• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 28/11/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 26/04/2006
BỘ XÂY DỰNG
Số: 15/2000/TT-BXD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2000

THÔNG TƯ

Hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tưvà xây dựng

 

Thực hiện chức năngquản lý nhà nước ngành Xây dựng theo Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 củaChính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Thực hiện Quy chếQuản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày08/7/1999 của Chính phủ và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chínhphủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựngban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, Bộ Xây dựng hướng dẫn các hìnhthức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng như sau:

 

I.NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Căn cứ quy mô, tínhchất của dự án và năng lực của mình, Chủ đầu tư lựa chọn một trong các hìnhthức quản lý thực hiện dự án sau:

1.1. Chủ đầu tư trựctiếp quản lý thực hiện dự án;

1.2. Chủ nhiệm điềuhành dự án;

1.3. Chìa khóa traotay;

1. 4. Tự thực hiện dựán.

2. Đối với các dự ánsử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụngdo Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Chủ đầutư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức quảnlý thực hiện dự án; đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, Chủ đầu tưquyết định hình thức quản lý thực hiện dự án.

Chi phí quản lý thựchiện dự án đầu tư và xây dựng thực hiện theo quy định tại Thông tư số09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ Xây dựng và được tính trong tổng mức đầu tư,tổng dự toán của dự án.

3. Đối với các cơ quanhành chính sự nghiệp ở trung ương và địa phương (như các Bộ; cơ quan ngang Bộ;cơ quan thuộc Chính phủ; các Tổng cục Cục trực thuộc Bộ; tổ chức chính trị, cáctổ chức chính trị - xã hội; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; các Sở, Uỷ ban nhân dâncấp huyện) chỉ làm Chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của cơquan mình.

Các dự án khác, Chủđầu tư phải là người trực tiếp quản lý khai thác sử dụng dự án và có đủ tráchnhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư như quy định tại Điều 14 của Quy chế Quản lýđầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999của Chính phủ. Trong trường hợp chưa xác định rõ Chủ đầu tư của dự án thì ngườicó thẩm quyền quyết định đầu tư giao cho Ban quản lý dự án chuyên ngành thựchiện chức năng Chủ đầu tư (tùy theo đặc điểm của từng dự án).

II.HÌNH THỨC CHỦ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Hình thức Chủ đầu tưtrực tiếp quản lý thực hiện dự án được áp dụng đối với các dự án mà Chủ đầu tưcó năng lực chuyên môn phù hợp và có cán bộ chuyên môn để tổ chức quản lý thựchiện dự án theo các trường hợp sau đây:

1. Trường hợp Chủ đầutư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình kiêmnhiệm và cử người phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) để quản lý việc thựchiện dự án.

1.1. Trường hợp này ápdụng đối với dự án nhóm B,C thông thường khi Chủ đầu tư có các phòng, banchuyên môn về quản lý kỹ thuật, tài chính phù hợp để quản lý thực hiện dự án.

1.2. Yêu cầu về chuyênmôn, nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với những người trực tiếp quản lý thực hiệndự án:

a) Người phụ tráchquản lý thực hiện dự án phải có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án, quảnlý dự án nhóm B phải có bằng đại học trở lên, quản lý dự án nhóm C phải có bằngtrung cấp trở lên, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

b) Người quản lý về kỹthuật của dự án phải có bằng trung cấp trở lên, chuyên môn phù hợp với yêu cầucủa dự án, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

c) Người quản lý vềkinh tế - tài chính của dự án phải có chuyên môn về kinh tế, tài chính - kếtoán, có bằng trung cấp trở lên, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

d) Đối với các dự án ởvùng sâu, vùng xa thì những người trực tiếp quản lý thực hiện dự án nêu trênphải có bằng trung cấp trở lên, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu củadự án và có tối thiểu một năm làm việc chuyên môn.

1.3. Chủ đầu tư phảicó quyết định giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng, ban và cá nhân được cửkiêm nhiệm hoặc chuyên trách quản lý việc thực hiện dự án.

2. Trường hợp Chủ đầutư thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý thực hiện dự án:

2.1. Trường hợp này ápdụng đối với dự án nhóm A; các dự án nhóm B,C có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc Chủđầu tư đồng thời quản lý nhiều dự án.

2.2. Ban quản lý dự ánđược thành lập theo quyết định của Chủ đầu tư và phải đảm bảo các nguyên tắcsau đây:

a) Ban quản lý dự ánlà đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự ánphải phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn của Chủ đầu tư quy định tại Điều 14 củaQuy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP củaChính phủ, phù hợp với Điều lệ tổ chức hoạt động của Chủ đầu tư và các quy địnhcủa pháp luật có liên quan.

b) Cơ cấu tổ chức củaBan quản lý dự án do Chủ đầu tư quyết định, phải đảm bảo có đủ năng lực vềchuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án. Ban quảnlý dự án gồm có Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các bộ phận chuyên môn,nghiệp vụ giúp việc Trưởng ban.

c) Ban quản lý dự ánphải thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và đầy đủ với Chủ đầu tư.

Chủ đầu tư thực hiệnviệc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Ban quản lý dự án và xử lý kịp thời nhữngvấn đề ngoài phạm vi thẩm quyền của Ban quản lý dự án để đảm bảo tiến độ, chấtlượng và các yêu cầu khác của dự án.

d) Khi dự án hoànthành, đưa vào khai thác sử dụng, Ban quản lý dự án đã hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao thì Chủ đầu tư ra quyết định giải thể hoặc giao nhiệm vụ mới cho Ban quảnlý dự án.

2.3. Khi quyết địnhhoặc đề nghị bổ nhiệm Trưởng Ban quản lý dự án, người phụ trách kỹ thuật, ngườiphụ trách kinh tế - tài chính của dự án, Chủ đầu tư phải căn cứ vào quá trìnhcông tác và các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của các cá nhân đó theo yêucầu tối thiểu như quy định tại điểm 1.2 Mục II của Thông tư này; riêng đối vớidự án nhóm A thì Trưởng Ban quản lý dự án, người phụ trách kỹ thuật, người phụtrách kinh tế - tài chính của dự án phải có bằng đại học trở lên, chuyên mônphù hợp với yêu cầu của dự án và đã có hai năm làm việc chuyên môn.

III.HÌNH THỨC CHỦ NHIỆM ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN

Chủ nhiệm điều hành dựán là hình thức quản lý thực hiện dự án do một pháp nhân độc lập có đủ năng lựcquản lý điều hành dự án thực hiện. Chủ nhiệm điều hành dự án được thực hiện dướihai hình thức là: Tư vấn quản lý điều hành dự án theo hợp đồng và Ban quản lýdự án chuyên ngành.

1. Tư vấn quản lý điềuhành dự án theo hợp đồng:

1.1. Chủ đầu tư khôngcó đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì thuê tổ chức tư vấn có đủnăng lực để quản lý thực hiện dự án, tổ chức tư vấn đó được gọi là Tư vấn quảnlý điều hành dự án.

1.2. Tổ chức tư vấnquản lý điều hành dự án thực hiện các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng đãký với Chủ đầu tư.

1. 3. Những nội dungquản lý thực hiện dự án Chủ đầu tư không thuê tư vấn quản lý điều hành thì Chủđầu tư thực hiện và quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư quy địnhtại Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Ban quản lý dự ánchuyên ngành:

2.1. Hình thức này ápdụng đối với các dự án thuộc các chuyên ngành xây dựng được Chính phủ giao cácBộ, cơ quan ngang Bộ có xây dựng chuyên ngành (bao gồm Bộ Xây dựng, Bộ Giaothông vận tải, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Vănhóa - Thông tin, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tổng cục Bưu điện) và Uỷ ban nhândân cấp tỉnh quản lý thực hiện; các dự án do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cácSở có xây dựng chuyên ngành (tương ứng các Bộ có xây dựng chuyên ngành nêutrên) và Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện.

2.2. Cơ cấu tổ chức vànhiệm vụ của Ban quản lý dự án chuyên ngành phải đảm bảo các nguyên tắc sauđây:

a) Ban quản lý dự ánchuyên ngành do các Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp định quyết định thành lập, có tưcách pháp nhân đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động củamình.

b) Ban quản lý dự ánchuyên ngành có giám đốc, các phó giám đốc và bộ máy thích hợp để quản lý điềuhành dự án độc lập.

c) Ban quản lý dự ánchuyên ngành thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư về quản lý thựchiện dự án từ khi dự án được phê duyệt đến khi bàn giao đưa vào khai thác sửdụng.

Trường hợp cần thiết,Ban quản lý dự án chuyên ngành có thể được giao thực hiện các công việc củagiai đoạn chuẩn bị đầu tư hoặc các nhiệm vụ khác của Chủ đầu tư quy định tạiĐiều 14 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP của Chính phủ.

2.3. Điều kiện về nănglực chuyên môn của Ban quản lý dự án chuyên ngành:

a) Giám đốc phải cóbằng đại học trở lên, có năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu về quản lýthực hiện dự án, có kinh nghiệm làm công tác quản lý từ hai dự án trở lên.

b) Trưởng các phòng,ban nghiệp vụ phải có bằng đại học trở lên, chuyên môn nghiệp vụ phải phù hợpvới nội dung công việc được giao phụ trách.

c) Ban quản lý dự ánchuyên ngành phải có lực lượng chuyên môn về kỹ thuật, công nghệ, kinh tế vàpháp luật đảm bảo đủ năng lực để quản lý thực hiện các dự án được giao đạt chấtlượng và hiệu quả.

IV.HÌNH THỨC CHÌA KHÓA TRAO TAY

1. Hình thức Chìa khóatrao tay được áp dụng khi Chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhàthầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tưthiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Đối với các dự án sửdụng các nguồn vốn quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Quy chế Quản lý đầu tưvà xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và Nghị định số12/2000/NĐ-CP của Chính phủ thì hình thức này chỉ áp dụng đối với dự án nhóm C,các trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Trách nhiệm quản lýthực hiện dự án:

2.1. Chủ đầu tư cótrách nhiệm:

a) Làm thủ tục trìnhduyệt các nội dung của dự án;

b) Tổ chức đấu thầu đểlựa chọn tổng thầu;

c) Ký kết và thực hiệnhợp đồng đã ký với nhà thầu;

d) Tổ chức việc thựchiện giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu theo tiếnđộ trong hợp đồng và các quy định của pháp luật;

e) Đảm bảo vốn đểthanh toán theo kế hoạch và hợp đồng kinh tế,

g) Giải quyết kịp thờicác vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án;

h) Thực hiện các nhiệmvụ khác của Chủ đầu tư theo quy định tại Điều 14 của Quy chế Quản lý đầu tư vàxây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP.

2.2. Nhà thầu có tráchnhiệm:

a) Thực hiện các nghĩavụ theo hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư;

b) Chịu trách nhiệm trướcChủ đầu tư và pháp luật về tiến độ, chất lượng, giá cả và các yêu cầu khác củadự án theo đúng hợp đồng đã ký kết;

c) Trường hợp có giaothầu lại cho các thầu phụ thì phải thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầuvà hợp đồng do tổng thầu đã ký với Chủ đầu tư;

d) Chịu hoàn toàntrách nhiệm về quá trình thực hiện dự án cho đến khi bàn giao cho Chủ đầu tưkhai thác, vận hành dự án;

e) Thực hiện bảo hànhcông trình và các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

VHÌNH THỨC TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Hình thức Tự thựchiện dự án chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

1.1. Chủ đầu tư có đủnăng lực hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án và dự án sửdụng vốn hợp pháp của chính Chủ đầu tư như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tựhuy động của các tổ chức, cá nhân, trừ vốn vay của các tổ chức tín dụng.

1.2. Chủ đầu tư có đủnăng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án trồng mới,chăm sóc cây trồng hàng năm, nuôi trồng thủy sản (thuộc ngành nông nghiệp, lâmnghiệp, thủy sản, công nghiệp), giống cây trồng vật nuôi, khai hoang xây dựngđồng ruộng, duy tu bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên các công trình xây dựng,thiết bị sản xuất.

2. Khi thực hiện hìnhthức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng), Chủ đầu tư phải tổ chứcgiám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề chất lượng, giá cả của sản phẩm và công trình xây dựng.

3. Chủ đầu tư có thểsử dụng bộ máy quản lý của mình hoặc sử dụng Ban quản lý dự án trực thuộc đểquản lý thực hiện dự án, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượngsản phẩm và chất lượng công trình xây dựng.

VI.KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. Kiểm tra, thanhtra:

1 1. Cơ quan quản lýxây dựng của các Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chứcquản lý thực hiện dự án theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèmtheo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày05/5/2000 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này.

1.2. Thanh tra xâydựng các cấp thực hiện việc thanh tra các vi phạm về quản lý thực hiện dự ántheo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Việc thanh tra phảithực hiện theo pháp luật về thanh tra, khi kết thúc thanh tra phải có văn bảnkết luận, nếu phát hiện có sai phạm thì phải đề nghị xử lý theo pháp luật.

2. Xử lý các vi phạm:

Cơ quan quản lý xâydựng các cấp, Chủ đầu tư, các tổ chức quản lý thực hiện dự án, các tổ chức tưvấn đầu tư xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liênquan nếu làm trái các quy định về quản lý thực hiện dự án tại Quy chế Quản lýđầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999,Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thôngtư này thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo pháp luật.

VII. TỔCHỨC THỰC HIỆN

1. Hiệu lực:

Thông tư này có hiệulực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các nội dung hướng dẫn về các hìnhthức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng tại Thông tư số 01/2000/TT-BXDngày 01/3/2000 của Bộ Xây dựng.

2. Xử lý chuyển tiếp:

2.1. Các hình thứcquản lý thực hiện dự án được cấp có thẩm quyền quyết định theo các Nghị định số42/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997 tiếp tục thực hiệntheo quy định tại hai Nghị định trên và hướng dẫn tại Thông tư số 18/BXD-VKTngày 10/6/1995 của Bộ Xây dựng cho đến khi kết thúc dự án.

2.2. Hình thức Tự thựchiện dự án được cấp có thẩm quyền quyết định theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP nhưngđến ngày Nghị định số 12/2000/NĐ-CP có hiệu lực mà vẫn chưa triển khai thựchiện thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2000/NĐ-CP và hướng dẫntại Thông tư này.

2.3. Các hình thứcquản lý thực hiện dự án khác thực hiện theo quy định tại Nghị định số52/1999/NĐ-CP và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ và theo hướng dẫn tạiThông tư này.

3. Các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trựcthuộc Trung ương, cơ quan trung ương của các đoàn thể, các Tổng công ty nhà nướcvà các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức quản lý thực hiện dựán theo quy định tại Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghịđịnh số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này.

Trong quá trình thựchiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Xây dựng để xem xét giải quyết./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Mạnh Kiểm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.