• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 10/01/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 10/09/2019
UBND TỈNH KON TUM
Số: 55/2013/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kon Tum, ngày 31 tháng 12 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước và
hoạt động giám định
tư pháp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

_____________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và sau khi trao đổi, thống nhất với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh (Văn bản số 120/VKS ngày 25/10/2013) Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum (Văn bản số 115/CV-TA ngày 20/12/2013),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước và trong hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Hùng

 

 

QUY CHẾ

Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động
giám
định tư pháp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2013/QĐ- UBND ngày 31/12 /2013
của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum).

_____________________

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung phối hợp trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động giám định tư pháp giữa cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp (Sở Tư pháp) với các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp: giữa Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp với cơquan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh.

Những nội dung không quy định tại Quy chế này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Chặt chẽ, thống nhất, khách quan, tránh chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp.

2. Phối hợp phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về giám định tư pháp và pháp luật có liên quan.

3. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp.

Điều 3. Phương thức phối họp

1. Xây dựng  kế hoạch, tổ chức cuộc họp, hội nghị.

2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra.

3. Thành lập đoàn công tác liên ngành để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp.

4. Trao đổi bằng văn bản hành chính.

Chương II:

NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Điều 4. Nội dung phối hợp trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động giám định tư pháp.

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình về giám định tư pháp.

2. Đánh giá hoạt động của tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực quản lý.

3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn chuyên sâu pháp luật về giám  định tư pháp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc.

4. Thành lập tổ chức giám định tư pháp; cấp giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng giám định tư pháp.

5. Bảo đảm kinh phí cho công tác quản lý nhà nước và hoạt động giám định tư pháp.

6. Củng cố,kiện toàn dội ngũ giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc; bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, giám định viên tư pháp và người giám định theo vụ việc tại địa phương.

7. Trưng cầu giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng giữa cơ quan tiến hành tố tụng với các sở, ban, ngành tỉnh, tổchức giám định tư pháp, người giám định tư pháp.

8. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp và giải quyết khiếu nại,tố cáo theo thẩm quyền.

9. Thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất; sơ kết, tổng kết công tác quản lý nhà nước và hoạt động giám định tư pháp.

Điều 5. Trách nhiệm của Sở Tư pháp,các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp, các sở, ban, ngành khác có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp

1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp thẩm định hồ sơ xin phép thành lập văn phòng giám định tư pháp: chuyển đổi loại hình hoạt động; thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của văn phòng giám địnhtư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnhxem xét,quyết định; thực hiện việc đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp.

c) Phối hợp với Sở Y tế xây dựng đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lạp. củng co. kiện toàn tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y.

d) Phối hợp với sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp trong việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp.

đ) Phối hợp với các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp trong việc lựa chọn, lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp đánh giá về tổ chức: chất lượng hoạt động giám định tư pháp trên dịa bàn tỉnh: đềxuất với Ủy bannhân nhân tỉnh các giải pháp để đảm bảo số lượng, chất lượng của đội ngũ người giám định tư pháp đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh.

2. Trách nhiệm của Sở Nội vụ:

a)Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập tổchức giám địnhtư pháp công lập.

b) Tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết địnhgiao chi tiêu biên chế cho trung tâm pháp y và các tổ chức giám định tư pháp công lập khác.

3. Trách nhiệm của Sở Tài chính:Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp: hướng dẫn thu, chi, quản lý kinh phí cua các tổ chức giám định tư pháp công lập, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp.

4. Trách nhiệm của Sở Y tế:

a) Xây dựng đềán thành lập,cũng cố, kiện toàn Trung tâm pháp ytỉnh, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

b) Bố trí đủ giám định viên tư pháp và dự nguồn cán bộ đủ diều kiện tiêu chuẩn tham dự khóa bồi dường nghiệp vụ giám định tư pháp, tạo nguồn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần.

5. Trách nhiệm của Công an tỉnh:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lựa chọn cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của dơn vị,đề nghị Ủyban nhân dân tỉnhbổ nhiệm giám định viên tư pháp.

b) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giám định tư pháp cho giám định viên tư pháp thuộc thẩm quyển quản lý của ngành mình.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập dự toán kinh phí cho tổ chức giám định tư pháp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

d) Chỉdạo các cơ quan thuộc quyền phối hợp với các cơ quan trưng cầu giám định để lựa chọn, giới thiệu giám định viên tư pháp thuộc ngành mình quàn lý, phù hợp nội dung trưng cầu giám định; trả lời cơ quan trưng cầu giám định danh sách người dược phân công thực hiện giám định.

đ) Phối hợp với Sở Tư pháp và cơ quan liên quan trong việc kiểm tra,thanh tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp: giải quyết khiếu nại,tốcáo theo thẩm quyền và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

6. Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh:

a) Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám địnhtư pháp đánh giá, dự báo nhu cầu giám định tư pháp của hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn; tham gia đề xuất chiến lược, quy hoạch phát triển tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn và đội ngũ người giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn và đội ngũ người giám định tư pháp thực hiện các trưng cẩu giám định dựa trên tinh thần tôn trọng tính độc lập của hoạt động giám định tư pháp.

c) Chỉđạo Tòa án nhân dân, Viện kiềm sát nhân các huyện, thành phố phối hợp với Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, tổ chức giám định tư pháp thực hiện việc trưng cầu giám định tư pháp theo quy định, có hiệu quả.

d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giám định tư pháp.

7. Trách nhiệm các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lựa chọn và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lựa chọn, lập danh sách để trình Ủy bannhân dân tỉnh công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương.

c) Phối họp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho giám định viên tư pháp ở dịa phương.

d) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thẩm định hồ sơ xin phép thành lập văn phòng giám định tư pháp, chuyển đổi loại hình hoạt động, thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp.

đ) Trường hợp nội dung trưng cầu giám định không thuộc hoặc vượt quá phạm vi quản lý của cơ quan thuộc quyền dơn vị mình thì chi đạo từ chối giám định và trả lời cho cơ quan trưng cẩu giám định. Tạo diều kiện cho người giám định tư pháp sử dụng trang thiết bị, phương tiện làm việc để phục vụ cho việc thực hiện giám định.

Điều 6. Lập dự toán kinh phí cho công tác quản lý và hoạt động giám định tư pháp

1. Hàng năm, các cơ quan có trách nhiệm lập dự toán, bố trí hợp lý kinh phí hoạt động giám địnhtư pháp và từng bước trang bị đầy đủ máy móc thiết bị bảo đảm cho hoạt động giám định tư pháp thuộc dơn vị quản lý phục vụ đáp ứng yêu cầu giám định tư pháp của tỉnh.

2. Sở Tư pháp có trách nhiệm lập dự toán kinh phí hoạt động quản lý giám định hàng năm bảo đảm cho hoạt động quán lý nhà nước về giám định tư pháp; bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật giảm định cho dội ngũ giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc của tỉnh.

Điều 7. Công tác kiểm tra, thanh tra và giải quvết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp

1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban. ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp trong việc kiểm tra định kỳ và dột xuất, thanh tra việc thực hiệnpháp luật về giám định tư pháp, nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong hoạt động giám định tư pháp để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

2. Các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Sở Tư pháp trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp.

3. Các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc quyền quản lý; thông báo cho Sở Tư pháp biết kết quảgiải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 8. Quan hệ quản lý giữa Sởpháp với giám định viên tư pháp trên các lĩnh vực giám định tư pháp

1. Đối với các giám định viên tư pháp hoạt động trong tổ chức giám định tư pháp: Sở Tư pháp thực hiện chế độ quản lý giám định viên tư pháp thông qua quan hệ phối hợp với sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp và với tổ chức giám định tư pháp. Tổ chức giám định tư pháp chịu trách nhiệm về việc quản lý giám định viên tư pháp của tổ chức mình và thực hiện chếđộ báo cáo định kỳ 6 tháng và cả năm về Sở Tư pháp.

2. Đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp trong việc quản lý giám định tư pháp: Sở Tư pháp thực hiện chếđộ quản lý về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp trong từng lĩnh vực thông qua mối quan hệ phối hợp với sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp; chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất của sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp và chế độ phối hợp kiểm tra,thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc.

Điều 9. Công tác thi đua khen thưởng đối với các tổ chức giám định tư pháp và giám định viên tư pháp

Trên cơ sở đề nghị của các sở, ban, ngành chủ quản lĩnh vực giám định tư pháp, Sở Tư pháp tổng hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thường đối với các tổ chức giám định tư pháp và giám định viên tư pháp có thành tích nổi bật trong công tác theo quy định.

Chương III:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, các cơ quan có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp; các tổ chức giám định tư pháp gửi Sở Tư pháp báo cáo về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp cua dơn vị mình theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của ngành Tư pháp.

Ngoài báo cáo định kỳ theo quy định, khi cần thiết các đơn vị phải báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về những nội dung có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp.

2. Sở Tư pháp tổng hợp. báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, đồng thời gửi cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định tại các Điều 40,41, 42 của Luật Giám định tư pháp.

Điều 11. Điều khoản thi hành

Quá trình thực hiện Quy chế nếu có vướng mẳc phát sinh, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Tưpháp để tổng họp,đề xuất Ủy bannhân dân tỉnh xem xét, chỉ dạo.

Đề nghị Toà án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tích cực phốii hợp với các cơ quan quản lý về giám định tư pháp trong các công tác có liên quan nhằm đưa hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh ngày càng có hiệu quả. chất lượng, hồ trợ đắc lực cho công tác tổ tụng của tỉnh.

Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này./.

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.