• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 16/01/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2017
UBND TỈNH KON TUM
Số: 01/2012/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kon Tum, ngày 6 tháng 1 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

Quy định một số chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum

_____________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND, ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 3 về một số chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2012-2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2008; Quyết định số 48/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2008-2010.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Hùng

QUY ĐỊNH

Một số chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum

(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Ủy han nhân dân tỉnh Kon Tum)

________________

 
   

 

Chương I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Qui định này áp dụng cho 20 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum (có danh sách các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn kèm theo).

Điều 2. Thời gian thực hiện chính sách từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến hết năm 2015.

 

Chương II

CÁC QUI ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Đầu tư, phát triển cho các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn

1. Từ năm 2012 đến năm 2015, ngân sách tỉnh bố trí ngay từ đầu năm kế hoạch cho 08 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn với mức 3.500 triệu đồng/xã/năm để đầu tư, phát triển sản xuất.

Hỗ trợ đầu tư thêm cho 12 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn khác, phần chênh lệch giữa mức vốn Trung ương bố trí hàng năm so với mức vốn địa phương phân bổ cho chính này, để đảm bảo tổng mức vốn đầu tư bình quân cho mỗi xã không thấp hơn 3.500 triệu đồng/xã/năm.

2. Ủy ban nhân dân các huyện ưu tiên sử dụng nguồn vốn trên thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo phát huy lợi thế của từng xã, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho nhân dân nhăm thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo vừng chắc tại các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn.

3. Công tác quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí: Vận dụng theo Thông tư liên tịch số Ol/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NPTNT ngày 15 tháng 09 năm 2008 của Ủy ban Dân tộc- Bộ Kế hoạch và Đầu tư -Tài chính - Xây dựng “Hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010”.

Điều 4. Bù, hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn sản xuất, kinh doanh

1. Ngân sách tỉnh cấp bù, hỗ trợ lãi suất 0,3%/tháng cho hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số ở 20 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn khi có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

2. Mức vốn vay được cấp bù lãi suất tối đa mỗi hộ là 10 triệu đồng, ngân sách tỉnh sẽ cấp bù lãi suất theo số dư nợ thực tế, trong hạn mức 10 triệu đồng/hộ.

Nếu các hộ vay trên 10 triệu đồng thì phần chênh lệch giữa tổng số tiền được vay và số tiền vay được ngân sách cấp bù lãi suất, các hộ phải trả lãi suất cho ngân hàng theo quy định.

3. Đối với hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn đã vay vốn được bù, hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2008 và Quyết định số 48/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh thì tiếp tục được bù, hỗ trợ lãi suất cho đến hết thời gian vay ghi trong khế ước.

4. Lãi suất cho vay: Áp dụng theo mức lãi suất cho vay cho tùng chương trình do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ - (trừ) mức bù, hỗ trợ lãi suất của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

Điều 5. Công tác hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” cho nông dân

Ngoài nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất đã bố trí nêu trên, hàng năm ngân sách tỉnh, huyện, thành phố ưu tiên bố trí kinh phí khuyến công, khuyến nông, khuyển lâm và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho nhân dân (đặc biệt là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số) các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn như: xây dựng làng nghề, đào tạo nghề; xây dựng các mô hình khuyến nông thâm canh, tăng vụ trên đất ruộng; khuyến nông trồng cao su trên đất trồng sắn; trồng cây cà phê; khuyến lâm dưới tán rừng; trồng bời lời theo phương thức nông lâm kết hợp; hỗ trợ bò cái sinh sản và trình diễn kỹ thuật trồng cỏ phục vụ chăn nuôi ...;

Điều 6. Công tác thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh tại các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn

Chính quyền các cấp địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút, giúp đỡ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn. Thực hiện miễn thuế, các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước với mức tối đa theo các quy định của pháp luật hiện hành. Hướng dẫn cho doanh nghiệp được tiếp nhận các chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số ... theo quy định của Trung ương.

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị, địa phương

1. Uỷ ban nhân dân các huyện có trách nhiệm:

- Phối hợp với Ban chỉ đạo 04/BCĐ-TU của Tỉnh ủy xây dựng Kế hoạch đầu tư, phát triển tại địa bàn các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 và tổ chức phê duyệt, triển khai thực hiện cho phù hợp với nguồn vốn được giao;

- Lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn, ưu tiên phân bổ kinh phí cho các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn và tổ chức sử dụng nguồn vốn được bố trí đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả và thực hiện quyết toán theo quy định hiện hành;

- Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức thực hiện cho nhân dân được vay vốn sản xuất, kinh doanh và thu hồi nợ theo quy định;

- Chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho các phòng, ban, tổ chức đoàn thể của huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn cho các hộ vay vốn, cách sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả được nợ cho Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh;

- Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông khuyến lâm; việc cho vay và sử dụng vốn vay tại địa bàn các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn;

- Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề tại chỗ để cung ứng cho các doanh nghiệp;

2. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hướng dẫn qui trình và thủ tục cho nhân dân vay vốn bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; thực hiện cho vay vốn, thu hồi nợ, tiền lãi vay và tổng hợp báo cáo quyết toán đề nghị cấp bù, hỗ trợ lãi suất tiền vay theo đúng quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hiện chính sách đúng mục tiêu, đối tượng, chế độ hỗ trợ quy định,

3. Sở Tài chính phối hợp các sở, ngành, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện chính sách hàng năm. Định kỳ 6 tháng, một năm, trên cơ sở báo cáo quyết toán kinh phí cấp bù, hỗ trợ lãi suất của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Sở Tài chính tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp bù, hỗ trợ lãi suất tiền vay trực tiếp qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn đầu tư, phát triển cho các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn hàng năm;

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan hướng dẫn các chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn theo quy định.

5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành có liên quan hàng năm ưu tiên phân bổ kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công cho 20 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn, trước khi phân bổ cho các địa bàn còn lại.

7. Các Sở, ban, ngành quản lý chương trình, dự án và các đơn vị kết nghĩa, giúp đỡ xã theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, các xã thực hiện tốt quy định này.

Điều 8. Công tác báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm

1. Ủy ban nhân dân các huyện lập báo cáo kết quả thực hiện Quyết định này gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi Ban Dân tộc, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

2. Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn báo cáo kết quả phân bổ kinh phí, thực hiện hỗ trợ khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính.

3. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh báo cáo kết quả thực hiện cho vay và kinh phí cấp bù lãi suất gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban dân tộc, Sở Tài chính.

4. Thời gian các đơn vị, địa phương gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 7 (báo cáo 6 tháng) và ngày 15 tháng 01 năm sau (báo cáo năm).

5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai thực hiện quy định này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để bổ sung, sửa đổi kịp thời./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

 

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Hùng

 

 

 

DANH SÁCH XÃ TRỌNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN ĐƯỢC NGÂN SÁCH TỈNH ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

 

(Kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

 

 

STT

Thuộc huyện

I

DANH SÁCH 08 XÃ ĐƯỢC TỈNH ĐẦU TƯ 100%

1

Xã Xốp

Huyện Đăk Glei

2

Xã Đăk Blô

Huyện Đăk Glei

3

Xã Đăk Ang

Huyện Ngọc Hồi

4

Xã Đăk Rơ Nga

Huyện Đăk Tô

5

Xã Đăk Pne

Huyện Kon Rẫy

6

Xã Đăk Kôi

Huyện Kon Ray

7

Xã Ya Tăng

Huyện Sa Thầy

8

Xã Đăk Pxy

Huyện Đăk Hà

II

DANH SÁCH 12 DANH SÁCH 12 XÃ ĐƯỢC TỈNH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ THÊM

1

Xã Mường Hoong

Huyện Đăk Glei

2

Xã Ngọc Linh

Huyện Đăk Glei

3

Xã Ngọc Lây

Huyên Tu Mơ Rông

4

Xã Măng Ri

Huyên Tu Mơ Rông

5

Xã Tê Xang

Huyên Tu Mơ Rông

6

Xã Đăk Na

Huyên Tu Mơ Rông

7

Xã Ngọc Yêu

Huyên Tu Mơ Rông

8

Xã Đăk Nên

Huyện KonPLong

9

Xã Đăk Ring

Huyện KonPLong

10

Xã Mãng Bút

Huyện KonPLong

11

Xã Đăk Tăng

Huyện KonPLong

12

Xã Ngọc Tem

Huyện KonPLong

 

Tổng cộng: 20 xã

 

 

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.