• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 03/08/2016
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO-BỘ CÔNG AN-BỘ TƯ PHÁP-BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 01/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT NGÀY 02 THÁNG 11 NĂM 2012 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Căn cứ Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị quyết số 96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự;

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 05).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư liên tịch số 05

1. Sửa đổi Khoản 3 Điều 2 như sau:

“3. Người bị tạm giam thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật TNBTCNN được bồi thường thiệt hại khi có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giam, đình chỉ Điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội vì một trong những lý do sau đây:

a) Người bị tạm giam không thực hiện hành vi phạm tội;

b) Đã hết thời hạn Điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 14 như sau:

“2. Người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải có đủ các Điều kiện sau đây:

a) Là người có chức danh tư pháp (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán), giữ chức vụ:

- Ở cấp huyện và cấp tỉnh: là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án;

- Ở cấp cao: là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;

- Ở Trung ương: là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra; cấp trưởng, cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; Lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự trung ương được Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự trung ương phân công; Lãnh đạo cấp Vụ của Tòa án nhân dân tối cao được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công; Phó Chánh án Tòa án Quân sự trung ương được Chánh án Tòa án quân sự trung ương phân công”.

3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 như sau:

“2. Người đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải trực tiếp thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai người bị thiệt hại.

Khi tổ chức xin lỗi, cải chính công khai phải có sự tham gia đầy đủ của người đại diện các cơ quan tư pháp đã tham gia giải quyết vụ việc quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch này.

Việc trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai phải thực hiện nghiêm túc, trang trọng; sau khi người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường trình bày lời xin lỗi, cải chính công khai đối với người bị thiệt hại, người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ phát biểu tiếp nhận lời xin lỗi và cải chính công khai. Người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải đảm bảo thời gian cho người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ phát biểu.

3. Địa Điểm tiến hành việc trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai là địa phương nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại (kể cả khi người bị thiệt hại đã chết). Cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải mời và thông báo thời gian, địa Điểm tiến hành việc xin lỗi, cải chính công khai cho cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú và tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên để các cơ quan, tổ chức này cử người đại diện tham dự”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 8 năm 2016.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh với Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phối hợp Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn kịp thời./.

KT. VIỆN TRƯỞNG Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

KT. CHÁNH ÁN Toà án nhân dân tối cao
Phó Chánh án

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Công an
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Lê Hữu Thể

Nguyễn Sơn

Nguyễn Khánh Ngọc

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Quốc phòng
Thứ trưởng - Trung tướng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tư pháp
Thứ trưởng - Thượng tướng

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Hà Công Tuấn

Trung tướng Lê Chiêm

Thượng tướng Lê Quý Vương

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thứ trưởng Bộ Tài chính

(Đã ký)

 

Huỳnh Quang Hải

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.