• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/03/2017
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 04/2017/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2017

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2015 của

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phạm vi, trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện 

và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa

______________________

 

Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa  ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phạm vi, trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT).

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT

1. Sửa đổi Điều 3 như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ca làm việc là thời gian thuyền viên thực hiện nhiệm vụ theo chức danh được phân công trên phương tiện thủy nội địa nhưng không vượt quá 08 giờ làm việc trong 01 ngày.

2. Chuyến hành trình là thời gian phương tiện hoạt động bắt đầu từ cảng, bến xuất phát đầu tiên đến cảng, bến đích cuối cùng.

3. Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.

4. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.

5. Nhân viên phục vụ là người làm việc trên phương tiện nhưng không phải là thuyền viên, người lái phương tiện."

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

"Điều 5. Trách nhiệm của chủ phương tiện

1. Lập sổ danh bạ thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, trang bị sổ nhật ký phương tiện đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 300 tấn trở lên hoặc phương tiện chở khách có sức chở từ 50 khách trở lên.

2. Bố trí đủ số lượng và đúng tiêu chuẩn chức danh thuyền viên làm việc trên phương tiện, phù hợp với số ca làm việc trong ngày.

3. Ngoài những chức danh thuyền viên đã được quy định trong định biên an toàn tối thiểu tại Điều 19 của Thông tư này, trong trường hợp cần thiết, chủ phương tiện được bố trí thêm thuyền viên hoặc các chức danh khác như: y tá, điện báo viên, thợ lặn, thợ cuốc, thợ hút, thợ kích kéo, nhân viên phục vụ nhằm đảm bảo yêu cầu công việc.

4. Quy định phạm vi trách nhiệm của các chức danh khác làm việc trên phương tiện chưa có trong định biên an toàn tối thiểu quy định tại Thông tư này.

5. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho thuyền viên và các chức danh khác làm việc trên phương tiện."

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

"Điều 6. Nhật ký phương tiện

Nhật ký phương tiện trước khi sử dụng, phải được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng dấu treo tại trang bìa. Nhật ký phương tiện bao gồm: nhật ký hành trình và nhật ký máy.

1. Nhật ký hành trình

a) Nhật ký hành trình luôn được lưu giữ tại buồng điều khiển.

b) Thuyền trưởng, thuyền phó có trách nhiệm ghi chép nhật ký hành trình hàng ngày.

c) Nhật ký hành trình ghi chép, cập nhật, phản ánh liên tục những số liệu, dữ liệu, hành trình trong quá trình khai thác và việc bảo dưỡng phương tiện; khi thay ca, việc bàn giao giữa hai ca phải được ghi trong sổ nhật ký hành trình.

d) Thuyền trưởng có trách nhiệm theo dõi việc ghi chép và quản lý nhật ký trong thời gian sử dụng. Nhật ký phải được lưu trữ ít nhất 02 năm sau khi sử dụng xong, sau đó phải được giao nộp cho chủ phương tiện lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

đ) Nhật ký hành trình khi bị mất, hư hỏng phải được báo ngay cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi gần nhất.

2. Nhật ký máy

a) Nhật ký máy luôn được lưu giữ tại buồng máy.

b) Máy trưởng, máy phó có trách nhiệm ghi chép nhật ký máy hàng ngày.

c) Nhật ký máy ghi chép, cập nhật, phản ánh liên tục tất cả những số liệu, dữ liệu trong quá trình khai thác cũng như việc bảo dưỡng máy phương tiện; khi thay ca, việc bàn giao giữa hai ca phải được ghi trong sổ nhật ký máy.

d) Máy trưởng có trách nhiệm theo dõi việc ghi chép và quản lý nhật ký trong thời gian sử dụng. Nhật ký phải được lưu trữ ít nhất 02 năm sau khi sử dụng xong, sau đó phải được giao nộp cho chủ phương tiện lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

đ) Nhật ký máy khi bị mất, hư hỏng phải được báo ngay cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi gần nhất."

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

"Điều 18. Phân nhóm phương tiện để định biên

1. Nhóm I

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 100 người.

b) Phà có trọng tải toàn phần trên 150 tấn.

c) Phư­ơng tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này có tổng công suất máy chính trên 400 sức ngựa.

2. Nhóm II

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 50 người đến 100 người.

b) Phà có trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 150 tấn.

c) Ph­ương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 150 tấn đến 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 400 tấn đến 1000 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa.

3. Nhóm III

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 12 người đến 50 người.

b) Phà có trọng tải toàn phần đến 50 tấn.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 150 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 400 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều này có tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 150 sức ngựa."

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

"Điều 19. Biểu định biên thuyền viên

1. Phương tiện chở khách

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

trong 1 ca làm việc  

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ

2

1

1

4

Thợ máy

1

1

 

 

Tổng cộng

5

4

3

 

Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 150 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 50 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

2. Phương tiện chở hàng

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

trong 1 ca làm việc  

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ hoặc thợ máy

1

1

 

 

Tổng cộng

3

3

2

 

Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 150 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 50 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

3. Phà

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

trong 1 ca làm việc  

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ

4

3

1

 

Tổng cộng

6

5

3

 

Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 150 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 50 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

4. Phương tiện lai

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

trong 1 ca làm việc  

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ hoặc thợ máy

1

1

 

 

Tổng cộng

3

3

2

 

5. Phương tiện bị lai

a) Số lượng thuyền viên trên đoàn lai có một phương tiện bị lai, căn cứ trọng tải toàn phần của từng loại phương tiện được xác định như sau:

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

trong 1 ca làm việc  

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thủy thủ

2

1

1

 

b) Đoàn lai kéo có nhiều loại phương tiện bị lai có số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc được xác định bằng tổng số thuyền viên phải bố trí trên từng phương tiện bị lai theo quy định tại điểm a khoản này.

c) Đoàn lai áp mạn, lai đẩy có từ hai phương tiện bị lai trở lên có số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc được xác định như sau: phương tiện bị lai thứ nhất bố trí số lượng thuyền viên theo quy định tại điểm a khoản này, từ phương tiện bị lai thứ hai trở đi cứ thêm 01 phương tiện bị lai phải bố trí thêm 01 thuyền viên.

6. Phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

   trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

 

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

1

1

 

5

Thủy thủ

2

1

1

6

Thợ máy

1

1

1

 

Tổng cộng

7

6

4

 

7. Nhà hàng nổi, khách sạn nổi

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

   trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

 

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

1

1

 

5

Thủy thủ

2

1

1

6

Thợ máy

1

1

1

 

Tổng cộng

7

6

4

 

8. Phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

   trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

 

3

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

4

Thủy thủ

2

1

1

5

Thợ máy

1

1

 

 

Tổng cộng

6

5

3

 

Phương tiện thuộc nhóm III nếu lắp máy ngoài thì không nhất thiết phải bố trí chức danh thợ máy.

9. Phương tiện cao tốc có sức chở đến 12 người:

a) Có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa.

Số

TT

Chức danh

Số lượng

1

Người lái phương tiện

1

 

Tổng cộng

1

 

b) Lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 150 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 50 sức ngựa.

Số

TT

Chức danh

Số lượng

1

Người lái phương tiện

1

 

Tổng cộng

1

 

Người lái phương tiện phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất.

c) Lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 50 sức ngựa đến 150 sức ngựa.

Số

TT

Chức danh

Số lượng

1

Người lái phương tiện

1

2

Thủy thủ hoặc thợ máy

1

 

Tổng cộng

2

 

Người lái phương tiện hoặc thủy thủ phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất.

d) Lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 400 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa.

Số

TT

Chức danh

Số lượng

1

Người lái phương tiện

1

2

Thủy thủ

1

3

Thợ máy

1

 

Tổng cộng

3

 

10. Phương tiện đi ven biển mang cấp VR-SB

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

   trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ

1

1

1

4

Thợ máy

1

 

 

 

Tổng cộng

4

3

3

 

a) Đối với chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá 01 ca làm việc nhưng dưới 02 ca làm việc thì phải bố trí như sau:

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

   trong 1 chuyến hành trình

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

1

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

1

1

 

5

Thủy thủ

1

1

1

6

Thợ máy

1

 

 

 

Tổng cộng

6

5

4

 

b) Đối với chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá 02 ca làm việc thì phải bố trí như sau:

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

   trong 1 chuyến hành trình

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

2

2

2

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

2

1

 

5

Thủy thủ

2

1

1

6

Thợ máy

1

 

 

 

Tổng cộng

9

6

5

 

c) Đối với ph­ương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 5000 tấn đến 10000 tấn, nếu chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá 02 ca làm việc thì phải bố trí như sau:

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

   trong 1 chuyến hành trình

1

Thuyền trưởng

1

2

Thuyền phó

2

3

Máy trưởng

1

4

Máy phó

2

5

Thủy thủ

3

6

Thợ máy

2

 

Tổng cộng

11

 

d) Đối với ph­ương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 10000 tấn, nếu chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá 02 ca làm việc thì phải bố trí như sau:

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu

   trong 1 chuyến hành trình

1

Thuyền trưởng

1

2

Thuyền phó

2

3

Máy trưởng

1

4

Máy phó

2

5

Thủy thủ

4

6

Thợ máy

2

 

Tổng cộng

12

 

"

6. Thay thế  Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT bằng Mẫu sổ nhật ký phương tiện quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Bổ sung Bảng mã hiệu vùng của sổ nhật ký phương tiện quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Quy định đánh số sêri sổ nhật ký phương tiện.

Số sêri sổ nhật ký phương tiện bao gồm: phần chữ và phần số.

a) Phần chữ: là mã hiệu vùng của sổ nhật ký phương tiện quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Phần số: gồm 09 chữ số, đánh số theo tuần tự bắt đầu từ 000.000.001.

Ví dụ:

Số sêri của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bắt đầu là CĐT 000.000.001.

Số sêri của Sở Giao thông vận tải An Giang bắt đầu là AG 000.000.001.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2017.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này;

b) In, phát hành, quản lý thống nhất việc sử dụng sổ nhật ký phương tiện bằng số sêri trong phạm vi toàn quốc.

2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa phương;

b) In, phát hành, quản lý thống nhất việc sử dụng sổ nhật ký phương tiện bằng số sêri trong phạm vi địa phương.

3. Cơ quan phát hành sổ nhật ký phương tiện: Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phát hành sổ nhật ký phương tiện tới các chủ phương tiện.

4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Trương Quang Nghĩa

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.