• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/1989
BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Số: 24/TT-LB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 24 tháng 6 năm 1989

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

"Quy định chế độ cấp phát hạn mức kinh phí đối với các đơn vị dự toán trong các lực lượng vũ trang".

____________________________

 Việc cấp phát hạn mức kinh phí đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ từ trước tới nay được thực hiện theo thông tư số 25/TT-LB ngày 28/12/1981 của Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước. Những quy định trong thông tư nói trên về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu về cấp phát kinh phí cho lực lượng quân đội và công an nhân dân vũ trang. Tuy nhiênm trong tình hình mới hiện nay đã bộc lộ những nhược điểm cần phải khắc phục:

- Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp ra qua nhiều cấp theo dõi quản lý, nên việc phản ánh số liệu và tình hình các đơn vị sử dụng kinh phí bị chậm trễ, do đó không đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho việc điều hành thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách và tiền mặt của cơ quan Tài chính - Ngân hàng.

- Mỗi đơn vị dự toán vừa sử dụng tài khoản hạn mức kinh phí vừa sử dụng tài khoản tiền gửi dự toán khác; gây nhiều khó khăn phức tạp không cần thiết cho cơ quan Tài chính - Ngân hàng và đơn vị dự toán trong việc theo dõi, quản lý kinh phí.

Để khắc phục những nhược điểm trên đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối, sử dụng tốt nguồn vốn  kinh phí của ngân sách Nhà nước; Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước quy định việc thực hiện chế độ cấp  phát hạn mức kinh phí ngân sách đối với các đơn vị dự toán thuộc lực lượng vũ trang như sau:

I. NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG:

1/ Mọi khoản kinh phí của ngân sách Nhà nước cấp phát cho các lực lượng vũ trang được thực hiện theo hình thức cấp phát "Hạn mức kinh phí"  cho các đơn vị dự toán cấp I, cấp II, cấp III. Những đơn vị trực thuộc cấp III được mở tài khoản " Kinh phí đơn vị dự toán khác" - TK 753 tại các cơ quan Ngân hàng Nhà nước.

2/ Những nghiệp vụ phát sinh về hoạt động sản xuất - kinh doanh của các đơn vị được hạch toán, ghi chép phản ánh riêng mở tài khoản "Tiền gửi các tổ chức khác" tại Ngân hàng chuyên doanh. Kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp cho đơn vị dự toán bằng hạn mức kinh phí, đơn vị chưa chi đến thì nhất thiết không được rút ra lưu kỹ vào tài khoản "Tiền gửi các tổ chức khác" hoặc tài khoản "Kinh phí đơn vị dự toán khác - TK 753".

3/ Đối với tiền thuộc nguồn thu phải nộp vào ngân sách Nhà nước như: thu hồi các khoản chi năm trước, thu hồi tạm cấp (đã được duyệt quyết toán chi); thu tiền nhà, điện nước của cán bộ công nhân viên quốc phòng hoặc tiền bán các tài sản khác .... thì nay không được nộp vào tài khoản "Kinh phí đơn vị dự toán khác - TK 753" mà phải nộp trực tiếp vào ngân sách trung ương (thu giảm chi) chương 04 (đối với các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ) loại 30, khoản 00 hạng 2, mục 47.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1/ Các đơn vị dự toán được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí sử dụng hình thức cấp phát hạn mức kinh phí mở tài khoản hạn mức kinh phí giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước để phân phối hạn mức cho các đơn vị dự toán cấp dưới hoặc rút kinh nghiệm để chi têu cho bản thân đơn vị mình.

2/ Đơn vị dự toán cấp 1 và 2 được mở tài khoản mức kinh phí của đơn vị dự toán cấp 3 để chi tiều cho bản thân đơn vị mình.

3/ Đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 đã mở tài khoản hạn mức kinh phí thì không được mở thêm tài khoản "Kinh phí đơn vị dự toán khác - TK753". Mọi hoạt động chi tiêu của bản thân đơn vị đều sử dụng thông qua tài khoản "Hạn mức kinh phí cấp 3".

4/ Tài khoản hạn mức kinh phí của đơn vị dự toán cấp 3 thuộc Bộ Quốc phòng được mở đến cấp Sư đoàn; các đơn vị trực thuộc cấp dười cấp  Sư đoàn được mở tài khoản "Kinh phí đơn vị dự toán khác - TK 753" tại Ngân hàng Nhà nước để nhận kinh phí do cấp trên trích từ tài khoản hạn mức kinh phí cấp 3 chuyển tiền về.

- Các khoản thu, chi do sản xuất kinh doanh không được hạch toán vào tài khoản "Kinh phí đơn vị dự toán khác - TK 753", đơn vị mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng chuyên doanh theo quyết định số 22/NH-QĐ ngày 27/02/1989 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, "bổ sung hệ thống tài khoản".

5/ Đối với các đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm vật chất cho cấp dưới theo quy chế " Bản thu tiền" (không mang tính chất kinh doanh ); khi có khoản thu của các đơn vị cấp dưới chuyển về Ngân hàng Nhà nước, đơn vị dự toán cấp trên giám định hàng ngày, không hạch toán vào tài khoản " Kinh phí đơn vị dự toán khác - TK 753" như trước đây mà ghi phục hồi hạn mức kinh phí của đơn vị dự toán được hưởng để tiếp tục sử dụng.

6/ Các đơn vị dự toán cấp 3 được sử dụng số séc định mức hoặc sử dụng séc bảo chi từng lần để thanh toán.

7/ Giấy báo  phân phối hạn mức kinh phí của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được chuyển đi qua đường dây bưu điện, quân bưu hoặc đơn vị được trực tiếp cầm tay mang đến  giao cho Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/1989. Những quy định trước đây tại thông tư số 25/TT-LB ngày 28/12/61 trái với thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị ... phản ánh cho Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước để biết nghiên cứu giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

Đang cập nhật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Chu Tam Thức

Nguyễn Văn Đạm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.