• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 29/06/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 20/10/2012
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 03/2003/CT-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2003

CHỈ THỊ CỦA THỐNG ĐỐC NGÂNHÀNG NHÀ NƯỚC

Về tín dụng ngân hàng phục

vụ nâng cao hiệu quả và sứccạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngày 04 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủban hành Chỉ thị số 08/2003/CT-TTg về nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh củadoanh nghiệp.

Thực hiện điểm 5 Chỉ thị này, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện một số việc sau đây:

1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn:đẩy mạnh việc huy động vốn trung và dài hạn ở trongnước; khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dài hạn của các tổ chức tàichính quốc tế tài trợ cho dự án đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Dự án Tàichính nông thôn, Dự án Tài chính doanh nghiệp nông thôn, khoản vay chương trìnhcải cách doanh nghiệp nhà nước và quản trị công ty để đầu tư cho các dự án củadoanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có sức cạnhtranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, các ngân hàng thươngmại có biện pháp chủ động tích cực thu hồi các khoản nợ, nhất là xử lý thu hồinợ quá hạn, nợ tồn đọng một cách có hiệu quả để tăng cường nguồn vốn cho vay.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận một cách thuận lợi với vốn tín dụng ngânhàng để đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực theo hướng:cải tiến quy trình đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ cho vay, rút ngắn thời gian giảiquyết cho vay nhưng đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật; niêm yếtcông khai và tiếp cận trực tiếp với doanh nghiệp để hướng dẫn về điều kiện chovay, quy trình, thủ tục vay vốn, thời gian tối đa giải quyết món vay và kịpthời thẩm định, quyết định cho vay đối với các nhu cầu vay vốn của doanh nghiệpđáp ứng các điều kiện cho vay. Những trường hợp không cho vay được, ngân hàngthương mại phải thông báo rõ cho doanh nghiệp bằng văn bản.

3. Chủ động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư sảnxuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp với lãi suấtphù hợp, không phân biệt loại hình doanh nghiệp là kinh tế nhà nước, kinh tếtập thể hay kinh tế tư nhân, nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã này đáp ứng đượccác điều kiện cho vay theo cơ chế cho vay và bảo đảm tiền vay hiện hành.

4. Chú trọng cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tưxây dựng, mua sắm, cải tiến dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ cho việcnâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranhngay trong từng loại sản phẩm, nhất là các sản phẩm có lợi thế về sản xuất, cóthị trường tiêu thụ và những sản phẩm thuộc nhóm hàng nằm trong lộ trình hộinhập với các nước trong khu vực. Đối với các doanh nghiệp có dự án sản xuất cácsản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nướcvà quốc tế, thì các ngân hàng thương mại ưu tiên bố trí nguồn vốn trung và dàihạn để các doanh nghiệp này vay vốn với thời hạn phù hợp với thời gian thu hồivốn đầu tư của dự án.

5. Xem xét cho các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế vay vốn được áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hìnhthành từ vốn vay, hoặc được cho vay không có bảo đảm bầng tài sản như sau:

a) Cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từvốn vay áp dụng đối với các trường hợp cho vay ngắn hạn,  trung và dài hạn theo quy định tại Nghị địnhsố 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổchức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.

b) Cho vay không có hảo đảm bằng tài sản theoquy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, Nghị định số 85/2002/NĐ-CP,điểm 13 Mục III Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/01/2003 củaChính phủ và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.

6. Thực hiện góp vốn với các Quỹ bảo lãnh tíndụng để thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Quyết định số198/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số06/2003/TT-NHNN ngày 10/4/2003 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước để tạo điều kiện mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa,hợp tác xã.

7. Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo cánbộ, nhất là đào tạo cán bộ tín dụng để nắm chắc các quy định của cơ chế tíndụng hiện hành, nâng cao khả năng thẩm định khoản vay, đảm bảo giải ngân vốnvay phù hợp với nhu cầu và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, đổi mớicông nghệ, đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, đồng thời làm tốt côngtác tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệuquả, đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ, đúng thời hạn.

8. Tổ chức thực hiện

a) Chỉ thị này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kểtừ ngày đăng Công báo.

b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước,Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng thương mại có tráchnhiệm thi hành Chỉ thị này./.

 

Thống đốc

(Đã ký)

 

Lê Đức Thuý

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.