Sign In

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy định về các biện pháp tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

- Căn cứ Luật T chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phvề các giải pháp kiềm chế gia tăng tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

- Căn cứ Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ;

- Căn cứ Nghị định số 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông - Vận ti, Giám đốc Công an tnh, Giám đốc S Tư pháp, Chánh Văn phòng HĐND - UBND tnh; sau khi lấy ý kiến của các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về các biện pháp tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng HĐND - UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. UBND TỈNH NGHỆ AN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

NGUYỄN THẾ TRUNG

 

QUY ĐỊNH về các biện pháp tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An

(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2003/QĐ-UB ngày 12 tháng 5 năm 2003 của UBND tỉnh Nghệ An).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Bản quy định này quy định các biện pháp tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (trừ người có thân phận ngoại giao) có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ còn phải chịu áp dụng các biện pháp tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Quy định này.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn giao thông do không chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định còn bị tạm giữ giấy phép lái xe 3 tháng (90 ngày).

Nếu gây tai nạn giao thông có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn bị thu hồi giấy phép lái xe và bị cấm điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (ô tô) trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù.

Điều 4. Các phương tiện giao thông cơ giới (trừ xe mô tô, xe gắn máy) liên quan đến tai nạn giao thông mà ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật của phương tiện, mặc dù giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đang còn giá trị cũng phải được kiểm định lại chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện, nếu đảm bảo đủ điều kiện theo quy định mới được lưu hành.

Điều 5.

1. Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông không đảm bảo điều kiện về an toàn kỹ thuật như hệ thống hãm, chuyển hướng, bánh lốp..., không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật hoặc có nhưng không còn giá trị, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định còn bị tạm giữ phương tiện 15 ngày.

2. Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quá niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11/12/2001 của Chính phủ mà tham gia giao thông, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định còn bị tạm giữ phương tiện 15 ngày và buộc thanh lý phương tiện quá niên hạn sử dụng.

Điều 6.

1. Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định trên 20%, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định còn bị tạm giữ phương tiện 15 ngày.

2. Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển vật liệu xây dựng lưu hành trên tuyến Quốc lộ 46 (đoạn Vinh - Thị trấn Nam Đàn) và các tuyến đường trên địa bàn thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, nếu vi phạm một trong các hành vi sau đây:

- Chạy quá tốc độ quy định trên 20%.

- Không đảm bảo điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Bấm còi hơi (trong thành phố, thị xã).

Thì ngoài việc xử lý hành chính theo quy định còn bị tạm giữ phương tiện 15 ngày.

Điều 7.

1. Các cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ không có giấy phép kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sẽ bị đình chỉ hoạt động và bị tịch thu sung quỹ Nhà nước các công cụ, phương tiện phục vụ việc kinh doanh trái phép.

2. Cấm đưa vào khai thác, sử dụng các loại phương tiện cơ giới đường bộ do các cơ sở sản xuất, lắp ráp trái phép. Nếu vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện 15 ngày, nếu tái phạm sẽ bị tịch thu phương tiện, sung công quỹ Nhà nước. Ngoài ra khi phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép gây tai nạn giao thông thì chủ cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện đó phải liên đới chịu trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại (nếu có).

Điều 8.

1. Cấm các loại xe công nông hoạt động trên các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 46 (đoạn Vinh - Thị trấn Nam Đàn) trong các khoảng thời gian từ 6h00' đến 8h00'; 11h00' đến 14h00' và từ 17h00' đến 19h00' hàng ngày, nếu vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện 15 ngày; tái phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện 30 ngày.

2. Các loại xe công nông hoạt động phải đủ đèn chiếu sáng và đèn hậu về ban đêm nếu vi phạm ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định còn bị tạm giữ phương tiện 15 ngày.

3. Cấm các loại xe công nông hoạt động trên một số tuyến đường chính ở thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò (sẽ có quy định riêng về các tuyến đường cấm các loại xe công nông lưu hành) nếu vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện 15 ngày.

Điều 9. Khi đăng ký mô tô, xe máy phải thực hiện đúng Thông tư số 01/2002/TT-BCA (C11) ngày 04/01/2002 và Thông tư số 02/2003/TT-BCA (C11) ngày 13/01/2003 của Bộ Công an, ngoài ra còn phải xuất trình sổ đăng ký hộ khẩu hoặc chứng nhận có hộ khẩu tại Nghệ An. Chủ phương tiện khi mua bán, trao đổi, cho, tặng đều phải làm thủ tục sang tên chuyển chủ theo đúng quy định.

Điều 10. Người điều khiển mô tô, xe máy dùng chân chống hoặc vật khác quệt xuống mặt đường khi xe đang chạy, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, chở hàng quá khổ theo quy định, xe không đăng ký, sang tên, không chấp hành hiệu lệnh người điều khiển giao thông, không gắn biển số, hoặc đeo biển số giả. Ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định còn bị tạm giữ phương tiện 15 ngày.

Điều 11. Cấm người chưa đủ độ tuổi theo quy định điều khiển mô tô, xe máy khi tham gia giao thông; học sinh phổ thông sử dụng mô tô, xe máy đến trường học. Nếu vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện 15 ngày; người điều khiển phương tiện và chủ phương tiện phải ký cam kết không vi phạm với cơ quan xử lý vi phạm, nếu tái phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện 30 ngày.

Điều 12.

1. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên, bám vào xe cơ giới đang chạy; chở quá số người quy định; chở hàng quá khổ theo quy định ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định còn bị tạm giữ phương tiện 15 ngày.

2. Học sinh, sinh viên đi xe đạp dàn hàng ngang, lấn chiếm lòng đường, gây cản trở và ùn tắc giao thông thì ngoài việc bị lý vi phạm hành chính và bị tạm giữ phương tiện theo quy định còn bị thông báo đến nhà trường và gia đình để giáo dục. Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và gia đình phải chịu trách nhiệm giáo dục, không để tái phạm đối với học sinh đó.

Điều 13. Cấm tổ chức, cá nhân chiếm dụng lòng đường, vỉa hè (trừ những trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản và hoạt động đúng trong phạm vi, chỉ giới cho phép) làm nơi bày bán hàng, sửa chữa xe, rửa xe.

Điều 14. Cấm tổ chức, cá nhân chiếm dụng lòng đường, vỉa hè (trừ những trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản và hoạt động đúng trong phạm vi, chỉ giới cho phép) làm nơi bày bán hàng, sửa chữa xe, rửa xe, trông xe, để vật liệu, chất phế thải, biển quảng cáo và các hoạt động dịch vụ khác. Nếu vi phạm ngoài việc bị xử phạt theo quy định còn bị tịch thu sung quỹ Nhà nước số hàng hóa đang bày bán, vật liệu, các công cụ, phương tiện phục vụ việc kinh doanh trái phép.

Điều 15. Các chủ phương tiện bị tạm giữ phải nộp lệ phí trông coi, bảo quản theo quy định tại Quyết định số 1206/QĐ-UB-NC ngày 03/04/2003 của UBND tỉnh Nghệ An.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành:

Quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định của UBND tỉnh Nghệ An ban hành trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

- Ban an toàn giao thông tỉnh, Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định này.

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định này và chịu trách nhiệm về tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, tăng cường chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc UBND các phường, xã, thị trấn xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông theo đúng thẩm quyền.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo về Ban an toàn giao thông tỉnh để kịp thời xử lý.

UBND tỉnh Nghệ An

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Thế Trung