• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/10/1999

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH LẠNG SƠN

________

 

 

Số: 57/1999/QĐ/UB

                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                    ____________________

 

       Lạng Sơn, ngày 13 tháng 10 năm 1999

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Về chính sách phát triển cây thuốc lá sợi vàng Lạng Sơn

 

 

1/01/clip_image001.gif" width="139" />ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

Căn cứ Chỉ thị số: 13/1999/CT-TTg ngày 12/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh sản xuất kinh doanh ngành thuốc lá;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Vai trò, vị trí của cây thuốc lá:

1- Cây thuốc lá sợi vàng Lạng Sơn là cây có thu nhập cao trong sản xuất nông nghiệp; gieo trồng được cả hai vụ đông và vụ xuân, tăng nhanh hệ số sử dụng đất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo.

2- Thuốc lá sợi vàng Lạng Sơn có thể làm nguyên liệu sản xuất thuốc lá điếu cao cấp của Việt Nam và tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ cho Nhà nước.

3- Diện tích trồng thuốc lá toàn tỉnh có khả năng mở rộng trên 6 ngàn ha; từ nhiều năm nay được ổn định từ 3,5 ngàn đến 4 ngàn ha, sản lượng đạt 3 đến 4 ngàn tấn/năm.

4- Nông dân Lạng Sơn đã có kinh nghiệm sản xuất, sơ chế thuốc lá sợi vàng.

5- Thực hiện chỉ thị số: 13/1999/CT-TTg ngày 12/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh sắp xếp sản xuất kinh doanh ngành thuốc lá. Cây thuốc lá sợi vàng Lạng Sơn cần phải phát triển theo quy hoạch và có sự quản lý thống nhất.

Điều 2: Quản lý Nhà nước đối với sản xuất thuốc lá:

1- Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn thống nhất quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, biện pháp đầu tư phát triển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá.

2- Phân vùng phát triển cây thuốc lá ổn định theo quy hoạch đến năm 2010.

- Vùng một: Huyện Bắc Sơn             : 1.500 đến 2.000 ha.

- Vùng hai: Có tổng diện tích            : 1.100 đến 1.700 ha.

                   Gồm: + Huyện Lộc Bình:    800 đến 1.200 ha.

                             + Huyện Cao Lộc  :    200 đến    300 ha.

                             + Thị xã Lạng Sơn:    100 đến    200 ha.

- Vùng ba có tổng diện tích                :    900 đến 1.300 ha.

                    Gồm: + Huyện Chi Lăng:    300 đến    400 ha.

                              + Huyện Hữu Lũng:   400 đến    600 ha.

                              + Các huyện còn lại:   200 đến   300 ha.

Điều 3: Về đầu tư sản xuất:

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư các nguồn lực tham ra trực tiếp vào chương trình phát triển cây thuốc lá sợi vàng Lạng Sơn; các nhà đầu tư cung ứng cho nông dân vật tư kỹ thuật chủ yếu và tiền vốn trước ngay từ đầu vụ sản xuất theo hợp đồng được ký kết theo luật định.

Điều 4: Về chế biến:

- Phát huy những kinh nghiệm truyền thống sấy thuốc lá của người nông dân, đồng thời tiến hành đầu tư công nghệ và kỹ thuật chế biến tiên tiến để có sản phẩm thuốc lá nguyên liệu chất lượng cao.

- Khuyến khích việc dùng than đá (trừ than Na Dương) để sấy thuốc lá. Hạn chế và sớm chấm dứt việc dùng củi để sấy thuốc lá để góp phần tích cực vào việc giữ gìn và phát triển vốn rừng, bảo vệ môi trường.

Điều 5: Về tiêu thụ sản phẩm thuốc lá nguyên liệu:

1- Để đảm bảo quyền lợi cho người trồng thuốc lá các nhà đầu tư trực tiếp tiêu thụ phải tiến hành ký kết hợp đồng với các hộ sản xuất để thỏa thuận về sản lượng, chất lượng, phẩm cấp, đơn giá... Hướng dẫn nông dân thực hiện các khâu phân loại, đóng gói, bảo quản đảm bảo chất lượng thuốc lá khi tiêu thụ. Những vi phạm trong thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết phải được xử lý nghiêm theo pháp luật.

2- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia mua bán, tổ chức lưu thông sản phẩm thuốc lá, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.

3- Nghiêm cấm mọi hành vi lưu thông sản phẩm thuốc lá từ bên ngoài vào nội tỉnh để giữ uy tín chất lượng thuốc lá sợi vàng tỉnh Lạng Sơn.

Điều 6: Quy định khuyến khích:

Các tổ chức kinh tế được UBND tỉnh chỉ định thu mua, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá Lạng Sơn được miễn trừ toàn phần thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào theo mức thuế suất quy định đối với sản phẩm thuốc lá; Được thực hiện chính sách trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông lâm sản miền núi theo quy định chung của Nhà nước.

Điều 7: Tài chính, tín dụng:             

1- Vốn Ngân sách Nhà nước chi để trợ cước vận chuyển than sấy thuốc lá và tiêu thụ sản phẩm nông sản miền núi theo quy định chung; chi cho công tác khuyến nông; xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi ở các vùng sản xuất tập chung theo dự án được duyệt.

2- Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho vay để xây dựng lò sấy thuốc lá bằng than đá; mua sắm máy bơm nước và phương tiện vận tải.

3- Khuyến khích các nguồn vốn khác cùng tham gia chương trình thuốc lá Lạng Sơn.

Điều 8: Tổ chức thực hiện:

1- Các Nhà đầu tư cử cán bộ khuyến nông trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn người sản xuất thuốc lá thực hiện các khâu kỹ thuật để có sản phẩm chất lượng cao.

2- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng giống, về các quy trình kỹ thuật sản xuất thuốc lá.

3- Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Sở Tài chính vật giá cân đối đảm bảo nguồn chi ngân sách; vốn tín dụng đầu tư trong kế hoạch Nhà nước phục vụ cho chương trình sản xuất thuốc lá.

4- Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm, chi cục Thuế, Cục Hải quan tỉnh trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quyết định này.

Điều 9: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN     

CHỦ TỊCH       

                                           (Đã ký)

Dương Công Đá

 

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.