• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2022
HĐND TỈNH QUẢNG NAM
Số: 37/2021/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Nam, ngày 8 tháng 12 năm 2021

NGHỊ QUYẾT

Về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; định hướng thực hiện một số dự án quan trọng tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 8576/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo tham tra số 204/BC-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 với nội dung chủ yếu sau:

  1. Phạm vi điều chỉnh: 09 huyện miền núi.
  2. Mục tiêu

Tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của miền núi; huy động tối đa các nguồn lực để phát triển bền vững kinh tế - xã hội miền núi làm nền tảng xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế; giải quyết việc làm cho người dân theo hướng phát triển chủ yếu từ kinh tế lâm nghiệp, dược liệu, chăn nuôi và các sản phẩm hàng hóa đặc hữu có lợi thế của khu vực miền núi góp phần cải thiện
mức sống, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của tỉnh. Bố trí sắp xếp ổn định dân cư gắn với công tác bảo vệ phát triển rừng, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đời sống gắn với bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho người dân, đồng thời bảo tồn và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

  1. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025

STT

Chỉ tiêu

Thực hiện đến năm 2020

Mục tiêu đến năm 2025

A

Nhóm chỉ tiêu KT-XH

 

 

1

Thu nhập bình quân đầu người (Triệu đồng/năm)

20,74

36

2

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

18,09

<21!

3

Số hộ được sắp xếp chỗ ở và ổn định sản xuất tăng thêm trong giai đoạn (hộ)

6.905

7.821

4

Số hộ chỉnh trang nhà ở tại chỗ tăng thêm trong giai đoạn (hộ)

42

213

5

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã)

30

55

6

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

40

50

7

Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (%)

73,82

85

8

Diện tích đất rừng trồng sản xuất được cấp giấy chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn quản trị rừng quốc tế - FSC (ha)

1.618,5

20.000

9

Tỷ lệ giá trị sản phẩm các loại cây trồng được sản xuất dưới các hình thức liên kết (%)

1,6

20

10

Số sản phẩm sản xuất theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tương đương (sản phẩm)

3

18

11

Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế (%)

99,07

100

12

Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa (%)

31,9

35

B

Nhóm chỉ tiêu môi trường

 

 

 

1 Theo chuẩn nghèo mới, tương đương chuẩn nghèo cũ là <10%

 

 


 

 

13

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

67,13

>69

14

Tỷ lệ xã có rác thải sinh hoạt được tổ chức thu gOm (%)

56

75

15

Tỷ lệ khai thác khoáng sản bền vững (%)

74,4

84

C

Nhóm chỉ tiêu hạ tầng

 

 

16

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (%)

85,85

95

17

Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa (%)

69,14

81

18

Tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia (%)

68

95

19

Tỷ lệ hộ được sử dụng điện (%)

95,76

99,8

20

Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia (%), theo từng cấp học:

 

 

Mẫu giáo, mầm non

31

45,1

Tiểu học

50

84

Trung học cơ sở

40

68,2

Trung học phổ thông

29,4

52,9

21

Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp phòng tránh thiên tai

13,5

80

22

Tỷ lệ thôn bản được phủ sóng di động và kết nối internet băng rộng (%)

85

97

23

Tỷ lệ xã có hạ tầng CNTT đáp ứng cho hoạt động chính quyền số, phục vụ chuyển đối số (%)

94

100

 

 

 

 

 

  1. Phân vùng phát triển
  1. Vùng miền núi phía Bắc (Gồm các huyện: Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang): Định hướng phát triển chủ yếu của vùng là phát triển vùng nguyên liệu, dược liệu và cây công nghiệp, ưu tiên phát triển Ba kích, Đẳng sâm, cây ăn quả, rừng gỗ lớn; tận dụng các lợi thế về đất đai phát triển chăn nuôi tập trung, khai thác phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và phát triển đô thị ở các trung tâm huyện lỵ miền núi. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang với vị trí mới là cửa ngõ giao thương quốc tế và gắn với yêu cầu phát triển logictis, kết hợp với phát triển các đô thị hạt nhân là Prao, Thạnh Mỹ và A Tiêng (Tơ Viêng).
  2. Vùng miền núi thấp (Gồm các huyện: Nông Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước): Định hướng phát triển chủ yếu của vùng là cụm công nghiệp, dịch vụ, du lịch sinh thái và phát triển các vùng nguyên liệu gỗ lớn, cây ăn quả, kinh tế vườn, kinh tế trang trại,... Các đô thị trung tâm làm động lực phát triển cho toàn khu vực là Tiên Kỳ, Tân Bình, Trung Phước.
  3. Vùng miền núi phía Nam (Gồm các huyện: Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My): Định hướng phát triển chủ yếu của vùng là nông, lâm nghiệp - thương mại, dịch vụ gắn với phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn, dược liệu, Sâm Ngọc Linh, Quế Trà My và phát triển du lịch vùng sâm. Xác định 03 đô thị trung tâm là Khâm Đức, Trà My, Tắk Pỏ làm hạt nhân và động lực phát triển cho toàn khu vực.
  1. Nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
  1. Hoàn thành bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
  2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế miền núi trên cơ sở khai thác hợp lý các tiềm năng thế mạnh, tập trung phát triển nông lâm nghiệp và du lịch bền vững.
  3. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, đẩy mạnh giáo dục gắn với phát triển nguồn nhân lực và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
  1. Các nhóm dự án quan trọng tạo đột phá tại vùng Tây của tỉnh
  1. Nhóm dự án sắp xếp dân cư, ổn định chỗ ở phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu.
  2. Nhóm dự án bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế rừng và lâm sản ngoài gỗ, bao gồm bảo vệ, phát triển nâng cao chất lượng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển dược liệu.
  3. Nhóm dự án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, sản phẩm đặc hữu miền núi gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
  4. Nhóm dự án về phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao.
  5. Nhóm dự án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số.
  6. Nhóm dự án về phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm, trong đó tập trung ưu tiên các dự án: Đầu tư và nâng cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng chiến lược, gồm các tuyến giao thông quốc lộ có tính kết nối liên vùng, liên khu vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi (Quốc lộ 14E, Quốc lộ 14D, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 40B, Quốc lộ 14G); đầu tư xây dựng các khu tái định cư và nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp tránh thiên tai cho người dân; đầu tư hạ tầng hỗ trợ phát triển sinh kế.
  1. Giải pháp thực hiện
  1. Về công tác quy hoạch

Tập trung xây dựng hoàn thành Quy hoạch phát triển tỉnh thời kỳ 2021- 2030 và tầm nhìn đến 2050 đúng tiến độ trên cơ sở nghiên cứu tổng thể và đảm bảo đồng bộ các mục tiêu và định hướng phát triển miền núi theo đề án. Rà soát điều chỉnh, bổ sung và tích hợp các quy hoạch phát triển sản xuất hàng hóa, các sản phẩm chủ lực vào quy hoạch theo quy định. Riêng đối với Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh, đề xuất cấp thẩm quyền cho phép xây dựng Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn 02 tỉnh Quảng Nam, Kon Tum
và đưa vào quy hoạch vùng Quốc gia. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang phù hợp với cửa khẩu Quốc tế, nâng cấp cửa khẩu phụ Tây Giang thành cửa khẩu chính và đầu tư nâng cấp Quốc lộ 14D để phục vụ phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang.

  1. Về rà soát, xây dựng chính sách

Triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình, chính sách, nghị quyết đã ban hành về phát triển miền núi đang có hiệu lực (kèm theo Phụ lục I).

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng và các điều kiện thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của miền núi, tiếp tục đề xuất ban hành một số chính sách chuyên đề hỗ trợ phát triển miền núi giai đoạn 2022 - 2025 đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, đạt mục tiêu và các chỉ tiêu đề ra về phát triển kinh tế - xã hội miền núi trong 5 năm đến (kèm theo Phụ lục II).

  1. Về vốn đầu tư, xây dựng chính sách đặc thù về ưu đãi đầu tư

Triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả đầu tư các chương trình, chính sách, dự án đầu tư trên địa bàn miền núi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đẩy mạnh lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn.

Tăng cường xúc tiến, huy động nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương; nguồn vốn ODA; vay ưu đãi nước ngoài; nguồn lực xã hội hóa; nguồn vốn tín dụng ưu đãi; ưu tiên sử dụng nguồn ngân sách tỉnh từ tăng thu, vượt thu, tiết kiệm chi.

Xây dựng cơ chế khuyến khích vượt trội thu hút doanh nghiệp đầu tư vào miền núi, đặc biệt là nông nghiệp miền núi, nghiên cứu hệ số tăng thêm cho miền núi đối với một số cơ chế, chính sách đang triển khai; cơ chế hỗ trợ về thuế, đất đai, thủ tục hành chính,...

  1. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm gắn với thực hiện các nhóm dự án quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa miền núi. Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút doanh nghiệp đầu tư theo định hướng liên kết, xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa có lợi thế của miền núi; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình phát triển các ngành và sản phẩm.
  2. Tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
  3. Tiếp tục phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đẩy mạnh giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
  4. Bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.
  5. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực.
  6. Củng cố hệ thống chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

k) Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

l) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện Đề án. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

       Điều 2. Tổ chức thực hiện

  1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh:
  1. Triển khai thực hiện Nghị quyết.
  2. Trong quá trình tổ chức thực hiện các nhóm dự án quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị quyết này, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương chủ động lồng ghép với 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có cùng nội dung, phạm vi, đối tượng, đảm bảo phát huy cao nhất hiệu quả các chương trình, chính sách và dự án đầu tư trên địa bàn.
  1. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
  2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2025 và Nghị quyết số 31/2018/NQ-HĐND ngày 28/9/2018 về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa X, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.

 

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Phan Việt Cường

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.