các thành viên khác. Số lượng thành viên Hội đồng từ 5 - 9 người hoặc nhiều hơn, nhưng không quá 11 người tuỳ theo quy mô, mức độ liên quan của đỊ tài tới các lĩnh vực, các ngành, địa phương...

- Thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở là các cán bộ khoa học và công nghệ thuộc nội bộ cơ quan chủ trì đỊ tài hoặc cơ quan chủ quản, đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân sử dụng kết quả khoa học và công nghệ.

- Thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh  gồm:

+ Đại diện cho cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, tổ chức sản xuất - kinh doanh sử dụng kết quả khoa học và công nghệ và các tổ chức khác có liên quan;

+ Các nhà khoa học và các cán bộ khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan.

Thành viên Hội đồng là các chuyên gia (hoặc cán bộ chuyên môn thâm niên) có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà hội đồng đánh giá nghiệm thu. Trong trường hợp ở tỉnh không có hoặc không đđ chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn của đỊ tài, Sở Khoa học và Công nghệ có thể mời thêm chuyên gia ở các cơ quan khoa học và công nghệ Trung ương hoặc tỉnh bạn đĨ tham gia hội đồng nghiệm thu. Chi phí đi lại, ăn ở, chế độ thành viên được Sở Khoa học và Công nghệ chi trả từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh theo quy định hiện hành.

4. Trong trường hợp cần thiết, các cấp theo thẩm quyền chỉ định 2 chuyên gia làm phản biện không nêu danh.

5. Quy trình và phương thức làm việc của Hội đồng:

- Thư ký giúp việc Hội đồng đọc quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.

- Chủ tịch Hội đồng nêu nguyên tắc làm việc của Hội đồng và cách đánh giá xếp loại;

- Chủ nhiệm đỊ tài trình bày tóm tắt báo cáo kết quả thực hiện đỊ tài;

- Các thành viên Hội đồng đọc bản nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện đỊ tài (bằng văn bản) theo các nội dung quy định tại Khoản 2 điều này; đư­a ra những vấn đỊ cần bổ sung, sửa đổi hoặc cần phải giải trình làm rõ thêm. Các thành viên phải chịu trách nhiệm về ý kiến nhận xét đánh giá của mình.

- Chủ nhiệm đề tài giải đáp các thắc mắc của các thành viên Hội đồng;

- Hội đồng thảo luận, thống nhất và tiến hành bỏ phiếu kín đánh giá xếp loại theo quy định được ghi trên phiếu. 

- Chủ tịch Hội đồng kết luận chung trên cơ sở ý kiến thống nhất của Hội đồng về kết quả thực hiện đỊ tài và kiến nghị đưa hoặc không đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.

Một đỊ tài đạt yêu cầu khi được tối thiểu 4/5 thành viên Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt từ mức trung bình trở lên. Việc xếp loại đỊ tài căn cứ vào kết quả đa số phiếu, trường hợp cá biệt kết quả số phiếu của 2 loại bằng nhau thì phải căn cứ vào phiếu của chủ tịch hội đồng đĨ xếp loại.

6. Việc khiếu nại đánh giá nghiệm thu lại phải có đơn gửi Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh xem xét. Thời gian nộp đơn không quá 7 ngày sau khi nghiệm thu. Nếu đánh giá lại phải tiến hành trong 20 ngày kể từ khi có đơn khiếu nại.

 

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ KHYẾN KHÍCH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO, ỨNG DỤNG THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

Điều 17. Sử dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu

1/ Đối với những đề tài sử dụng ngân sách Nhà nước đã nghiệm thu, được hội đồng nghiệm thu kết luận và kiến nghị đưa vào ứng dụng, thì cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đỊ tài có trách nhiệm phổ biến, chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống theo quy định của pháp luật và phải có trách nhiệm theo dõi, báo cáo kết quả ứng dụng định kỳ hằng năm cho Sở Khoa học và Công nghệ đến 3 năm sau kể từ khi công trình được nghiệm thu. Khi xét thấy Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đĨ đưa vào ứng dụng thì cơ quan chủ trì đỊ tài phải có tờ trình kèm theo các thủ tục đăng ký đĨ Sở Khoa học và Công nghệ xem xét trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt hỗ trợ kinh phí sự nghiệp khoa học (hoặc xin vay vốn với lãi suất ưu đãi) đĨ đưa vào ứng dụng dưới dạng đỊ tài (hoặc dự án) sản xuất thử nghiệm hoặc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản suất và đời sống.

2/ Nghiêm cấm việc đưa vào áp dụng ở quy mô đại trà đối với những đỊ tài, công trình nghiên cứu chưa được cấp có thẩm quyền nghiệm thu đánh giá và cho áp dụng.

Điều 18. Quyền tự chủ liên kết, liên doanh của các tổ chức trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ

Các cơ quan nghiên cứu triển khai, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đào tạo. Các thành phần kinh tế có quyền chủ động thiết lập liên doanh, liên kết đĨ ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ (đã được kết luận trong tỉnh, trong nước và ngoài nước) vào sản xuất và đời sống.

Điều 19: Doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học và công nghệ

Các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh được quy định quyền sử dụng nguồn vốn tự có hoặc coi như tự có, bao gồm: Vốn được cấp phát, vốn khấu hao cơ bản đĨ lại xí nghiệp, quỹ đầu tư và phát triển sản xuất, vốn liên doanh, liên kết, tài trợ, vốn vay,... vào các hoạt động chuyển giao ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, đổi mới thiết bị và công nghệ, đổi mới tổ chức quản lý đĨ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo hình thức chi trực tiếp hoặc ký kết hợp đồng, hay đặt hàng với các cơ quan nghiên cứu triển khai, các nhà khoa học thực hiện. Ngân hàng căn cứ vào hồ sơ đăng ký hoặc hợp đồng triển khai các dự án, đỊ tài khoa học và công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ được duyệt đĨ xét cho đơn vị vay với chế độ lãi xuất ưu đãi theo quy định của Nhà nước đĨ đổi mới công nghệ và đưa thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất đời sống.

Kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ của tỉnh hoặc của Trung ương chỉ giải quyết hỗ trợ một phần đĨ triển khai áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ khi xét thấy hết sức cần thiết đĨ giải quyết những vấn đỊ cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và sự phát triển của doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp này cơ quan chủ trì phải xây dựng dự án (hoặc đỊ tài) ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ thông qua cấp quản lý phê duyệt đĨ triển khai, đồng thời thực hiện chế  độ quản lý trong quá trình thực hiện cho đến khi kết thúc như quy định của một đỊ tài nghiên cứu.

Điều 20. Khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1. Tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đĨ đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định tại Điều 25 của Quy định này và được hưởng ưu đãi về tín dụng đĨ vay đầu tư cho các hoạt động khoa học và công nghệ theo điều lệ của các quỹ nơi vay vốn. Thu nhập tăng thêm sau thuế do ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ được trích 50% đĨ đầu tư lại cho hoạt động khoa học và công nghệ và thưởng cho cá nhân, tập thể có công trong việc nghiên cứu tạo ra và tổ chức ứng dụng thành công thành tựu khoa học và công nghệ đó; thời gian trích tối đa không quá 3 năm.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ khi chuyển nhượng, chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển của mình vào sản xuất và đời sống, được tạo điều kiện đĨ quảng cáo, giới thiệu, trình diễn kết quả nghiên cứu và phát triển; tham gia triển lãm, hội chợ.

3. Lợi nhuận thu được khi chuyển nhượng, chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển được phân chia cho các nhà khoa học tạo ra kết quả, cho chủ sở hữu kết quả, cho tổ chức khoa học và công nghệ của nhà khoa học và cho người môi giới. Tỷ lệ phân chia được thoả thuận trong hợp đồng khoa học và công nghệ giữa các bên.

Trong trường hợp công nghệ được tạo ra là kết quả của đỊ tài nghiên cứu khoa học và công nghệ do ngân sách Nhà nước đầu tư kinh phí (trừ các công nghệ thuộc bí mật về an ninh, quốc phòng và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ) thì tác giả được nhận tối đa 30% giá thanh toán chuyển giao công nghệ.

4. Người môi giới cho việc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được tạo ra bằng ngân sách Nhà nước được hưởng tối đa 10% giá thanh toán chuyển giao công nghệ, mức cụ thể và trách nhiệm thanh toán khoản kinh phí này do các bên thoả thuận.

Điều 21. ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ được tạo ra trong nước, được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ xác nhận về mặt công nghệ đĨ được hưởng ưu đãi khi vay tín dụng tại ngân hàng và các chính sách, cơ chế tài chính khuyến khích theo Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ.

2. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ được tạo ra trong nước mà Nhà nước là chủ sở hữu thì được miễn khoản thanh toán chuyển giao công nghệ cho Nhà nước, nhưng phải thanh toán cho tác giả theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Quy định này.

 

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 22. Quản lý và sử dụng kinh phí

1/ Đề tài thuộc cấp nào thì do cấp đó giải quyết kinh phí, trường hợp đặc biệt cần thiết, cơ quan quản lý cấp trên có thể giải quyết hỗ trợ một phần kinh phí đĨ thực hiện. Kinh phí chương trình, dự án, đỊ tài khoa học và công nghệ được sử dụng từ các nguồn:

+ Kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ của tỉnh, ngành.

+ Kinh phí từ các chương trình quốc gia được Trung ương giao.

+ Quỹ phát triển khoa học, công nghệ.

+ Quỹ đầu tư và phát triển sản xuất.

+ Kinh phí do ký kết hợp đồng.

+ Vốn huy động trong nhân dân .

+ Vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi.

+ Nguồn kinh phí đầu tư của nước ngoài.

+ Nguồn khác .

Các nguồn kinh phí phải đáp ứng yêu cầu theo thời gian tiến độ của chương trình, dự án, đề tài khoa học và công nghệ.

2/ Việc quản lý và sử dụng kinh phí phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước quy định.

Kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ tuyệt đối chỉ đựơc sử dụng vào các khoản cần thiết cho việc thực hiện đỊ tài theo quy định của Nhà nước. Đối với những đơn vị không đảm bảo yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ không giao nhiệm vụ trừ trường hợp đặc biệt.

Điều 23. Thu hồi kinh phí từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước

1/ Đối tượng thu hồi:

- Các dự án sản xuất thử nghiệm (có sản phẩm được thương mại hoá).

- Các dự án chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học từ nước ngoài.

- Các đối tượng khác theo quy định của Nhà nước.

2/ Nội dung thu:

- Thu do bán các sản phẩm thực hiện đỊ tài, dự án khoa học và công nghệ.

- Thu do bán vật tư còn thừa sau khi thực hiện.

- Thu từ bán tài sản cố định, công cụ lao động đĨ phục vụ cho đỊ tài, dự án khi kết thúc.

- Thu khác (nếu có).

3/ Mức thu hồi:

a/ Mức kinh phí thu hồi đối với các dự án sản xuất thử nghiệm, dự án chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học từ nước ngoài được Hội đồng thẩm duyệt đỊ cương và dự toán kinh phí quyết định, cụ thể:

- Mức thu hồi từ 60-70%: áp dụng đối với các dự án phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn, miền núi, các vùng kinh tế khó khăn.

- Mức thu hồi từ 70-80% áp dụng đối với:

+ Các dự án tạo ra sản phẩm hàng hoá có tính công nghiệp được thương mại hoá nhưng sản phẩm ở qui mô nhỏ hoặc đơn chiếc.

+ Các dự án về công nghệ cao theo qui định của cấp có thẩm quyền.

+ Các dự án chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học từ nước ngoài.

- Mức thu hồi kinh phí 80-100%: áp dụng đối với dự án không thuộc các trường hợp nêu trên.

Các mức thu hồi trên có thể được xem xét áp dụng trong phần kinh phí Nhà nước cấp đầu tư vào các hạng mục chi phí sản xuất trực tiếp của dự án đĨ cho ra các sản phẩm hoặc toàn bộ đầu tư (kể cả đầu tư gián tiếp).

b/ Mức thu hồi kinh phí đối với các đỊ tài, dự án thuộc các đối tượng khác phải thu hồi kinh phí theo quy định của Nhà nước, trên cơ sở ý kiến đỊ xuất của Hội đồng thẩm duyệt đỊ cương, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định mức thu hồi thấp hơn mức quy định chung, nhưng không thấp hơn 50% mức kinh phí được Nhà nước cấp.

Trong quá trình triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ nếu gặp rủi ro do khách quan đem lại (bão lụt, hoả hoạn, thị trường biến động, mất mùa,...) sẽ được xem xét đĨ miễn giảm kinh phí thu hồi. Trong trường hợp này, các đơn vị chủ trì đỊ tài, dự án phải có báo cáo cụ thể bằng văn bản cho Sở Khoa học và Công nghệ về quá trình triển khai thực hiện và những rủi ro trong quá trình thực hiện các đỊ tài, dự án; khả năng hoàn trả kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước (đối với các đỊ tài, dự án không thể tiếp tục triển khai) hoặc kinh phí thu hồi (đối với đỊ tài, dự án tiếp tục triển khai cho đến khi kết thúc). Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra, xác nhận và phối hợp với Sở Tài chính xem xét, quyết định việc hoàn trả kinh phí đầu tư hoặc miễn giảm kinh phí thu hồi.

Kinh phí thu hồi sẽ được nộp vào tài khoản chuyên thu tại kho bạc tỉnh do Sở Khoa học và Công nghệ làm chủ tài khoản. Số dư tài khoản chuyên thu cuối năm sẽ được chuyển sang năm sau đĨ sử dụng. Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp báo cáo tình hình thu chi kinh phí thu hồi tổng hợp chung vào kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh gởi Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan.

Điều 24. Định mức chi tiêu đối với hoạt động khoa học và công nghệ

Định mức chi tiêu đối với các đỊ tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách Nhà nước (theo phụ lục 3).

Điều 25. Chính sách thuế đối với hoạt động khoa học và công nghệ

Chính sách thuế đối với hoạt động khoa học và công nghệ được thực hiện các chế độ miễn, giảm, ưu đãi theo Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.

 

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ KHEN THƯỞNG, XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 26. Khen thưởng

1/ Thưởng cho các đỊ tài khoa học và công nghệ được đánh giá xuất sắc, có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc ngành, địa phương. ĐỊ tài cấp nào quản lý thì cấp đó xét thưởng kịp thời trong năm kết thúc. Nguồn kinh phí lấy từ kinh phí nghiên cứu khoa học của đơn vị.

2/ Những  công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ xuất sắc được đỊ nghị xét thưởng ở cấp tỉnh, do Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ xét đỊ nghị và Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định về mức thưởng và hình thức khen thưởng. Đối với những công trình khoa học đỊ nghị lên ngành cấp trên khen thưởng hoặc đỊ nghị cấp bằng lao động sáng tạo thì Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc trực tiếp đỊ nghị ngành trên khen thưởng theo qui định của Nhà nước. Nếu tác giả có nhu cầu bảo hộ công trình, những công trình nghiên cứu xuất sắc, những sáng chế sẽ được bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Cục sở hữu công nghiệp.

3/ Thưởng cho tác giả và tổ chức, cá nhân áp dụng thành công kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống có hiệu quả rõ rệt. Việc trích thưởng được bên sử dụng kết quả khoa học và công nghệ thực hiện trong thời hạn 03 năm kể từ khi có thu nhập tăng thêm do áp dụng kết quả khoa học và công nghệ mang lại, mức thưởng trị giá tối đa 30% thu nhập tăng thêm sau thuế. Trường hợp có một năm nào đó không có lợi nhuận tăng thêm thì không được trích thưởng.

Điều 27. Xử lý vi phạm

Những vi phạm trong hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định hiện hành sau đây sẽ bị xử lý:

- Tự ý bỏ dở đỊ tài không có lý do chính đáng trong khi đã ký hợp đồng nhận kinh phí do ngân sách hoặc cơ quan đặt hàng cấp.

- Vi phạm về quản lý cán bộ nghiên cứu, trang thiết bị vật tư, gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước, tài sản tập thể, tài sản công dân trong quá trình tiến hành hoạt động nghiên cứu triển khai.

- Vi phạm chế độ tài chính và các hành vi vi phạm khác theo qui định của pháp luật.

- Nếu tổ chức hoặc cá nhân nào đó vi phạm các quy định trên đây, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại vật chất, thu hồi toàn bộ kinh phí đã được cấp phát và được tính như mức vay hiện hành của ngân hàng (theo thời gian từ khi nhận kinh phí đến khi thu hồi) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

 

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thi hành Quy định này.

Điều 29. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành

Các sở, ban, ngành trong tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ và chịu trách nhiệm về hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; có trách nhiệm xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực được phân công; bảo đảm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khoa học và công nghệ của ngành.

Điều 30. Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban nhân dân các huyện, thị xã

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại địa phương theo phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân quyết định hình thức và phương thức thích hợp về quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ theo Quy dịnh này.

 

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Đào Xuân Quí