• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 09/10/2000

UỶ BAN NHÂN DÂN

  TỈNH LẠNG SƠN

      ________

                      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                    ____________________

   

     Số: 16/2000/CT-UB                                                                            Lạng Sơn , ngày 09  tháng 10  năm 2000

 

CHỈ THỊ CỦA CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Về phát triển thị trường nội địa và chợ nông thôn

 

 
  1/01/clip_image003.gif" width="82" />

 

 

 

Trong những năm qua, bên cạnh việc đẩy mạnh kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu thì việc phát triển của thị trường nội địa nói chung và hệ thống chợ nói riêng đã góp phần quan trọng mở rộng giao lưu hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Tuy nhiên thực trạng về thị trường nội địa và hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh hiện nay đang còn nhiều yếu kém. Công tác quản lý chỉ đạo điều hành của các địa phương và các ngành chức năng còn nhiều bất cập; việc quy hoạch và phát triển mạng lưới kinh doanh ở thị trường nội địa làm chậm; hệ thống thương nghiệp Nhà nước co cụm lại, chủ yếu tập trung ở thị xã, thị trấn; hệ thống chợ hình thành một cách tự phát. Việc cung ứng các loại vật tư, các mặt hàng chính sách xã hội, các mặt hàng thiết yếu cho khu vực nông nghiệp và nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức thu mua tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa do nông dân sản xuất ra còn rất hạn chế.

 

 

Để làm tốt việc xây dựng và phát triển thị trường nội địa và chợ nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

 

1. Khẩn trương xây dựng quy hoạch mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ và hệ thống chợ khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2010.

 

Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển thương mại, dịch vụ nhiều thành phần theo qui định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc phát triển thị trường nội địa của tỉnh phải đặt trong mối quan hệ là một bộ phận hữu cơ của thị trường cả nước, gắn kết với các thị trường các tỉnh trong khu vực.

 

2. Hình thành mạng lưới của thương nghiệp Nhà nước đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, và là lực lượng chủ yếu cung cấp các loại hàng hóa vật tư kỹ thuật cho sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc; tổ chức tốt việc thu mua và tiêu thụ ổn định các loại sản phẩm hàng hoá nhân dân sản xuất ra, nhằm kích thích phát triển, từng bước nâng cao đời sống nhân dân ở khu vực nông nghiệp và nông thôn.

 

3. Về xây dựng mạng lưới Hợp tác xã thương mại, dịch vụ, các Sở: Thương mại và du lịch. Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp cùng Liên minh các Hợp tác xã của tỉnh khẩn trương tổ chức nghiên cứu xây dựng mạng lưới Hợp tác xã thương mại dịch vụ, nhất là ở khu vực nông thôn với hình thức kinh doanh tổng hợp, theo đúng nguyên tắc tự nguyện và quy định của Pháp luật.

 

Khuyến khích việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các loại Hợp tác xã sang lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Tùy điều kiện từng vùng có thể phát triển các hình thức hợp tác thích hợp, từ tổ, nhóm hợp tác đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

 

Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ ban đầu của Nhà nước đối với Hợp tác xã thương mại, dịch vụ.

 

4. Đối với thương mại và dịch vụ ngoài quốc doanh, cần có cơ chế chính sách khuyến khích tư nhân, lực lượng thương nghiệp nhỏ hình thành mạng lưới đại lý mua bán để hỗ trợ bổ sung cho thương nghiệp Nhà nước trong việc cung ứng vật tư, hàng hóa cho sản xuất và đời sống, đồng thời tổ chức thu mua sản phẩm hàng hóa của nông dân.

 

5. Về phát triển hệ thống chợ ở khu vực nông thôn:

 

Sở Thương mại và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã xây dựng quy hoạch hệ thống chợ phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân từng vùng. Nghiên cứu thiết kế mẫu các loại chợ hoặc một số tiêu chuẩn, yêu cầu phải đạt được khi xây dựng chợ; xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý chợ.

 

Trên cơ sở quy hoạch từng bước bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống chợ nông thôn. Trước mắt, tập trung đầu tư xây dựng chợ và cửa hàng thương nghiệp khu vực ở các trung tâm cụm xã. Phấn đấu đến hết năm 2000, tất cả các trung tâm cụm xã đều có chợ và cửa hàng khu vực.

 

Đối với chợ tại khu vực II và III sử dụng nhiều nguồn vốn để đầu tư xây đựng như: Nguồn vốn của Chương trình 135, Chương trình Trung tâm cụm xã, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương và các nguồn vốn tài trợ.

 

Đối với chợ tại thị xã, thị trấn thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng góp vốn xây dựng hoặc vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng và trang trải nợ bằng các nguồn thu tiền thuê quầy hàng, lệ phí chợ...

 

6. Sở Thương mại và Du lịch xây dựng chương trình đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, phối hợp với các huyện, thị xã, các ngành liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp, người sản xuất về thông tin thị trường, tham gia thẩm định các dự án về phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ, khai thác và tìm thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa truyền thống có giá trị kinh tế lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống người nông dân.

 

7. Đối với thương nghiệp Nhà nước, giải pháp cơ bản hiện nay là củng cố tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy tính năng động và khả năng cạnh tranh trên thị trường, khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có liên quan tới việc cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất nông lâm nghiệp phải tổ chức mạng lưới kinh doanh xuống tận cơ sở xã, cụm xã.

 

Nghiên cứu hoàn thiện cơ bản cơ chế khoán kinh doanh trong các doanh nghiệp; chấn chỉnh công tác hạch toán, quản lý tài chính, tài sản tại doanh nghiệp.

 

Có kế hoạch khai thác và động viên mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại hóa mạng lưới kinh doanh, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của thị trường địa phương.

 

8. Đối với các xã khu vực III, hoạt động thương mại, dịch vụ đạt được hiệu quả xã hội là mục tiêu hàng đầu. Cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về xây dựng cơ sở vật chất, trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, miễn giảm thuế kinh doanh, chế độ ưu đãi đối với cán bộ, nhân viên thương nghiệp làm việc ở khu vực này.

 

Từng bước thí điểm việc trợ cước vận chuyển hàng hóa, miễn giảm thuế, ưu đãi tín dụng đối với lực lượng thương nghiệp ngoài quốc doanh có mạng lưới đại lý mua bán tại khu vực III

 

Sở Thương mại và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế chính sách theo tinh thần trên, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong năm 2000.

 

9. Trên cơ sở nhiệm vụ và các mục tiêu trên, Sở Thương mại và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài chính - Vật giá và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và các giải pháp tổ chức thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể.

 

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, các Sở, Ban, ngành cần quán triệt sâu sắc các nội dung trên và có sự phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện Chỉ thị này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN     

CHỦ TỊCH       

                                           (Đã ký)

Dương Công Đá

   

 

 

 

 

 

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.