• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Trạng thái: Bị đính chính
  • Ngày có hiệu lực: 13/05/2007
  • Ngày hết hiệu lực: 09/07/2011
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 26/2007/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2007

THÔNG TƯ

Hướng dẫn mức thu học phí, quản lý và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ

____________________________________

Căn cứ Điều 56 - Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001.

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí.

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu học phí, quản lý và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Học phí là khoản đóng góp của người học, tạo nguồn kinh phí để trang trải toàn bộ  chi cho các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Ngoài khoản thu học phí quy định tại Thông tư này, các cơ sở đào tạo không được thu thêm bất cứ một khoản thu nào khác của người học trái với chế độ quy định.

2. Học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ được quy định theo từng học phần; học sinh học phần nào nộp học phí học phần đó.

3. Bộ Giao thông vận tải quy định những học phần bắt buộc trong việc đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.

4. Thực hiện miễn giảm học phí cho những người thuộc diện chính sách xã hội theo quy định hiện hành của nhà nước.

5. Các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn quy định tại Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ ban hành theo Quyết định số 4353/2001/QĐ-BGTVT ngày 18/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Chương trình đào tạo nghề lái xe cơ giới đường bộ, ban hành theo Quyết định số 4170/2001/QĐ-BGTVT ngày 7/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Quy chế bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, ban hành theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

6. Các cơ sở đào tạo trực tiếp thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, mở sổ sách theo dõi quản lý chặt chẽ, hạch toán theo từng loại đào tạo thực tế tại cơ sở; thực hiện việc thu, sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Mức thu học phí cụ thể của từng loại giấy chứng nhận, hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:

 Đơn vị tính: đồng

Số

TT

 Loại Giấy chứng nhận,

 hạng giấy phép lái xe

 

 Chương trình đào tạo

 Mức thu

 theo từng

học phần

 A

 1

 2

 3

 

 1

 

A1 (xe máy, mô tô 2 bánh có

dung tích xi lanh dưới 175cm3)

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học thực hành lái xe

 Cộng

 50.000

 20.000

 70.000

 

 2

 

A2 (xe máy, mô tô 2 bánh có

dung tích xi lanh từ 175 cm3

 trở lên)

- Học Luật giao thông đường bộ.

- Học thực hành lái xe

 Cộng

 50.000

 20.000

 70.000

 

 3

A3 (xe lam, mô tô 3 bánh,

xích lô máy). A4 (máy kéo

có trọng tải đến 1000 kg)

- Học Luật giao thông đường bộ.

- Học thực hành lái xe

 Cộng

 70.000

 230.000

 300.000

 

 

 4

B1 (ô tô khách đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải, đầu kéo có một rơ móc

có trọng tải dưới 3500 kg không kinh doanh vận tải)

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật lái xe và thực

 hành lái xe

 Cộng

 130.000

 110.000

 2.035.000

 

 2.275.000

 

 5

B2 (ô tô khách đến 9 chỗ ngồi,

ô tô tải, đầu kéo có rơ móc có

trọng tải dưới 3500 kg có kinh doanh vận tải)

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật và thực hành lái xe

 Cộng

 130.000

 160.000

 2.420.000

 2.710.000

 

 6

 

C (ô tô tải, đầu kéo có rơ

 móc có trọng tải từ 3500 kg trở

lên)

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật và thực hành lái xe

 Cộng

 130.000

 200.000

 3.545.000

 3.875.000

 

 7

 

Chuyển cấp từ B1 lên B2

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật và thực hành lái xe

 Cộng

 100.000

 60.000

 200.000

 360.000

 

 8

 

Chuyển cấp từ B2 lên C

(3.500 kg trở lên)

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật và thực hành lái xe

 Cộng

 100.000

 120.000

 1.280.000

 1.500.000

 

 9

 

Chuyển cấp từ B2 lên D

(chở người từ 10-30 người)

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật lái xe và thực hành

 Cộng

 100.000

 150.000

 1.900.000

 2.150.000

 

 10

 

Chuyển cấp từ C lên D

 

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật lái xe và thực hành

 Cộng

 100.000

 120.000

 1.280.000

 1.500.000

 

 11

 

Chuyển cấp từ C lên E

(chở trên 30 người)

 

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật lái xe và thực hành

 Cộng

 100.000

 150.000

 1.900.000

 2.150.000

 

 12

 

Chuyển cấp từ D lên E

 

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật lái xe và thực hành

 Cộng

 100.000

 120.000

 1.280.000

 1.500.000

 

 13

 

Chuyển cấp Fb

(hạng B2 có kéo moóc rơ mooc))

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật lái xe và thực hành

 Cộng

 100.000

 120.000

 1.280.000

 1.500.000

14

Chuyển cấp Fc (hạng C có kéo moóc rơ moc)

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật lái xe và thực hành

 Cộng

 100.000

 120.000

 1.280.000

 1.500.000

 

 15

 

Chuyển cấp Fd (hạng D có kéo moóc rơ mooc)

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật lái xe và thực hành

 Cộng

 100.000

 120.000

 1.280.000

 1.500.000

 

 16

 

Chuyển cấp Fe (hạng E có kéo moóc rơ moc)

- Học Luật giao thông đường bộ

- Học các môn cơ sở

- Học kỹ thuật lái xe và thực hành

 Cộng

 100.000

 120.000

 1.280.000

 1.500.000

 17

Ôn tập hạng A3, A4

- Học Luật GTĐB

- Học thực hành lái xe

 Cộng

 50.000

 50.000

 100.000

 18

Ôn tập hạng B1, B2

- Học Luật GTĐB

- Học thực hành lái xe

 Cộng

 100.000

 380.000

 480.000

19

Ôn tập hạng C,D

- Học Luật GTĐB

- Học thực hành lái xe

 Cộng

 100.000

 750.000

 850.000

20

Ôn tập hạng E

- Học Luật GTĐB

- Học thực hành lái xe

 Cộng

 100.000

 750.000

 850.000

21

Ôn tập hạng Fb

- Học Luật GTĐB

- Học thực hành lái xe

 Cộng

 100.000

 750.000

 850.000

22

Ôn tập hạng Fc

- Học Luật GTĐB

- Học thực hành lái xe

 Cộng

 100.000

 750.000

 850.000

23

 

Ôn tập hạng Fd

- Học Luật GTĐB

- Học thực hành lái xe

 Cộng

 100.000

 750.000

 850.000

24

Ôn tập hạng Fe

- Học Luật GTĐB

- Học thực hành lái xe

 Cộng

 100.000

 750.000

 850.000

25

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật

 giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông

 

- Học Luật GTĐB

 

 

 100.000

 

2. Phương thức thu học phí:

 a) Đối với các hình thức đào tạo để cấp Giấy chứng nhận cho người lái xe máy dung tích dưới 50 cm3, Giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và các hình thức bổ túc chuyển hạng Giấy phép lái xe; người đi học phải nộp một lần ngay khi vào học.

 b) Đối với các hình thức đào tạo để cấp Giấy phép lái xe hạng B1, B2, C người đi học nộp 50% học phí ngay khi vào học, 50% còn lại nộp tiếp trong thời gian học theo quy định của cơ sở đào tạo.

3. Chế độ miễn giảm học phí:

 a) Miễn giảm học phí đào tạo các môn học: Người đi học không phải nộp học phí đối với các môn học được miễn. Việc xét miễn môn học thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

 b) Miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách xã hội: Đối với các hình thức đào tạo cấp giấy phép lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C do các cơ sở đào tạo công lập được áp dụng theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 54/1998/TTLT/Bộ GD&ĐT-TC ngày 31/8/1998 của Bộ Giáo dục & đào tạo -Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với các cơ sở đào tạo ngoài công lập thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2001/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 6/4/2001 của Liên Bộ Tài chính-Bộ Lao động-Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập.  

4. Quản lý học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ:

 a) Nội dung chi:

 - Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương;

 - Tiền công; chi phúc lợi tập thể;

 - Chi quản lý: dịch vụ công cộng, văn phòng phẩm;

 - Chi mua xăng, dầu phục vụ công tác đào tạo;

 - Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản phục vụ đào tạo;

 - Chi mua săm lốp, bình điện và thiết bị khác phục vụ công tác đào tạo;

 - Chi kiểm định xe ô tô, bảo hiểm xe theo chế độ quy định;

 - Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ công tác đào tạo;

 - Chi trả vốn, trả lãi tiền vay (nếu có);

 - Các khoản chi khác phục vụ công tác đào tạo.

 b) Cơ chế quản lý tài chính:

 - Đối với cơ sở đào tạo lái xe công lập: Thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Thông tư này hướng dẫn bổ sung một số điểm như sau:

 + Sử dụng biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

 + Toàn bộ số thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ đơn vị gửi tại tài khoản tiền gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch; Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo quy định hiện hành.

 + Đối với khấu hao tài sản cố định (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, ca bin điện tử, xe ô tô, mô tô thực tập, sân bãi thực tập), hàng năm đơn vị chuyển vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư tài sản trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo lái xe như ô tô, mô tô, phòng học chuyên dùng, các tài sản khác.

 - Đối với cơ sở đào tạo lái xe ngoài công lập: Thực hiện theo chế độ quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 2/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006. Thông tư này hướng dẫn bổ sung một số điểm như sau:

 + Sử dụng hóa đơn thu học phí cho đối tượng nộp theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng.

 + Toàn bộ số thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ đơn vị gửi tại tài khoản ngân hàng hoặc tại Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch;

 + Đối với khấu hao tài sản cố định (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, ca bin điện tử, xe ô tô, mô tô thực tập, sân bãi thực tập), hàng năm đơn vị được chuyển vào quỹ để đầu tư tài sản trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo lái xe như ô tô, mô tô, phòng học chuyên dùng, các tài sản khác.

 + Cơ sở đào tạo lái xe thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;

5. Công tác thanh tra và kiểm tra:

 - Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn quy định tại Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, ban hành theo Quyết định số 4353/2001/QĐ-BGTVT ngày 18/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Chương trình đào tạo nghề lái xe cơ giới đường bộ, ban hành theo Quyết định số 4170/2001/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Quy chế bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, ban hành theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

 - Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải phối hợp với cơ quan tài chính đồng cấp tổ chức kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất về việc thu, sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, bảo đảm sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.

 - Thủ trưởng các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động thu, chi của đơn vị; đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 4353/QĐ-BGTVT ngày 18/12/2001, Quyết định số 4170/2001/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2001 và Quyết định số 36/2006/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; thực hiện công khai tình hình thu, chi, chính sách miễn giảm học phí cho các đối tượng được miễn giảm theo chế độ quy định.

6. Điều chỉnh mức thu học phí:

Căn cứ mức quy định về học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ tại Thông tư này và tuỳ theo đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương; cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo, các Bộ chủ quản và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể quy định mức thu cụ thể đối với các trường, trung tâm đào tạo thuộc mình quản lý; nhưng không được tăng hoặc giảm quá 20% mức thu học phí quy định tại Thông tư này và phải bảo đảm đúng chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư số 44/2001/TT-BTC ngày 15/6/2001 của Bộ Tài chính quy định về việc thu và sử dụng học phí đào tạo, phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải để kịp thời giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.