• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 02/04/1998
  • Ngày hết hiệu lực: 24/07/2020
UBND TỈNH TIỀN GIANG
Số: 03/1998/CT.UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tiền Giang, ngày 2 tháng 4 năm 1998

CHỈ - THỊ

V/v tăng cường quản lý các di tích lịch sử-văn hóa trong tỉnh

________________________

Di tích lịch sử văn hóa ở Tiền Giang là những công trình xây dựng, kiến trúc cổ, địa điểm, địa danh, đồ vật, tác phẩm có giá trị … phản ánh quá trình hình thành, phát triển kinh tế, văn hóa, xã-hội và đấu tranh bảo vệ quê hương; là tài sản vô giá trong kho tàng di sản lâu đời của nhân dân Tiền Giang.

Những năm qua, tỉnh ta đã xây dựng được nhiều bia lưu niệm, bia chiến thắng, bia căm thù, tượng đài về các anh hùng, nhằm tôn vinh những người có công với nước với dân, ghi lại những sự kiện lịch sử, góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống. Bên cạnh đó các di tích kiến trúc, di tích lịch sử - văn hóa - nghệ thuật cũng từng bước được trùng tu, tôn tạo lại, gắn liền với việc khôi phục các lễ hội truyền thống dân gian.

Tuy nhiên, việc qui hoạch, quản lý, sử dụng và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa trong tỉnh chưa thống nhất, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, ý thức trách nhiệm bảo về di tích còn kém, dẫn đến một số di tích lịch sử văn hóa bị hư hại, khu di tích bị lấn chiếm, khai thác trái phép và có nguy cơ bị mai một.

Căn cứ vào Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh ngày 31/3/1984 và Nghị định số 288/HĐBT ngày 31/12/1995 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành "Qui định việc thi hành pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh". Để bảo tồn, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di tích lịch sử-văn hóa trong tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang chỉ thị về việc tăng cương quản lý di lích lịch sử-văn hóa như sau:

1- Các di tích lịch sử-văn hóa trong tỉnh đều được Nhà nước thống nhất quản lý; Giao trách nhiệm cho ngành Văn hóa-thông tin kiểm kê, đăng ký, xác định phần loại, lập bản đồ qui hoạch di tích trình Uy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để làm cơ sơ cho việc quản lý, sử dụng và bảo vệ di tích trong tỉnh.

Ngành Văn hóa thông tin có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thành, thị tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện những quy định của Nhà nước về việc bảo vệ và sử dụng di tích. Xử lý nghiêm các trương hợp vi phạm. Về vấn đề văn hóa du lịch cần được nghiên cứu, phối hợp giữa các ngành hữu quan trong việc quản lý và sử dụng di tích có hiệu quả nhất.

2- Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn cấp huyện (kể cả các di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng dí tích cấp quốc gia và tượng đài, bia do tỉnh xây dựng). Sở Văn hóa-thông tin và các cơ quan văn hóa tại địa phương là những cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc thực hiện bảo vệ và sử đụng di tích lịch sử văn hóa.

3- Ủy ban nhân dân các huyện, xã có di tích lịch sử -văn hóa cần có kế hoạch bảo vệ tu sửa, tôn tạo, tổ chức các hoạt động văn hóa trong các ngày lễ, tết. Vận động nhân dân tham gia đóng góp về tinh thần và vật chất nhằm làm cho khu vực di tích khang trang sạch đẹp, phát huy tác dụng giáo dục truyền thống của di tích.

4- Mọi việc tôn tạo và xây dựng di tích do Ủy ban nhân dan huyện, xã thực hiện phải được thông qua Sở Văn hóa - thông tin đóng góp ý kiến và thống nhất. Đối với di tích cấp Quốc gia phải được thông qua Bộ Văn hóa thông tin.

5- Các ngành, đoàn thể cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc bảo vệ di tích. Nghiêm cấm mọi sự phá hoại, lợi dụng di tích để hoạt động vì lợi ích cá nhân. Nghiêm cấm hoại động mê tín dị đoan, mua bán cổ vật, làm hư hại di tích,.Nếu vi phạm tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.

6- Cơ quan, tập thể hoặc cá nhân có thành tích tốt trong việc quản lý và bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa sẽ được khen thương theo qui định của Nhà nước.

7- Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban quản lý di tích của tỉnh để làm tham mưu đề xuất trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa trong toàn tỉnh.

Sở Văn hóa thông tin có công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị này.

Quá trình triển khai thực hiện thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi chỉ đạo./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Châu Thế Bình

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.