• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 10/05/2021
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
Số: 22/2021/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 4 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND

ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định việc thu nộp, quản lý và sử dụng kinh phí để bảo vệ phát triển đất

 trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa sang đất

phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

________________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định s35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Nghị định s62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một sđiều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Thông tư s18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một sđiều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 12 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

Điều 4. Trình tự, thủ tục xác định, thu nộp số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

1. Việc nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp là một thành phần của bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai.

2. Quy trình thực hiện xác định số tiền phải nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

a) Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân tỉnh

Bước 1: Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lập bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và đề nghị xác định tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo mẫu tại Phụ lục III, IV (hoặc Phụ lục V) ban hành kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ gửi tới Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, cụ thể:

- Trường hợp bản kê khai không hợp lệ, trong thời gian 02 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường phải hướng dẫn cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bổ sung, hoàn thiện và nộp lại bản kê khai.

- Trường hợp bản kê khai hợp lệ, trong 03 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản xác nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa và gửi kèm theo Phụ lục IV (hoặc Phụ lục V)  đến Sở Tài chính làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp.

Bước 2: Sau khi nhận được Phụ lục IV (hoặc Phụ lục V)  và văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của Sở Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian 03 ngày làm việc, Sở Tài chính xác định số tiền phải nộp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để trả văn bản thông báo số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

b) Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã và các dự án thực hiện theo phương thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bước 1: Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lập bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và đề nghị xác định tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo mẫu tại Phụ lục III, IV (hoặc Phụ lục V) ban hành kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ gửi tới Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, cụ thể:

- Trường hợp bản kê khai không hợp lệ, trong thời gian 02 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường phải hướng dẫn cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bổ sung, hoàn thiện và nộp lại bản kê khai.

- Trường hợp bản kê khai hợp lệ, trong 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường có văn bản xác nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa và gửi kèm theo Phụ lục IV (hoặc Phụ lục V) đến Phòng Tài chính - Kế hoạch làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp.

Bước 2: Sau khi nhận được Phụ lục IV (hoặc Phụ lục V) và văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của Phòng Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian 03 ngày làm việc, Phòng Tài chính - Kế hoạch xác định số tiền phải nộp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ, gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường để trả văn bản thông báo số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Tổ chức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa         

a) Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất có trách nhiệm nộp số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đã được cơ quan tài chính thông báo vào ngân sách cấp tỉnh tại Kho bạc Nhà nước (hoặc các Ngân hàng thương mại đã được Kho bạc Nhà nước ủy quyền thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cùng cấp). Tài khoản: 7111; Chương: là chương của đơn vị nộp tiền nếu có; Tiểu mục: 4914. Trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước, ngoài các nội dung và thông tin theo quy định, phải ghi rõ nội dung nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo Thông báo số, ngày, tháng, năm của cơ quan tài chính.

Trường hợp quá thời hạn nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo công văn của cơ quan tài chính, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Cơ quan tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ thông báo xác định số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp, chứng từ đã nộp tiền của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gửi, thực hiện đôn đốc, tổng hợp, theo dõi số tiền bao gồm số: phải nộp, đã nộp, còn phải nộp (bao gồm cả số tiền chậm nộp nếu có) theo quy định.

c) Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thu và hạch toán số thu nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, tính và thu tiền chậm nộp (nếu có) vào ngân sách tỉnh. Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được hạch toán vào tiểu mục 4914; tiền chậm nộp được hạch toán vào tiểu mục 4947.

d) Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra kết quả nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và tiền chậm nộp (nếu có) trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính (trong đó có tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa) theo quy định của pháp luật hiện hành.

đ) Số tiền người được nhà nước giao đất, cho thuê đất nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích sử dụng từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp không được tính đối trừ vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phải nộp.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:

“1. Số tiền thu được theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định này và nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ được sử dụng để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp với điều kiện của địa phương theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ và Điều 4 Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính.”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2021.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên, Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trịnh Việt Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.