• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2016
BỘ QUỐC PHÒNG
Số: 04/2016/TT-BQP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày 12 tháng 1 năm 2016

THÔNG TƯ

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác

của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam

______________________

 

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Nghị định s 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 ca Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Tng Tham mưu trưởng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam.

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Vị trí

Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng).

2. Chức năng

a) Tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, chỉ huy lực lượng Quân đội tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

b) Quản lý, chỉ huy và điều hành toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Quân đội.

c) Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Quân đội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về các vấn đề liên quan đến lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính quân sự liên quan đến công tác tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

3. Chủ trì, phối hợp xây dựng và triển khai các kế hoạch công tác; tổ chức triển khai lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng về tuyển chọn nhân sự, mua sắm trang bị, vật chất, huấn luyện, đào tạo và tổ chức bảo đảm cho lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

5. Giúp Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng.

6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

7. Là cơ quan thường trực hiệp đồng, điều phối, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng.

8. Trực tiếp quản lý, điều hành lực lượng Quân đội tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Là đầu mối giữ thông tin chỉ huy của Bộ Quốc phòng đối với lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo hoạt động gìn giữ hòa bình đối với cán bộ Quân đội và Tùy viên Quân sự Việt Nam trong Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Tổ chức các đoàn công tác tới các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc mà Việt Nam tham gia để thực hiện nhiệm vụ.

10. Chủ trì hoặc tham gia đàm phán và trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền ký kết các Điều ước và thỏa thuận quốc tế về gìn giữ hòa bình giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc; giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài.

11. Phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Ngoại giao thực hiện thỏa thuận tài chính và thanh toán với Liên Hợp Quốc và các đối tác nước ngoài theo thỏa thuận đã ký kết. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ về lĩnh vực gìn giữ hòa bình theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

12. Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện nghiên cứu khoa học về hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

13. Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết và đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với lực lượng quân đội tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

14. Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do cấp có thẩm quyền giao.

Điều 3. Mối quan hệ công tác

1. Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy.

2. Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với Tổng Tham mưu trưởng là quan hệ phục tùng chỉ huy, chỉ đạo về hành chính quân sự.

3. Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các cơ quan, đơn vị trong Quân đội là mối quan hệ phối hợp, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

4. Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành là quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp, hiệp đồng, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và các mặt công tác khác theo chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016; những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Tổng Tham mưu trưởng, Trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Giám đốc Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam và Chỉ huy các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.