• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 21/04/1997
UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 13/1997/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghệ An, ngày 21 tháng 4 năm 1997

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với chất lượng

hàng hóa thực phẩm

__________

Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước đối với chất lượng hàng hóa, thực phẩm đã có cố gắng, góp phần đáng kể làm giảm các dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa, giảm các vụ ngộ độc thức ăn, bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân. Nhưng xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay: Hàng hóa thực phẩm trên thị trường ngày càng phong phú, các hình thức sản xuất kinh doanh đa dạng, các dịch vụ ăn uống ngày càng nhiều, phạm vi thương mại trao đổi hàng hóa ngày càng rộng, các loại thức ăn chế biến sẵn và thức ăn chín xu thế ngày càng tăng, các cơ quan sản xuất kinh doanh hàng thực phẩm ngày càng nhiều,... nhưng công tác quản lý, giám sát tiêu chuẩn an toàn vệ sinh chưa thực hiện đầy đủ, chưa được quan tâm đúng mức. Việc tuyển dụng người lao động trực tiếp sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm, nhân viên phục vụ tại các nhà hàng quán ăn không được khám và điều tra sức khỏe định kỳ. Điều đó đã trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý lo ngại chung trong nhân dân.

Để khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý Nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng thực phẩm phục vụ ăn uống trên địa phương. Nâng cao tiêu chuẩn an toàn vệ sinh các loại thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng UBND tỉnh yêu cầu giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị xã phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau đây:

1. Triển khai thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên toàn tỉnh đối với hàng hóa thực phẩm theo tinh thần Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ, hướng dẫn lại Thông tư số 07/TTLB ngày 01/7/1996 các Liên bộ y tế - Khoa học công nghệ và môi trường, các quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành ngày 18/12/1996 (số 2481 về quy chế đăng ký chất lượng sản phẩm, số 2482 về quy chế cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, số 2483 về danh mục hàng hóa thực phẩm phải đăng ký chất lượng năm 1997) Quyết định các UBND tỉnh số 1275/QĐ-UB ngày 08/4/1997.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng thực phẩm các nhà hàng dịch vụ ăn uống tại các địa phương trong tỉnh đều phải thực hiện có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh do ngành y tế cấp. Các nhân viên làm việc trực tiếp sản xuất, chế biến hàng thực phẩm, phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống phải được khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

3. Các cơ quan chức năng Nhà nước trước lúc thực hiện cấp giấy phép cho sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ, kinh doanh ăn uống đầu phải yêu cầu các cơ sở có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh do ngành y tế cấp mới được cấp giấy phép cho sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện, đơn vị cá nhân nào vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trực tiếp gây ảnh hưởng xấu hoặc đe dọa đến sức khỏe và tính mạng nhân dân, tùy theo mức độ có thể bị đình chỉ, thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh, truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Sở Y tế kế hoạch phân công, phân cấp trách nhiệm, hướng dẫn cho các đơn vị trong ngành, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị xã để có tổ chức thực hiện định kỳ và thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra y tế hoặc phối hợp liên ngành thành lập các đoàn kiểm tra, xử lý các trường hợp sai phạm.

5. Thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị xã có trách nhiệm phối hợp trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với hàng hóa thực phẩm và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm trên các địa bàn.

Nhận được chỉ thị này yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể liên quan, chính quyền UBND các cấp trong tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc, giao cho Sở Y tế định kỳ hàng năm và đột xuất khi cần thiết có kiểm tra đánh giá các hoạt động, tổng hợp báo cáo cho UBND tỉnh./.

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Han

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.