QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ VĂN HOÁ SỐ 92/VHTT-QĐ NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 1980
XẾP HẠNG 17 DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ VÀ THÔNG TIN
Căn cứ nghị định số 519-TTg ngày 29 tháng 10 năm 1957 của Thủ tướng chính phủ về bảo vệ di tích lịch sử và danh làm thắng cảnh;
Căn cứ quyết định số 96 - CP ngày 28 tháng 10 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức ngành văn hoá và thông tin;
Xét đề nghị của Vụ bảo tồn bảo tàng về việc xếp hạng các di tích lịch sử và văn hoá.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 - Nay xếp hạng 17 di tích lịch sử và văn hoá thuộc các thành phố và tỉnh sau đây:
Thành phố Hà Nội
1. Đình So, xã Cộng Hòa, huyện Hoài Đức, di tích kiến trúc thế kỷ 17.
2. Đình Bà Tía (thôn Vĩnh Ninh) xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, nơi thờ bà Tía, một nữ tướng của Hai Bà Trưng.
3. Đền Hai Bà và khu vực thành cổ Mê Linh thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh.
4. Y Miếu, số 9, đường 224, khu phố Đống Đa, nơi thờ hai vị danh y của đất nước là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông.
5. Đền Ngọc Sơn và toàn bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, di tích lịch sử danh thắng của thủ đô.
6. Ngôi nhà bà Hai Vẽ, thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, cơ sở cách mạng từ 1941 tới 1945 của các đồng chí thường vụ trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Tỉnh Vĩnh Phú
7. Chùa Xuân Lũng, xóm Chùa, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, nơi còn giữ được chiếc bệ đá hoa sen, một công trình nghệ thuật điêu luyện, cổ kính từ thời Trần (thế kỷ thứ 14).
Tỉnh Hải Hưng
8. Đình Nhân Lý, xã Thanh Lâm , huyện Nam Sách, di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc gỗ thế kỷ thứ 16 - 17.
Tỉnh Nghệ Tĩnh
9. Đình Hoàng Sơn, xã Khánh Sơn huyện Nam Đàn, di tích kiến trúc nghệ thuật thời Lê (thế kỷ thứ 18).
Tỉnh Quản Nam - Đà Nẵng
10. Khu di tích Ngũ Hành Sơn, xã Hoà Hải, huyện Hoà Vang, một cảnh đẹp có tiếng của đất nước.
11. Tháp chàm Dương Long (gồm ba tháp lớn nhỏ), xã Vân Tường - Bình Hoà, huyện Tây Sơn, di tích kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ thứ 11.
12. Tháp Đôi (gồm hai tháp), phường Đống Đa, thị xã Quy Nhơn, di tích kiến trúc nghệ thuật chàm thế kỷ 13.
13. Khu di tích về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (11-3-1945) thuộc huyện Ba Tơ bao gồm chín điểm: đồn Ba Tơ, sâm vận động, hang Mọt Rệp, núi Cao Muôn, bờ đá chiến đấu, hang Én, khúc co của sông Ba Tơ, giếng nước, nền nhà Kiểm Lý.
Tỉnh Sông Bé
14. Nhà tù Phú Lợi (căng Phú Lợi) thuộc xã Phú Hoà, thị xã Thủ Đầu Một, nơi bọn tay chân của Mỹ và Ngô Đình Diệm gây ra vụ đầu độc ngày 1 tháng 12 năm 1958 giết hại hàng ngàn người yêu nước và chiến sĩ cách mạng tại miền Nam Việt Nam.
Tỉnh Đắc Lắc
15. Nhà tù Buôn Ma Thuột, phường Tự An, thị xã Buôn Ma Thuột, nơi ghi lại nhiều tội ác của đế quốc Pháp, Nhật với những người yêu nước và đồng thời có nhiều phong trào đấu tranh mạnh mẽ của các chiến sĩ cách mạng từ năm 1937 đến năm 1945.
Tỉnh An Giang
16. Khu di tích núi Sam, xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, thắng cảnh và là nơi có nhiều cảnh chùa chiền, lăng, miếu đẹp như chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, v.v...
17. Khu di tích căm thù tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, bao gồm núi Tượng, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lại, miếu An Định, nhà mồ... nơi ghi lại tội ác man rợ của bọn lính Pôn Pốt - Iêng Xary tàn sát hàng ngàn người dân vô tội từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978.
Điều 2 - Các ông chánh văn phòng Bộ Văn hoá và thông tin, ông Vụ trưởng Vụ bảo tồn bảo tàng, các ông chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các ông Giám đốc Sở, trưởng Ty văn hoá các thành phố nêu tên ở trên có trách nhiệm thi hành quyết định này.