• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 03/11/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 22/11/2020
BỘ QUỐC PHÒNG
Số: 177/2011/TT-BQP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2011

THÔNG TƯ

Quy định đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, trình tự, thủ tục tham gia dự án phát triển nhà ở, đất ở chính sách và giải quyết chính sách nhà ở trong Quân đội

---------------------------------------

          Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;

          Căn cứ luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 và sửa đổi bổ sung năm 2008;

          Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày l6 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

          Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

          Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, trình tự, thủ tục tham gia dự án phát triển nhà ở, đất ở chính sách và giải quyết chính sách nhà ở trong Quân đội như sau:

Chương l

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

          Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

          1. Thông tư này quy định đối tượng, điền kiện, nguyên tắc, trình tự, thủ tục tham gia dự án phát triển nhà ở, đất ở chính sách và giải quyết chính sách nhà ở, đất ở đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, viên chức quốc phòng, công nhân quốc phòng đang công tác trong Quân đội.

          2. Nhà ở thương mại, nhà ở công vụ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

          Điều 2. Đối tượng áp dụng

          1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, viên chức quốc phòng, công nhân quốc phòng (sau đây gọi chung là cán bộ, nhân viên) đang công tác trong Quân đội chưa được thụ hưởng chính sách nhà ở, đất ở của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

          2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) và cá nhân liên quan đến xét duyệt đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, trình tự, thủ tục tham gia dự án phát triển nhà ở, đất ở và giải quyết chính sách nhà ở, đất ở cho cán bộ, nhân viên trong Quân đội.

          Điều 3. Điều kiện tham gia

          Cán bộ, nhân viên được xét tham gia nhà ở, đất ở chính sách trong Quân đội phải có đủ các điều kiện sau:

          1. Đã có đủ 10 năm công tác trở lên cả ở trong và ngoài Quân đội (thời gian công tác ngoài Quân đội chỉ tính giai đoạn trong biên chế được hưởng lương từ ngân sách nhà nước);

          2. Chưa được thụ hưởng chính sách về nhà ở, đất ở (cả bên vợ hoặc bên chồng) dưới một trong các hình thức quy định tại Điều 4 Thông tư này;

          3. Có đơn xin tham gia dự án phát triển nhà ở, đất ở khi có thông báo của cấp có thẩm quyền (theo Mẫu số 1, Phụ lục 1 ban hành, kèm theo Thông tư này).

          Điều 4. Các hình thức nhà ở, đất ở chính sách

          1. Nhà nước, địa phương giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai.

          2. Thuê, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở.

          3. Mua thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội.

          4. Loại nhà ở, đất ở trong các dự án phát triển nhà ở gia đình, cán bộ quân đội của Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị được Bộ Quốc phòng chấp thuận chủ trương đầu tư để bán chính sách cho cán bộ, nhân viên đang công tác trong Quân đội; nhà ở cho người thu nhập thấp; nhà ở, đất ở thuộc các dự án phát triển nhà ở, đất ở cho công chức, viên chức của các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước, địa phương.

          5. Nhà ở, đất ở quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, nhưng do Nhà nước thu hồi nhà ở, đất ở, thực hiện cải tạo chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp nên được bồi thường bằng nhà ở, đất ở theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định. cư.

          6. Hỗ trợ cải thiện nhà ở thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp trước đây đã được hỗ trợ theo Chỉ thị số 1149/CT-QP ngày 16 tháng 9 năm 1986 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ cao cấp nghỉ hưu và cán bộ dư biên chế).

Chương II

NGUYÊN TẮC, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT DUYỆT VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHÀ Ở, ĐẤT Ở TRONG QUÂN ĐỘI

          Điều 5. Nguyên tắc, thẩm quyền xét duyệt

          1. Nguyên tắc xét duyệt.

          a) Công khai, công bằng, đúng đối tượng tiêu chuẩn, không để một cán bộ, nhân viên được thụ hưởng hai lần chính sách nhà ở, đất ở của Nhà nước và Quân đội.

          b) Thực hiện xét duyệt cho cán bộ, nhân viên tham gia dự án phát triển nhà ở, đất ở bằng phương pháp tính tổng số điểm từ cao xuống thấp. Trường hợp cả hai vợ chồng cùng công tác trong Quân đội, thì được tính cho người có số điểm cao hơn và được cộng thêm điểm.

          c) Điểm mức lương, chức vụ của công chức quốc phòng, viên chức quốc phòng, công nhân quốc phòng (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức, công nhân quốc phòng) căn cứ vào hệ số lương đang hưởng, để phiên tương đương theo hệ số lương cấp bậc của sĩ quan.

          d) Trường hợp có số điểm bằng nhau thì được xét ưu tiên theo thứ tự: người có công với cách mạng; thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; đã qua chiến đấu; phục vụ chiến đấu; tuổi quân.

          đ) Đối với quỹ nhà ở, đất ở của các Bộ, ngành cơ quan nhà nước, địa phương, nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp, thực hiện theo quy định, và hướng dẫn của các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước, địa phương và quy định tại Thông tư này.

          2. Thẩm quyền xét duyệt

          Việc xét duyệt đối tượng tham gia dự án phát triển nhà ở, đất ở và giải quyết chính sách nhà ở của cơ quan, đơn vị do cấp ủy (Thường vụ) trực tiếp xét duyệt, cơ quan giúp cấp ủy là Ban chỉ đạo chính sách, nhà ở, đất ở của cơ quan, đơn vị.

          Trường hợp đặc biệt do Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét quyết định.

          Điều 6. Phương pháp tính điểm

          Tổng số điểm là điểm của 8 nội dung sau cộng lại, gồm:

          1. Điểm thời gian công tác:

          a) Thời gian công tác trong Quân đội mỗi năm được 2,0 điểm;

          b) Thời gian công tác ngoài Quân đội quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này, mỗi năm được 1,0 điểm;

          c) Thời gian tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong kháng chiến cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, mỗi năm được 2,0 điểm;

          d) Thời gian công tác ở địa bàn được hưởng phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được tính như sau:

          - Công tác ở địa bàn được hưởng phụ cấp khu vực mức 1,0: phụ cấp đặc biệt mức 100%, mỗi năm được 1,0 điểm;

          - Công tác ở địa bàn được hưởng: phụ cấp khu vực mức 0,7; phụ cấp thu hút mức 70%; phụ cấp đặc biệt mức 50%; phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 0,4, mỗi năm được 0,7 điểm;

          - Công tác ở địa bàn được hưởng các mức phụ cấp còn lại của các loại: phụ cấp khu vực; phụ cấp đặc biệt; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, mỗi năm được 0,5 điểm;

          đ) Một năm công tác tính đủ 12 tháng, nếu có tháng lẻ được tính như sau: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng được tính, bằng 1/2 năm và được tính bằng 1/2 số điểm, từ trên 06 tháng được tính tròn 01 năm và điểm được tính đủ bằng 01 năm.

          2. Điểm cấp bậc của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và điểm mức lương của công chức, viên chức, công nhân quốc phòng phiên tương đương cấp bậc của sĩ quan.

          a) Điểm cấp bậc của sĩ quan:

TT

Cấp bậc quân hàm

Hệ số

Điểm cấp bậc

1

Đại tướng

10,4

25,0 điểm

2

Thượng tướng

9,8

23,0 điểm

3

Trung tướng

9,2

21,0 điểm

4

Thiếu tướng

8,6

19,0 điểm

5

Đại tá

8,0

15,0 điểm

6

Thượng tá

7,3

13,0 điểm

7

Trung tá

6,6

10,0 điểm

8

Thiếu tá

6,0

8,0 điểm

9

Đại uý

5,4

5,0 điểm

10

Thượng úy

5,0

3,0 điểm

11

Trung uý

4,6

2,0 điểm

12

Nhóm có mức lương từ 4,2 trở xuống

1,0 điểm

          b) Điểm cấp bậc của quân nhân chuyên nghiệp: Quân nhân chuyên nghiệp được phiên cấp bậc nào thì được tính điểm như sĩ quan cùng cấp;

          c) Điểm mức lương của công chức, viên chức, công nhân quốc phòng:

TT

Hệ số lương của công chức, viên chức, công nhân quốc phòng

Phiên tương đương với hệ số cấp bậc của sĩ quan

Điểm mức lương

1

Từ 6,38 đến 8,0

8,0

15,0 điểm

2

Từ 5,75 đến 6,20

7,3

13,0 điểm

3

Từ 4,89 đến 5,42

6,6

10,0 điểm

4

Từ 4,0 đến 4,74

6,0

8,0 điểm

5

Từ 3,34 đến 3,99

5,4

5,0 điểm

6

Từ 3,03 đến 3,33

5,0

3,0 điểm

7

Từ 2,10 đến 3,00

4,6

2,0 điểm

8

Nhóm có mức lương từ 2,06 trở xuống

1,0 điểm

          3. Điểm chức vụ (chỉ tính điểm cho một chức vụ cao nhất đã hoặc đang đảm nhiệm):

TT

Nhóm chức vụ cơ bản

Hệ số phụ cấp chức vụ chỉ huy quản lý

Điểm chức vụ

1

Nhóm 2

1,40

12,0 điểm

2

Nhóm 3

1,20

11,0 điểm

3

Nhóm 4

1,10

10,0 điểm

4

Nhóm 5

1,00

9,0 điểm

5

Nhóm 6

0,90

8,0 điểm

6

Nhóm 7

0,80

7.0 điểm

7

Nhóm 8

0,70

6.0 điểm

8

Nhóm 9

0,60

5,0 điểm

9

Nhóm 10

0,50

4,0 điểm

10

Nhóm 11

0,40

3,0 điểm

11

Nhóm 12

0,30

2,0 điểm

12

Nhóm 13

0,25

1,0 điểm

13

Nhóm 14

0,25

0,5 điểm

          4. Điểm cho cán bộ, nhân viên không giữ chức vụ chỉ huy quản lý:

          a) Đối với sĩ quan, căn cứ vào cấp bậc quân hàm cao nhất của chức danh đang đảm nhiệm để phiên nhóm chức vụ tương đương, nhưng thấp hơn một bậc so với sĩ quan có chức vụ chỉ huy, quản lý;

          b) Quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quân hàm đang hưởng.

          c) Điểm phiên tương đương chức vụ sĩ quan của công chức, viên chức, công nhân, quốc phòng: căn cứ vào hệ số lương đã phiên tương đương hệ số lương của sĩ quan (Điểm c Khoản 2 Điều này) và đối chiếu với bảng điểm chức vụ cho sĩ quan không giữ chức vụ chỉ huy quản lý quy định tại Điểm a Khoản này để tính điểm.

TT

Cấp bậc quân hàm cao nhất chức danh đang đảm nhiệm

Nhóm chức vụ áp dụng

Điểm chức vụ

1

Đại tá

Nhóm 8

6,0 điểm

2

Thượng tá

Nhóm 9

5,0 điểm

3

Trung tá; Thiếu tá

Nhóm 11

3,0 điểm

4

Cấp úy

Nhóm 13

1,0 điểm

          5. Điểm danh hiệu, học hàm, học vị (chỉ tính điểm cho một loại có số điểm cao nhất):

          a) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động: 5,0 điểm;

          b) Giáo sư; nhà giáo nhân dân; Thầy thuốc nhân dân; Nghệ sĩ nhân dân: 4,0 điểm;

          c) Phó giáo sư; Nhà giáo ưu tú; Thầy thuốc ưu tú; Nghệ sĩ ưu tú; Tiến sĩ: 3,0 điểm.

          6. Điểm huân chương: Thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng (chỉ tính, điểm một huân chương có số điểm cao nhất; không tính điểm đối với huân chương niên hạn), cụ thể như sau:

          a) Huân chương Sao vàng: 6.0 điểm;

          b) Huân chương Hồ Chí Minh: 5,0 điểm;

          c) Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công hạng nhất: 4,0 điểm; hạng nhì, hạng ba: 3,0 điểm;

          d) Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; Huân chương Chiến công; Huân chương Lao động hạng nhất: 3,0 điểm; hạng nhì, hạng ba: 2,0 điểm;

          đ) Huân chương Đại đoàn kết dân tộc. Huân chương Dũng cảm: 2,0 điểm.

          7. Điểm khen thưởng (chỉ tính điểm cho một loại cao nhất):

          a) Chiến sĩ thi đua toàn quốc: 2,0 điểm;

          b) Chiến sĩ thi đua toàn quân: 1,0 điểm.

          8. Điểm chính sách khác:

          a) Điểm thương binh:

          Thương binh hạng 1/4: 6,0 điểm; hạng 2/4: 5,0 điểm; hạng 3/4: 4,0 điểm; hạng 4/4: 3,0 điểm;

          b) Điểm thân nhân liệt sĩ, thân nhân thương binh gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật:

          - Thân nhân liệt sĩ: 5,0 điểm;

          - Thân nhân thương binh hạng 1/4: 3,0 điểm; hạng 2/4: 2,0 điểm; hạng 3/4 và hạng 4/4:1,0 điểm;

          c) Điểm con bệnh binh:

          Con bệnh binh hạng 1/3: 2,0 điểm, hạng 2/3: 1,0 điểm.

          d) Điểm hai vợ chồng cùng công tác trong Quân đội: được 2,0 điểm.

          Điều 7. Trình tự, thủ tục xét duyệt

          1. Đối với quỹ nhà ở, đất ở thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị.

          a) Căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa cơ quan, đơn vị với chủ đầu tư dự án và tiến độ thực hiện dự án, Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở của cơ quan, đơn vị báo cáo với cấp ủy, chỉ huy đơn vị về các nội dung sau:

          - Số lượng nhà ở, đất ở của dự án để dành cho cán bộ, nhân viên tham gia;

          - Đối tượng, điều kiện, nguyên tắc xét duyệt và trình tự thủ tục (theo quy định tại Thông tư này);

          - Nguyên tắc sắp xếp đối tượng vào các căn hộ (diện tích, vị trí, hướng...);

          - Giá bán theo quyết định của cấp có thẩm quyền (hình thức huy động vốn thực hiện theo quy định, tại Điều 9 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; Khoản 2 Điềủ 15 Thông tư số 196/2010/TT-BQP ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định phân cấp trách nhiệm tổ chức thực hiện các dự án phát triển nhà ở gia đình cán bộ Quân đội);

          - Thời hạn nộp đơn và kết thúc nhận đơn;

          - Các nội dung khác có liên quan.

          b) Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở thông báo công khai trong cơ quan đơn vị quyết định, của chỉ huy đơn vị về các nội dung đã được cấp ủy, chỉ huy thông qua tại Điểm a Khoản này và phổ biến các nội dung thông tin liên quan về dự án, hướng dẫn cán bộ nhân viên:

          - Có nhu cầu nhà ở làm đơn xin tham gia dự án;

          - Tự tính điểm chính sách (theo Mẫu số 2, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này);

          - Trường hợp cán bộ, nhân viên là người có công với cách mạng; thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng thuộc Điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư này, phải có giấy xác nhận của cơ quan chính sách.

          - Cán bộ, nhân viên có vợ (chồng) công tác tại các cơ quan, đơn vị ngoài quân đội phải có giấy xác nhận của cơ quan tổ chức cán bộ kết luận chưa được giải quyết về nhà ở, đất ở dưới một trong các hình thức quy định, tại Điều 4, Thông tư này;

          c) Đối tượng được tham gia nộp đơn, bảng tự tính điểm và giấy xác nhận của cơ quan chính sách (nếu có) về Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở của cơ quan, đơn vị (qua cơ quan cán bộ).

          d) Cơ quan cán bộ chịu trách nhiệm:

          - Tổng hợp đơn và thẩm định về đối tượng, điều kiện và điểm chính sách tự chấm của cán bộ, nhân viên;

          - Lập thành danh sách cán bộ nhân viên đúng đối tượng, đủ điều kiện theo thứ tự điểm chính sách, từ cao xuống thấp, đồng thời sắp xếp đối tượng vào từng căn hộ theo thứ tự điểm và nguyên tắc sắp xếp vào căn hộ đã được cấp ủy, chỉ huy đơn vị quyết định;

          - Thông báo công khai danh sách và dự kiến sắp xếp của cơ quan để lấy ý kiến tham gia;

          đ) Sau 15 ngày thông báo công khai danh sách, Cơ quan cán bộ chịu trách nhiệm tổng hợp, thông qua Ban chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở báo cáo tập thể cấp ủy cơ quan, đơn vị xét duyệt danh sách cán bộ, nhân viên được tham gia dự án phát triển nhà ở, đất ở (theo Mẫu số 3, Phụ lục 1 ban hành, kèm theo Thông tư này).

          e) Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở của cơ quan, đơn vị báo cáo Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở Bộ Quốc phòng (qua Cục Cán bộ/ Tổng cục Chính trị, Cục Doanh trại/ Tổng cục Hậu cần, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) thẩm định đối tượng được tham gia dự án nhà ở, đất ở chính sách trước khi báo cáo chỉ huy cơ quan, đơn vị ký quyết định hồ sơ đề nghị thẩm định gồm:

          - Công văn đề nghị thẩm định do Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở của cơ quan, đơn vị ký;

          - Danh sách cán bộ, nhân viên tham gia dự án nhà ở, đất ở;

          - Đơn của cán bộ, nhân viên, giấy xác nhận (theo Mẫu số 1; Mẫu số 3, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này);

          g) Trong thời hạn không quá 20 ngày (kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Điểm e Khoản này), Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị, Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần có ý kiến thẩm định bằng văn bản và gửi đến cơ quan, đơn vị đề nghị thẩm định.

          h) Căn cứ kết quả thẩm định, Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở báo cáo chỉ huy cơ quan, đơn vị ký quyết định cho cán bộ, nhân viên được tham gia dự án nhà ở, đất ở (theo Mẫu số 4, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).

          Trường hợp có ý kiến khác của cơ quan thẩm định, Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở cơ quan, đơn vị báo cáo với cấp ủy, chỉ huy xem xét quyết định.

          Trường hợp phải thay đối tượng khác thì thực hiện lại theo đúng trình tự thủ tục trên với những trường hợp mới.

          i) Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở thông báo quyết định của chỉ huy cơ quan, đơn vị; hướng dẫn cán bộ, nhân viên đến ký hợp đồng đúng thời gian; thông báo chủ đầu tư dự án và thống nhất về thời gian, địa điểm đón tiếp cán bộ, nhân viên đến ký kết hợp đồng.

          k) Giải thích bằng văn bản cho cán bộ, nhân viên chưa được tham gia biết rõ lý do chưa được giải quyết nhà ở, đất ở.

          l. Cơ quan, đơn vị thực hiện lưu trữ, quản lý hồ sơ quá trình báo cáo xét duyệt, quyết định theo quy định.

          m) Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở báo cáo về Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở Bộ Quốc phòng (qua Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) danh sách cán bộ nhân viên được tham gia dự án nhà ở, đất ở của cơ quan, đơn vị để quản lý (theo Mẫu số 4, Phụ lục 1 ban hành, kèm theo Thông tư này).

          2. Đối với quỹ nhà ở, đất ở của các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước, địa phương giao cho cơ quan, đơn vị:

          a) Thực hiện theo quy định và hướng dẫn của các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước, địa phương. Nếu các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước, địa phương giao chỉ tiêu cho đơn vị xét thì thực hiện xét duyệt cán bộ, nhân viên được tham gia theo quy định và hướng dẫn của các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước, địa phương và quy định tại Khoản 1 Điều này;

          b) Ban Chỉ đạo chính, sách nhà ở đất ở báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở Bộ Quốc phòng để quản lý (qua Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị, theo Mẫu số 4, Phụ lục 1 ban hành, kèm theo Thông tư này).

          3. Đối với quỹ nhà ở, đất ở từ các dự án do Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện hoặc từ quỹ nhà ở, đất ở Bộ Quốc phòng điều tiết từ các dự án giao cho các cơ quan, đơn vị thực hiện:

          a) Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xét duyệt, quyết định tỉ lệ và phân bổ chỉ tiêu nhà ở, đất ở (số lượng căn hộ) cho các cơ quan, đơn vị;

          b) Cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện xét duyệt theo quy định tại Khoản 1 Điều này và báo cáo đề nghị về Bộ (qua Cục Cán bộ/Tổng cục Chính, trị) trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan, đơn vị nhận được thông báo chỉ tiêu nhà ở, hồ sơ báo cáo gồm:

          - Công văn đề nghị của cơ quan, đơn vị;

          - Danh sách cán bộ, nhân viên tham gia dự án nhà ở, đất ở;

          - Đơn xin tham gia dự án phát triển nhà ở của cán bộ, nhân viên;

          - Bảng tự tính điểm;

          - Giấy xác nhận người có công (nếu có);

          (Theo các Mẫu số 1,2 và 3, Phụ lục 1 ban hành, kèm theo Thông tư này).

          c) Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thẩm định, sắp xếp đối tượng được tham gia đảm bảo công bằng giữa các cơ quan, đơn vị, trình tập thể Thủ trưởng Tổng cục Chính trị xét duyệt và báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định;

          d) Thông báo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng cho cán bộ nhân viên được tham gia dự án nhà ở, đất ở;

          đ) Lưu trữ quản lý hồ sơ quá trình báo cáo xét duyệt, quyết định theo quy định.

          Điều 8. Quản lý đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở, đất ở

          1. Cơ quan cán bộ đầu mối cấp sư đoàn và tương đương trở lên chủ trì phối hợp với cơ quan quân lực và các cơ quan liên quan trong đơn vị lập sổ quản lý, cán bộ, nhân viên được thụ hưởng chính sách nhà ở, đất ở (theo Mẫu số 5, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).

          2. Cơ quan cán bộ chủ trì phối hợp với cơ quan quân lực và các cơ quan liên quan:

          Tổ chức cho cán bộ, nhân viên kê khai tình hình nhà ở và hậu phương cán bộ, nhân viên; nhu cầu nhà ở của cán bộ, nhân viên (theo Mẫu số 6, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này); định kỳ 03 năm kê khai một lần và được lưu. giữ vào hồ sơ cán bộ, nhân viên;

          Giữa hai lần kê khai, nếu có thay đổi về nhà ở và hậu phương gia đình cán bộ, nhân viên, cơ quan cán bộ, quân lực chịu trách nhiệm bổ sung những thay đổi về nhà ở và hậu phương gia đình cán bộ, nhân viên vào phiếu hậu phương cán bộ, nhân viên theo chế độ bảo mật tài liệu.

          3. Khi cán bộ, nhân viên được điều động luân chuyển đi đơn vị khác, hồ sơ cán bộ, nhân viên phải có xác nhận rõ ràng của cơ quan quản lý cán bộ, nhân viên, kết luận của chỉ huy đơn vị về thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với cán bộ, nhân viên trong thời gian cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, nhân viên và thực trạng nhà ở của cán bộ, nhân viên trước khi đến đơn vị khác (theo Mẫu số 7, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).

Chương III

TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          Điền 9. Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo chính sách nhà ờ, đất ở Bộ Quốc phòng và Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở của các cơ quan, đơn vị

          1. Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở được thành lập từ Bộ Quốc phòng đến cấp sư đoàn và tương đương (theo chế độ kiêm nhiệm do một Thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm Trưởng ban) trực tiếp giúp cấp ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị chỉ đạo việc thực hiện chính sách, nhà ở, đất ở cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, đơn vị thuộc quyền.

          2. Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở Bộ Quốc phòng trực tiếp giúp Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân chủ động phát triển quỹ nhà ở trong Quân đội, thống nhất tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng về giải quyết chính sách nhà ở cho cán bộ nhân viên đang công tác trong Quân đội.

          3. Cơ quan cán bộ là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở, đất ở của cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy định tại Điều 1 Thông tư này.

          Điều 10. Trách nhiệm của Tổng cục Chính trị

          1. Chủ trì đề xuất chủ trương phát triển nhà ở, đất ở chính sách trong Quân đội.

          2. Đề xuất báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu (số lượng căn hộ) nhà ở, đất ở thuộc quỹ nhà ở, đất ở của Bộ Quốc phòng cho các cơ quan, đơn vị.

          3. Chỉ đạo cơ quan chức năng thẩm định, sắp xếp đối tượng tham gia dự án báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cho cán bộ, nhân viên được tham gia dự án nhà ở, đất ở thuộc quỹ nhà ở, đất ở của Bộ Quốc phòng.

          4. Kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện đúng chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng về giải quyết chính sách nhà ở trong Quân đội và quy định tại Thông tư này.

          Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng

          1. Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị:

          a) Đề xuất trình Thủ trưởng Tổng cục Chính trị xét duyệt và báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:

          - Chủ trương phát triển nhà ở, đất ở chính sách trong Quân đội;

          - Phân bổ chỉ tiêu nhà ở, đất ở thuộc quỹ nhà ở, đất ở của Bộ Quốc phòng và điều tiết tỉ lệ quỹ nhà ở, đất ở chính, sách của các cơ quan, đơn vị theo quy định;

          - Báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối tượng được tham gia dự án phát triển nhà ở và giải quyết chính sách nhà ở cho cán bộ, nhân viên trong Quân đội;

          b) Chủ trì, phối hợp thẩm định và đề xuất sắp xếp đối tượng tham gia dự án nhà ở, đất ở chính sách thuộc quỹ nhà ở, đất ở của Bộ Quốc phòng trình Thủ trưởng Tổng cục Chính trị xét duyệt báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

          c) Thông báo và hướng dẫn cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng;

          d) Chủ trì, kiểm tra, hướng dẫn cơ quan cán bộ các cơ quan, đơn vị tham mưu đề xuất cho Thủ trưởng cơ quan Chính trị giúp cấp ủy thực hiện xét duyệt và quản lý cán bộ, nhân viên được thụ hưởng chính sách nhà ở đất ở theo đúng Quy chế công tác cán bộ và quy định tại Thông tư này;

          đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra hướng dẫn công tác quản lý hồ sơ cán bộ, nhân viên về giải quyết chính sách nhà ở, đất ở của các cơ quan, đơn vị;

          g) Chủ trì, phối hợp với Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan chức năng xây dựng phần mềm quản lý đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở, đất ở và giải quyết chính sách nhà ở, đất ở thống nhất trong toàn quân.

          2. Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu:

          a) Phối hợp với Cục Cán bộ thẩm định và quản lý số cán bộ, nhân viên được thụ hưởng; chính sách nhà ở thuộc diện quân lực quản lý;

          b) Phối hợp với Cục Cán bộ xây dựng phần mềm quản lý đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở, đất ở và giải quyết chính sách nhà ở thuộc diện quân lực quản lý.

          3. Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần:

          a) Chủ trì kiểm tra hướng dẫn việc phát triển và quản lý quỹ nhà ở, đất ở chính sách cho cán bộ, nhân viên.

          b) Phối hợp với Cục Cán bộ thẩm định, quản lý đối tượng được tham gia dự án nhà ở, đất ở chính sách của Bộ Quốc phòng;

          c) Hướng dẫn cơ quan, đơn vị phối hợp với chủ đầu tư dự án và địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về nhà ở.

          4. Cục Tài chính Bộ Quốc phòng:

          a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, hướng dẫn thẩm định; đề xuất giá bán nhà ở chính sách, theo nguyên tắc đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt;

          b) Hằng năm đảm bảo kinh phí nghiệp vụ cho công tác hồ sơ, quản lý đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở, đất ở và giải quyết chính sách nhà ở của các cơ quan, đơn vị và Bộ Quốc phòng.

          5. Cục Chính sách/ Tổng cục Chính trị: Chủ trì hướng dẫn cơ quan chính sách các cơ quan, đơn vị xác nhận đối tượng thuộc Điểm d Khoản 1 Điều 5, Khoản 8 Điều 6 Thông tư này.

          6. Thanh tra Bộ Quốc phòng: Chủ trì hướng dẫn và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về nhà ở, đất ở chính sách của các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền.

          Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng

          1. Xây dựng kế hoạch phát triển quỹ nhà ở, đất ở chính sách cho cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị mình.

          2. Chịu trách nhiệm về việc xét duyệt cho cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị tham gia các dự án nhà ở, đất ở theo đúng trình tự, thủ tục và thời gian báo cáo theo quy định tại Thông tư này.

          3. Lưu giữ và quản lý chặt chẽ hồ sơ về hậu phương gia đình cán bộ, nhân viên và các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xét duyệt đối tượng được tham gia dự án nhà ở, đất ở chính sách và quá trình giải quyết chính sách nhà ở, đất ở cho cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị.

          4. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

          Điều 13. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án nhà ở, đất ở cho cán bộ, nhân viên trong Quân đội

          Thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng về chính sách nhà ở, đất ở đối với cán bộ, nhân viên trong Quân đội.

          Điều 14. Quyền và trách nhiệm của cán bộ, nhân viên tham gia dự án nhà ở, đất ở chính sách trong Quân đội

          1. Được làm đơn xin tham gia dự án nhà ở, đất ở khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

          2. Được quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị giải thích rõ về các nội dung khác với nội dung mà cá nhân tự kê khai trong đơn và bảng tự tính điểm chính sách.

          3. Được quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến dự án; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về dân sự.

          4. Được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

          5. Kê khai đầy đủ chính xác các nội dung trong đơn xin tham gia dự án; thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã ký và chấp hành đầy đủ những quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng về chính sách nhà ở

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

          Điều 15. Hiệu lực thi hành

          Thông tư này có hiện lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

          Điền 16. Trách nhiệm thi hành

          1. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

          2. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng cục, chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trung tướng Lê Hữu Đức

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.