• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 21/07/2004
  • Ngày hết hiệu lực: 24/11/2007
CHÍNH PHỦ
Số: 139/2004/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH

Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quản lý rừng,

Bảo vệ rừng và Quản lý lâm sản

________________

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam (gọi chung là người vi phạm), có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý từng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, đất rừng, lâm sản, môi trường rừng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị định này không áp dụng đối với gỗ rừng tự nhiên từ nước ngoài nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

2. Nghị định này cũng được áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Các từ ngữ trong Nghị định này, dưới đây được hiểu như sau:

1. Lâm sản: gồm thực vật rừng, động vật rừng (chim, thú, lưỡng cư, bò sát, côn trùng; sau đây gọi tắt là động vật hoang dã) và các sản phẩm của chúng. Lâm sản gồm lâm sản thông thường và quý hiếm.

2. Gỗ: gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo; có đơn vị tính khối lượng là mét khối (m3). Trong Nghị định này, khối lượng gỗ vi phạm được tính theo gỗ quy tròn. Trường hợp gỗ vi phạm là gỗ xẻ, gỗ đẽo hình hộp thì quy ra gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6.

Trường hợp gỗ là tang vật vi phạm hành chính chưa có tên trong danh mục gỗ hiện hành của Việt Nam, thì cơ quan xử lý phải xác định hoặc tổ chức giám định để phân loại theo nhóm.

Trường hợp tang vật là lâm sản nhập khẩu thì tên lâm sản được xác định bằng tên khoa học (tiếng La tinh).

3. Giá trị lâm sản thiệt hại, giá trị phương tiện được đùng để vi phạm hành chính được xác định theo giá thị trường nơi và thời điểm phát hiện, xử lý vi phạm.

4. Vi phạm nhiều lần là trường hợp người vi phạm hành chính trước đó đã có hành vi, vi phạm ít nhất là một lần trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mà chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu để xử phạt.

5. Tái phạm là trường hợp người vi phạm hành chính trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính ít nhất một lần trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa hết một năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

6. Tang vật, phương tiện vi phạm: bao gồm lâm sản bị vi phạm; các loại đồ vật, dụng cụ, phương tiện (kể cả súc vật kéo) được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính.

7. Phá rừng trái phép: là hành vi gây thiệt hại đến rừng vì bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép.

8. Khai thác gỗ trái phép: là hành vi chặt cây rừng lấy gỗ mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng quy định cho phép.

9. Khai thác củi hoặc lâm sản khác trái phép: là hành vi khai thác củi hoặc lâm sản khác trái với quy định của Nhà nước.

10. Phát rừng trái phép để làm nương rẫy: là hành vi phát rừng để làm nương rẫy ra ngoài vùng quy định.

11. Vi phạm quy định về chăn thả gia súc vào rừng trái phép: là hành vi chăn thả gia súc vào những khu rừng đã có quy định cấm chăn thả gia súc.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:

1. Mọi hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; người vi phạm hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm khắc phục theo quy định của pháp luật mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

2. Tình tiết giảm nhẹ: ngoài những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính); trong Nghị định này, những tình tiết sau đây cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ:

Người vi phạm là thương binh.

Người vi phạm là con, em liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.

Người vi phạm thuộc diện đối tượng chính sách.

3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 của Điều này và các Điều 8, 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức, mức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.

Trường hợp người vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt tiền là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định áp dụng đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm nhưng không thấp hơn mức thấp nhất của khung phạt tiền quy định áp dụng đối với hành vi đó; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung phạt tiền quy định áp dụng đối với hành vi đó.

4. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chỉ bị xử phạt một lần.

5. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị phạt về từng hành vi vi phạm. Nếu mức tiền phạt và giá trị tang vật, phương tiện của từng hành vi vi phạm hành chính đều thuộc thẩm quyền xử phạt của một cấp thì cấp đó quyết định xử phạt; nếu mức tiền phạt hoặc trị giá tang vật, phương tiện vi phạm của một trong các hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền để xử phạt.

6. Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Nghiêm cấm việc chia nhỏ mức thiệt hại chung do hành vi vi phạm gây ra để áp dụng xử lý cho nhiều người vi phạm.

7. Trường hợp tang vật vi phạm hành chính là động vật, thực vật hoang dã có tên trong Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không được quy định trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ (viết tắt là Nghị định số 48/2002/NĐ-CP) về sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng hoặc là loài thiên địch của các loài sinh vật gây hại đã được pháp luật quy định bảo vệ, thì vẫn bị xử lý như hành vi vi phạm đối với động vật, thực vật hoang dã quý hiếm nhóm IIA, IIB quy định tại Nghị định này.

8. Những hành vi vi phạm sau đây không thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự:

a. Xâm hại đến thực vật hoặc động vật hoang dã thuộc nhóm IA, IB quy định trong Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP.

b. Xâm hại rừng do phá rừng hoặc phát rừng trái phép, gây cháy rừng trên 10.000m2 rừng sản xuất hoặc 7.500m2 rừng phòng hộ hoặc 5.000m2 rừng đặc dụng.

c. Khai thác trái phép gỗ quy ra khối lượng:

Đối với rừng sản xuất: trên 10m3 gỗ quý hiếm nhóm IIA hoặc 15m3 gỗ thông thường từ nhóm I đến nhóm III hoặc 20m3 gỗ thông thường từ nhóm IV đến nhóm VIII.

Đối với rừng phòng hộ: trên 7,5 m3 gỗ quý hiếm nhóm IIA hoặc 10m3 gỗ thông thường từ nhóm I đến nhóm III hoặc 15m3 gỗ thông thường từ nhóm IV đến nhóm VIII.

Đối với rừng đặc dụng: trên 2m3 gỗ quý hiếm nhóm IIA hoặc 4,5m3 gỗ thông thường từ nhóm I đến nhóm III hoặc 6m3 gỗ thông thường từ nhóm IV đến nhóm VIII.

d. Vận chuyển, buôn bán trái phép trên 6m3 gỗ quý hiếm nhóm IIA, hoặc 10m3 gỗ thông thường từ nhóm I đến nhóm III hoặc 20m3 gỗ thông thường từ nhóm IV đến nhóm VIII.

đ. Săn bắt, mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã thông thường có giá trị trên 7.500.000 đồng, động vật hoang dã quý hiếm nhóm IIB có giá trị trên 5.000.000 đồng.

e. Người vi phạm xâm hại từ hai loại rừng trở lên hoặc khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên, hai loại động vật được quy định tại các Mục b, c, d, đ của khoản này, tuy diện tích của từng loại rừng, khối lượng từng loại gỗ, giá trị động vật hoang dã chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng tổng mức tiền phạt vượt quá 30.000.000 đồng.

9. Trường hợp đã bị khởi tố hình sự, nhưng sau đó đình chỉ, chuyển hồ sơ vụ án đã khởi tố để xử phạt vi phạm hành chính, thì căn cứ mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với hành vi vi phạm đó.

Người vi phạm đã bị khởi tố hình sự mà tang vật vụ án là thực vật, động vật hoang dã quý biếm nhóm IA, IB, nhưng sau đó đình chỉ vụ án chuyển hồ sơ để xử lý hành chính thì áp dựng quy định tương ứng như đối với thực vật, động vật hoang dã quý hiếm nhóm IIA, IIB để xử lý.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn quy định trên thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm, nhưng vẫn áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả tương ứng với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và chuyển hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

Điều 5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả:

1. Người vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a. Phạt cảnh cáo:

Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính lần đầu, chưa gây thiệt hại hoặc mức độ gây thiệt hại không đáng kể mà pháp luật quy định được phạt cảnh cáo, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với hành vi do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

b. Phạt tiền:

Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là 30.000.000 đồng.

Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức phạt tiền không quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên.

2. Tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm; cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung san đây:

a. Tước quyền sử dụng giấy phép như: Giấy phép khai thác lâm sản, Giấy phép sử dụng súng săn, Giấy phép lái xe, Giấy phép vận chuyển đặc biệt, Giấy phép vận chuyển động vật hoang dã thông thường, Giấy phép hành nghề kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

b. Tịch thu lâm sản; tịch thu phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 của Điều này, người vi phạm hành chính còn bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a. Buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng tại địa phương trong thời điểm vi phạm hành chính.

b. Cấm đảm nhiệm công tác thiết kế khai thác rừng đến hai năm.

c. Thu hồi đăng ký kinh doanh.

d. Buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp; buộc san, ủi hoặc chịu chi phí san, ủi trên diện tích bị đào, bới do vi phạm hành chính gây ra.

đ. Buộc chịu chi phí chữa cháy rừng; buộc khắc phục hoặc chịu chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường rừng, đất lâm nghiệp.

e. Buộc chịu chi phí cứu hộ hoặc thiêu huỷ đối với động vật hoang dã bị thương hoặc bị chết, chi phí thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

g. Buộc truy thu thuế tài nguyên, bị thu hồi lâm sản là tang vật vi phạm hành chính, phát mại nộp ngân sách nhà nước.

h. Buộc đưa hành khách đến bến hoặc chịu chi phí đưa hành khách đến bến trong trường hợp sử dựng xe chở khách để vận chuyển trái phép lâm sản bị tạm giữ hoặc xử lý tịch thu.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 6. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài thực vật, động vật hoang dã (gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, gây nổ, tiếng ồn...).

b. Xả rác, chất thải bừa bãi làm ảnh hưởng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rừng;

2. Phạt tiền 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Mang vào rừng súc vật kéo, dụng cụ thủ công để săn bắt chim thú hoặc dụng cụ thủ công để khai thác lâm sản mà không được phép của chủ rừng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b. Mang vào rừng chất dễ cháy, nổ; đốt lửa trong rừng đã có quy định cấm; hút thuốc lá, ném, xả tàn lửa vào rừng.

c. Phá hoại cảnh quan tự nhiên của khu rừng đặc dụng.

d. Phá hoại các biển báo, bảng hướng dẫn, bảng tên cây của khu rừng đặc dụng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học trái phép ở rừng đặc dụng.

b. Đưa trái phép vào rừng các phương tiện, dụng cụ cơ giới để khai thác, chế biến lâm sản.

4. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này ngoài bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Trường hợp gây thiệt hại đến rừng, lâm sản thì còn bị xử phạt theo Điều 7 hoặc Điều 8 của Nghị định này.

Điều 7. Vi phạm quy định về phá rừng:

1. Đối với rừng sản xuất:

a. Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 khi gây thiệt hại đến 2.000m2

b. Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 2.000m2 đến 5.000m2

c. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 5.000m2 đến 10.000m2.

2. Đối với rừng phòng hộ:

a. Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.500 đồng/m2 khi gây thiệt hại đến 1.500m2.

b. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 1.500m2 đến 4.000m2.

c. Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 4.000m2 đến 7.500m2.

3. Đối với rừng đặc dụng:

a. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại đến 1.000m2.

b. Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 1.000m2 đến 2.500m2.

c. Phạt tiền từ 4.000 đồng/m2 đến 6.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 2.500m2 đến 5.000m2.

4. Trường hợp phá trái phép vào rừng giống, rừng nghiên cứu thực nghiệm theo quy hoạch của Nhà nước thì xử lý như quy định đối với rừng đặc dụng.

5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị:

a. Tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính.

b. Buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

Điều 8. Vi phạm quy định về thiết kế và khai thác rừng:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người thiết kế khi tổng khối lượng khai thác những cây bài chặt trong lô lớn hơn 15% so với khối lượng thiết kế khai thác.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người thiết kế khi có hành vi vi phạm sau đây:

a. Xác định không đúng diện tích khai thác theo lô.

b. Tổng khối lượng khai thác những cây bài chặt lớn hơn từ trên 15% so với khối lượng thiết kế khai thác theo lô.

Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm công tác thiết kế khai thác rừng trong thời hạn 02 năm.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người khai thác khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Không phát luỗng dây leo trước khi chặt hạ.

b. Không chặt đến 10% so với tổng số cây bài chặt trong lô.

c. Không chấp hành kiến nghị của Đoàn nghiệm thu sau hoàn thành khai thác như: không vệ sinh rừng sau khi khai thác; không sửa gốc chặt những cây có khả năng tái sinh chồi, gốc chặt để cao quá mức quy định.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người khai thác không chặt trên 10% so với tổng số cây bài chặt trong lô.

5. Trường hợp chặt không đúng lô thiết kế hoặc cây không bài chặt thì xử lý như khai thác trái phép quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

Điều 9. Vi phạm quy định về khai thác gỗ:

1. Khai thác trái phép gỗ ở rừng sản xuất:

a. Đối với gỗ từ nhóm IV đến nhóm VIII:

Phạt tiền từ 500.000 đồng/m3 đến 700.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 6m3.

Phạt tiền từ 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 6m3 đến 15m3.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 15m3 đến 20m3.

b. Đối với gỗ từ nhóm I đến nhóm III:

Phạt tiền từ 700.000 đồng/m3 đến 1.1000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 4m3

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 4m3 đến 10m3.

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 10m3 đến 15m3.

c. Đối với gỗ quý hiếm nhóm IIA:

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 3m3.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 2.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 3m3 đến 6m3.

Phạt tiền từ 2.500.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 6m3 đến l0m3.

2. Khai thác gỗ trái phép ở rừng phòng hộ:

a. Đối với gỗ từ nhóm IV đến nhóm VIII:

Phạt tiền từ 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 5m3.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 5m3 đến l0m3.

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 10m3 đến 15m3.

b. Đối với gỗ từ nhóm I đến nhóm III:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 3m3.

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 3m3 đến 7m3.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 7m3 đến l0m3.

c. Đối với gỗ quý hiếm nhóm IIA:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 2m3.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng/m3 đến 3.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 2m3 đến 4m3.

Phạt tiền từ 3.500.000 đồng/m3 đến 4.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 4m3 đến 7,5m3.

3. Khai thác gỗ trái phép ở rừng đặc dụng :

a. Đối với gỗ từ nhóm IV đến nhóm VIII:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 3m3.

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 3m3 đến 7m3.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 7m3 đến l0m3.

b. Đối với gỗ từ nhóm I đến nhóm III:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 2m3.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng/m3 đến 3.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 2m3 đến 4m3.

Phạt tiền từ 3.500.000 đồng/m3 đến 4.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 4m3 đến 7,5m3.

c. Đối với gỗ quý hiếm nhóm IIA:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng/m3 đến 4.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 1,5m3.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng/m3 đến 5.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 1,5m3 đến 3m3.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng/m3 đến 6.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 3m3 đến 5m3.

4. Trường hợp khai thác tận dụng hoặc tận thu hoặc trục vớt gỗ chìm ở sông, hồ khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tuỳ từng trường hợp cụ thể áp dụng quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này để xử lý, mức phạt bằng một phần hai mức phạt quy định trên. Trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tận dụng, tận thu nhưng không thực hiện theo đúng giấy phép, gây thiệt hại đến rừng thì tùy theo mức độ vi phạm, bị xử lý theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này.

5. Trường hợp khai thác trái phép vào rừng cây còn non không tính được khối lượng thì đo diện tích bị chặt phá và xử lý theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này; nếu khai thác phân tán không tính được diện tích thì tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm có thể xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này.

6. Trường hợp khai thác trái phép cây trồng phân tán hoặc cây trồng tập trung nhưng không đủ tiêu chuẩn nghiệm thu thì áp dụng quy định tại khoản 1 của Điều này (đối với cây tính được khối lượng) hoặc khoản 2 của Điều 12 (đối với cây còn non không tính được khối lượng) để xử lý.

7. Người có hành vi vi phạm quy định tại điều này ngoài việc bị phạt tiền còn bị:

a. Tịch thu lâm sản, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính.

b. Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác.

c. Buộc trồng lại hoặc chịu chi phí trồng lại cây phân tán.

Điều 10. Vi phạm quy định về khai thác củi, lâm sản khác:

1. Đối với rừng sản xuất.

a. Khai thác củi trái phép:

Phạt tiền từ 100.000 đồng/ste đến 200.000 đồng/ste khi khai thác đến 20 ste;

Phạt tiền từ 200.000 đồng/ste đến 400.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 20 ste đến 30 ste;

Phạt tiền từ 400.000 đồng/ste đến 600.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 30 ste dấn 50 ste.

b. Khai thác lâm sản khác trái phép:

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại thông thường;

Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại quý hiếm nhóm IIA.

2. Đối với rừng phòng hộ:

a. Khai thác củi trái phép:

Phạt tiền từ 200.000 đồng/ste đến 300.000 đồng/ste khi khai thác đến 15 ste củi.

Phạt tiền từ 300.000 đồng/ste đến 500.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 15 ste đến 25 ste.

Phạt tiền từ 500.000 đồng/ste đến 750.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 25 ste đến 40 ste.

b. Khai thác lâm sản khác trái phép:

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại thông thường.

Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại quý hiếm nhóm IIA.

3. Đối với rừng đặc dụng:

a. Khai thác củi trái phép:

Phạt tiền từ 300.000 đồng/ste đến 400.000 đồng/ste khi khai thác đến 10 ste củi.

Phạt tiền từ 400.000 dồng/ste đến 700.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 10 ste đến 20 ste.

Phạt tiền từ 700.000 đồng/ste đến 1.000.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 20 ste đến 30 ste.

b. Khai thác lâm sản khác trái phép:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại thông thường.

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại quý hiếm nhóm IIA.

4. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này ngoài việc bị phạt tiền còn bị:

a. Tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính.

b. Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác.

c. Buộc phá bỏ hoặc chịu chi phí phá bỏ lò hầm than, tạo nguyên trạng địa hình rừng.

Điều 11. Vi phạm quy định về phát rừng để làm nương rẫy:

1. Đối với rừng sản xuất:

a. Phạt tiền từ 600 đồng/m2 đến 1.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 5.000m2

b. Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 5.000m2 đến 10.000m2.

2. Đối với rừng phòng hộ:

a. Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 4.000m2;

b. Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 4.000m2 đến 7.500m2;

3. Đối với rừng đặc dụng:

a. Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 2.500m2.

b. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 2.500m2 đến 5.000m2.

4. Người có hành vi vi phạm quy định tại điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị:

a. Tịch thu lâm sản, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính.

b. Buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

Điều 12. Vi phạm quy định về chăn thả gia súc vào rừng:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng khi chăn thả gia súc vào rừng mới dặm cây con, rừng mới trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã có quy định cấm chăn thả gia súc mà chưa gây thiệt hại hoặc để gia súc dẫm gẫy cây nhổ cây hoặc ăn cụt ngọn đến 25 cây.

2. Phạt tiền từ 4.000 đồng/cây đến 6.000 đồng/cây nếu để gia súc dẫm gẫy cây, nhổ cây hoặc ăn cụt ngọn trên 25 cây.

3. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí để trồng lại rừng.

Điều 13. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đống đến 5.000.000 đồng khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Khi trồng rừng tập trung các loài cây dễ cháy mà không có công trình phòng cháy.

b. Trong mùa khô hanh không tổ chức canh gác rừng để xảy ra cháy rừng trên diện tích rừng do mình quản lý.

c. Tháo nước dự trữ phòng cháy trong mùa khô hanh.

2. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây cháy rừng sản xuất đến 10.000 m2.

3. Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 dấn 4.000 đồng/m2 khi gây cháy rừng phòng hộ đến 7.500 m2.

4. Phạt tiền từ 4.000 đồng/m2 đến 6.000 đồng/m2 khi gây cháy rừng đặc dụng đến 5.000 m2.

5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị:

a. Buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

b. Bồi thường chi phí chữa cháy rừng.

Điều 14. Vi phạm quy định về phòng, trừ sâu bệnh hại rừng:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng khi chủ rừng không thực hiện một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi sử dựng thuốc trừ sâu bệnh hại rừng không đúng trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hoặc mang các loài cây đã nhiễm sâu, bệnh từ nơi khác về trồng làm lây lan sâu bệnh ở địa phương.

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi chủ rừng chậm phát hiện và xử lý để sâu, bệnh phát dịch trên diện tích từ 5 ha rừng trở lên.

4. Người có hành vi vi phạm quy định tại điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị:

a. Tịch thu thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trái phép.

b. Buộc khắc phục hậu quả hoặc chịu chi phí khắc phục hậu quả do sâu, bệnh gây ra.

Điều 15. Gây thiệt hại đất lâm nghiệp:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, san ủi, nổ mìn trái phép vì bất kỳ mục đích gì.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đào đắp trái phép, ngăn nguồn sinh thuỷ để nuôi trồng thuỷ sản.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: xả chất độc hại, chôn vùi chất độc hại, để chất độc hại, để dầu loang vào đất lâm nghiệp.

4. Nếu gây mất rừng hoặc thiệt hại cây rừng thì tùy theo mức độ thiệt hại còn bị xử lý theo quy định tại các Điều 7, 8 của Nghị định này.

5. Người có hành vi vi phạm quy định tại điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị:

a. Tịch thu phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính.

b. Buộc san ủi khôi phục lại tình trạng ban đầu, khắc phục ô nhiễm hoặc chịu chi phí để san ủi, khắc phục ô nhiễm.

Điều 16. Lấn chiếm trái phép, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích:

1. Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 khi lấn chiếm trái phép hoặc sử dụng sai mục đích đến 10.000m2 đất quy hoạch rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ xung yếu.

2. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi lấn chiếm trái phép hoặc sử dụng sai mục đích đến 5.000m2 rừng phòng hộ rất xung yếu hoặc rừng đặc dụng.

3. Người vi phạm quy định tại điều này, nếu còn gây thiệt hại đến rừng, lâm sản hoặc đất lâm nghiệp thì tùy từng trường hợp cụ thể còn bị xử lý theo quy định tại các Điều 7, 9, 10, 15 của Nghị định này.

4. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền còn bị:

a. Tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm.

b. Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

c. Buộc tháo dỡ hoặc chịu chi phí tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp.

Điều 17. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Săn bắt động vật hoang dã trong mùa sinh sản.

b. Sử dụng phương pháp, công cụ săn bắt bị cấm.

c. Săn bắt động vật hoang dã trong rừng đặc dụng.

d. Quảng cáo việc kinh doanh động vật hoang dã có nguồn gốc tự nhiên và sản phẩm của chúng.

2. Đối với động vật hoang dã thông thường:

a. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm đến 2.000.000 đồng.

b. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

c. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 7.500.000 đồng.

3. Đối với động vật hoang dã quý hiếm nhóm IIB.

a. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm đến 1.000.000 đồng.

b. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

c. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

4. Người có hành vi vi phạm quy định tại điều này ngoài việc bị phạt tiền còn bị:

a. Tước Giấy phép sử dụng súng săn, Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật hoang dã, Giấy phép hành nghề kinh doanh nhà hàng khách sạn.

b. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

c. Buộc khắc phục hoặc chịu chi phí khắc phục tình trạng ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 18. Mua, bán, cất giữ trái phép gỗ, củi, lâm sản khác:

Hành vi mua, bán, cất giữ gỗ hoặc lâm sản khác không có chứng từ hợp pháp hoặc có chứng từ hợp pháp nhưng sai chủng loại hoặc sai số lượng hoặc sai quy cách hoặc khối lượng (theo tỷ lệ quy định, sau đây gọi tắt là sai so với chứng từ) so với chứng từ, bị xử phạt như sau:

1. Đối với gỗ từ nhóm IV đến nhóm VIII :

a. Phạt tiền 500.000 đồng/m3 đến 700.000 đồng/m3 khi vi phạm đến 6m3.

b. Phạt tiền 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên 6m3 đến 15m3.

c. Phạt tiền 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên 15m3 đến 20m3.

2. Đối với gỗ rừng tự nhiên từ nhóm I đến nhóm III:

a. Phạt tiền 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 khi vi phạm đến 4m3.

b. Phạt tiền 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên 4m3 đến 10m3 .

c. Phạt tiền 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên l0m3 đến 15m3.

3. Đối với gỗ rừng tự nhiên thuộc loại quý hiếm nhóm IIA:

a. Phạt tiền 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi vi phạm đến 3m3.

b. Phạt tiền 2.000.000 đống/m3 đến 2.500.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên 3m3 đến 6m3.

c. Phạt tiền 2.500.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên 6m3 đến 10m3.

4. Phạt tiền từ 80.000 đồng/ste đến 100.000 đồng/ste đối với củi từ rừng tự nhiên.

5 . Đối với lâm sản khác:

a. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại thông thường.

b. Phạt tiền từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng tương ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại quý hiếm nhóm IIA.

6. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị tịch thu gỗ, củi và lâm sản khác theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này.

Điều 19. Vận chuyển lâm sản trái phép:

Hành vi của người điều khiển phương tiện và chủ lâm sản sử dụng phương tiện đó vào việc vận chuyển lâm sản không có chứng từ hợp pháp hoặc có chứng từ hợp pháp nhưng sai so với chứng từ, bị xử phạt như sau:

1. Đối với người điều khiển phương tiện:

a. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng khi sử dụng phương tiện thô sơ, xe súc vật kéo vi phạm hành chính trong vận chuyển lâm sản.

b. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển các loại phương tiện là xe công nông, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, xe gắn máy, thuyền, bè hoặc các phương tiện vận chuyển khác khi vận chuyển lâm sản qua Hạt, Trạm Phúc kiểm lâm sản không dừng lại để kiểm tra theo quy định của pháp luật.

c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi sử dụng phương tiện là xe công nông, ô tô, tàu hoả, tầu thuỷ, xe gắn máy, thuyền, bè hoặc các phương tiện vận chuyển khác vi phạm hành chính trong vận chuyển lâm sản (trừ loại phương tiện quy định tại mục a khoản này).

d. Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi phương tiện sử dụng vận chuyển trái phép lâm sản quy định tại mục c khoản này có thêm một trong các vi phạm sau: sử dụng biển số giả; làm xe hai ngăn, hai đáy; sử dụng xe ô tô con, xe ô tô chở khách, xe ô tô chuyên dụng hoặc lợi dụng chở hàng hoá khác để cất giấu lâm sản.

2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển trái phép lâm sản nếu không chỉ ra được chủ lâm sản thì còn bị xử lý với vai trò chủ lâm sản theo quy định tại khoản 3 của điều này.

3. Đối với chủ lâm sản: xử phạt như quy định tại khoản 2, 3 của Điều 17 (đối với động vật hoang dã) và Điều 18 (đối với gỗ, củi và lâm sản khác) của Nghị định này.

4. Người vi phạm quy định tại điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị xử phạt sau đây:

a. Tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển động vật hoang dã thông thường, Giấy phép vận chuyển đặc biệt; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

b. Tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này.

c. Buộc chịu chi phí cứu hộ hoặc tiêu huỷ đối với động vật hoang dã bị thương hoặc bị chết, chi phí thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

d. Buộc đưa hành khách đến bến hoặc chịu chi phí đưa hành khách đến bến khi sử dụng xe đang chở khách để vận chuyển trái phép lâm sản bị tạm giữ để xử lý.

Điều 20. Vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản khác:

Hành vi chế biến gỗ và các lâm sản khác của chủ cơ sở gia công chế biến gỗ và lâm sản không có chứng từ khai thác và mua bán hợp pháp hoặc có chứng từ hợp pháp nhưng sai so với chứng từ, bị xử phạt:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ cơ sở chế biến gỗ, lâm sản khác không có Giấy đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Phạt tiền chủ cơ sở khi gia công, chế biến gỗ, lâm sản khác cho người khác nhưng gỗ, lâm sản đó không có chứng từ hợp pháp hoặc có chứng từ hợp pháp nhưng sai so với chứng từ.

a. Phạt tiền từ 200.000 đồng/m3 đến 300.000 đồng/m3 khi gia công, chế biến gỗ thông thường nhóm IV đến nhóm VIII;

b. Phạt tiền từ 300.000 đồng/m3 đến 500.000 đồng/m3 khi gia công, chế biến gỗ thông thường nhóm I đến nhóm III;

c. Phạt tiền từ 500.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 khi gia công, chế biến gỗ quý hiếm nhóm IIA;

d. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng tương ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác.

3. Trường hợp chủ cơ sở gia công, chế biến không chứng minh được chủ lâm sản thì bị xử lý với vai trò chủ lâm sản theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn có thể bị tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

Điều 21. Vi phạm thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ cơ sở kinh doanh mua, bán lâm sản không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng/m3 đến 200.000 đồng/m3, nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng đối với chủ lâm sản mua, bán, cất giữ gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng thiếu thủ tục, giấy tờ theo quy định.

Phạt tiền từ 30.000 đồng/m3 đến 50.000 đồng/m3, nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng nếu là gỗ rừng trồng, gỗ vườn có nguồn gốc hợp pháp nhưng thiếu thủ tục theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản, nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với chủ lâm sản mua, bán, cất giữ lâm sản khác, động vật hoang dã do gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp nhưng thiếu thủ tục, giấy tờ quy định.

Chương III

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 22. Thẩm quyền xử phạt hành chính của nhân viên và Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm các cấp đối với mỗi hành vi vi phạm:

1. Kiểm lâm viên (công chức Kiểm lâm đang thi hành công vụ) có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng, báo cáo lên Thủ trưởng trực tiếp để xử lý.

2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm, Trạm Phúc kiểm lâm sản có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.

3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt Phúc kiểm lâm sản, Hạt Kiểm lâm vườn quốc gia, Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động, có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng; buộc khắc phục hậu quả.

4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; buộc khắc phục hậu quả.

5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; buộc khắc phục hậu quả.

Điều 23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp đối với mỗi hành vi vi phạm:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng; tịch thu phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng; buộc khắc phục hậu quả.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; buộc khắc phục hậu quả.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; buộc khắc phục hậu quả.

4. Cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương có trách nhiệm tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc xem xét, quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức thực hiện quyết định xử phạt đó.

Điều 24. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính:

Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 22 và Điều 23 của Nghị định này vắng mặt thì được uỷ quyền cho cấp phó, người được uỷ quyền có trách nhiệm thực hiện theo thẩm quyền của cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý công việc được uỷ quyền.

Điều 25. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

Các cơ quan chức năng như Cảnh sát nhân dân, Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm lâm trong việc kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; khi phát hiện hành vi vi phạm thì lập biên bản, chuyển giao hồ sơ, tang vật cho cơ quan Kiểm lâm xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan Kiểm lâm tiếp thu hồ sơ xử lý chịu trách nhiệm thanh toán những chi phí hợp lý trong quá trình bắt giữ, bảo quản tang vật cho cơ quan chuyển giao hồ sơ.

Trường hợp một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực xử lý của các ngành khác nhau thì chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến Uỷ bannhân dân cấp có thẩm quyền ở nơi xảy ra vi phạm để xử lý.

Điều 26. Giải quyết những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

Trong trường hợp mức phạt tiền đối với vụ vi phạm hoặc tang vật, phương tiện của vụ vi phạm có giá trị vượt thẩm quyền xử phạt của cấp mình, thì cơ quan kiểm lâm phải tiến hành lập và chuyển đầy đủ hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền để xử lý trong thời hạn quy định. Riêng về lâm sản, phương tiện vi phạm đang tạm giữ, cơ quan ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tại nơi tạm giữ, chờ quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi có quyết định xử phạt, cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thực hiện theo quyết định xử phạt đó.

Chương IV

THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

Điều 27. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính:

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định từ Điều 6 đến Điều 24 của Nghị định này hoặc những hoạt động của cá nhân, tổ chức có nguy cơ gây cháy rừng, gây thiệt hại cây rừng, đất lâm nghiệp, gây ô nhiễm môi trường rừng, thì người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ ngay các hoạt động này; đối với nhân viên kiểm lâm thì sau khi ra lệnh đình chỉ phải báo cáo ngay lên cấp trên trực tiếp để ra quyết định đình chỉ.

Điều 28. Lập biên bản vi phạm hành chính:

a. Người có thẩm quyền xử phạt khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

b. Trường hợp chủ rừng bắt quả tang người vi phạm đang chặt phá rừng trái phép thuộc lâm phận của mình quản lý được quyền bắt giữ, lập biên bản và dẫn giải đến cơ quan Kiểm lâm nơi xảy ra vi phạm hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi xảy ra vi phạm để xử lý theo quy định của Nghị định này.

Sau khi lập biên bản vi phạm ban đầu, nếu chưa đủ chứng cứ, người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành ngay việc điều tra, xác minh và lập biên bản xác minh.

Điều 29. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn:

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm có hiệu quả, cơ quan Kiểm lâm được áp dụng một số biện pháp ngăn chặn sau đây:

1. Tạm giữ người, khám người theo thủ tục hành chính, thực hiện theo quy định tại các Điều 44, 45, 47 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Khám phương tiện vận tải, đồ vật.

Khi có căn cứ để nhận định rằng trong các phương tiện vận tải, bao, túi, thùng chứa hàng có cất giấu lâm sản trái phép, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm hoặc Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động, chỉ đạo trực tiếp kiểm lâm viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lâm sản, được sử dựng cờ hiệu, biển báo hiệu, dùng còi để báo hiệu, dùng đèn pin báo hiệu để yêu cầu người điều khiển các phương tiện vận tải trên đường bộ, đường thuỷ dừng lại để kiểm soát lâm sản. Việc khám phương tiện, đồ vật thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

4. Khám nơi cất giấu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động được quyền quyết định khám hiện trường rừng, hiện trường nơi cất giấu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 49 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 30. Quyết định xử phạt:

1. Sau khi xác định hành vi, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào các yếu tố quy định tại các khoản 1, 3 Điều 3 của Nghị định này để xem xét, quyết định hình thức và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.

2. Cách xác định mức tiền phạt.

a. Mức tiền phạt trung bình là trường hợp vi phạm hành chính không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; được xác định bằng cách lấy mức cao nhất cộng với mức thấp nhất đối với mỗi hành vi vi phạm rồi chia đôi.

b. Trường hợp vi phạm hành chính mà mức tiền phạt quy định theo m2, m3, cây, 100.000 đồng giá trị lâm sản thì cách tính như mục a khoản 2 của Điều này, sau đó nhân với diện tích hoặc khối lượng hoặc số cây hoặc giá trị lâm sản vi phạm.

Trường hợp người vi phạm có tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà giảm hoặc tăng so với mức trung bình nêu trên nhưng không được giảm thấp hơn mức thấp nhất của khung tiền phạt nhân với diện tích hoặc khối lượng hoặc số cây hoặc giá trị lâm sản vi phạm hoặc không được tăng quá mức cao nhất của khung tiền phạt nhân với diện tích hoặc khối lượng hoặc số cây hoặc giá trị lâm sản vi phạm.

3. Việc quyết định xử phạt, áp dụng các thủ tục xử phạt quy định tại các Điều 56, 57 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt không quá 30 ngày. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải làm văn bản báo cáo lên Thủ trưởng trực tiếp của mình để xin gia hạn; thời hạn gia hạn không quá 30 ngày. Việc gia hạn quy định như sau:

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm gia hạn đề nghị của Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm gia hạn đề nghị của Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Phúc kiểm lâm sản, Trạm trưởng Trạm Phúc kiểm lâm sản trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện gia hạn đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh gia hạn đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gia hạn đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm.

Thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa không quá 60 ngày. Quá thời hạn trên thì người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt nhưng vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

4. Trường hợp biện pháp xử phạt bổ sung (tước các loại giấy phép như: Giấy phép lái xe, Giấy phép sử dụng súng săn, thu hồi đăng ký kinh doanh...) thuộc thẩm quyền của cơ quan khác, thì trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày quyết định xử phạt), người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền bản sao y biên bản vi phạm, quyết định xử phạt vi phạm hành chính cùng bản chính các loại giấy phép trên kèm theo văn bản đề nghị để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và giấy tờ kèm theo, cơ quan có thẩm quyền tước hoặc thu hồi các giấy phép trên phải ra quyết định xử lý và thông báo cho cơ quan chuyển giao hồ sơ, cơ quan cấp các loại giấy phép đó biết.

Điều 31. Thu, nộp tiền phạt:

Người vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

Trường hợp phạt tiền theo thủ tục đơn giản, ở nơi xa xôi hẻo lánh, người vi phạm có thể nộp tiền phạt cho người ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, người thu tiền phạt phải nộp vào quỹ của đơn vị mình để nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 32. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính:

Nguyên tắc xử lý tịch thu lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm như sau:

1. Đối với lâm sản:

a. Tịch thu toàn bộ lâm sản khai thác, mua bán, cất giữ, vận chuyển không có chứng từ chứng ninh nguồn gốc khai thác, mua, bán hợp pháp.

b. Tịch thu những khúc gỗ có kích thước, khối lượng vượt quá tỷ lệ sai số cho phép theo quy định, sai chủng loại so với chứng từ.

c. Tịch thu động vật hoang dã không có nguồn gốc săn bắt, mua bán, vận chuyển hợp pháp, hoặc có chứng từ săn bắt, mua bán, vận chuyển hợp pháp nhưng do người có thẩm quyền đã cấp trái với quy định của pháp luật.

2. Không tịch thu phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép, mà trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp sau khi tạm giữ đến 90 ngày khi vi phạm thuộc một trong những trường hợp sau:

a. Phương tiện vận chuyển lâm sản bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép.

b. Người vi phạm hoặc chủ phương tiện có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ và mới vi phạm lần đầu, khối lượng, giá trị lâm sản vi phạm không vượt quá hai lần mức thấp nhất của khối lượng, giá trị lâm sản quy định tại mục g, khoản 3 của Điều này.

3. Ngoài khoản 2 của Điều này, phương tiện sử dụng để vận chuyển trái phép lâm sản bị tịch thu khi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Vi phạm có tổ chức.

b. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

c. Người điều khiển phương tiện chống người thi hành công vụ.

d. Làm xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, đeo biển số giả hoặc cải hoán xe con để vận chuyển trái phép lâm sản.

đ. Chủ phương tiện đồng thời là người điều khiển phương tiện hoặc là chủ hàng khi vận chuyển một trong các loại lâm sản quy định tại mục g khoản 3 của Điều này.

e. Chủ phương tiện hợp đồng, cho phép người khác điều khiển phương tiện, đã vận chuyển trái phép một trong các loại lâm sản quy định tại mục g khoản 3 của Điều này.

g. Phương tiện sử dụng vận chuyển lâm sản trái phép (quy định tại các mục c, d, đ khoản 3 của Điều này) bị xử lý tịch thu khi khối lượng, giá trị lâm sản là tang vật vi phạm hành chính được xác định các mức sau:

Thực vật động vật hoang dã quý hiếm nhóm IA, IB có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên (trường hợp chuyển lại hồ sơ đã khởi tố để xử lý hành chính).

Gỗ quý hiếm nhóm IIA từ 0,3m3 trở lên hoặc lâm sản khác loại quý hiếm có giá trị từ 1.500.000 đồng trở lên.

Gỗ thông thường nhóm I đến nhóm III từ 0,5m3 trở lên hoặc gỗ thông thường nhóm IV đến nhóm VIII từ 1m3 trở lên hoặc lâm sản khác có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.

Động vật hoang dã quý hiếm nhóm IIB có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên, hoặc động vật hoang dã thông thường có giá trị từ 1.500.000 đồng trở lên.

4. Chủ rừng (lâm trường quốc doanh, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) khi phát hiện bắt quả tang người vi phạm gây thiệt hại đến rừng do mình quản lý thì được tạm giữ lâm sản, phương tiện vi phạm và dẫn giải người vi phạm đến cơ quan Kiểm lâm gần nơi xảy ra vi phạm hoặc đến Uỷ ban nhân dân xã nơi xảy ra vi phạm để lập biên bản, xử lý.

Sau khi xử lý vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền trả lại lâm sản cho chủ rừng trong các trường hợp sau đây:

a. Chủ rừng bắt quả tang người chặt phá, khai thác trái phép lâm sản trên diện tích rừng do mình quản lý.

b. Chủ rừng không bắt được quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng minh lâm sản thuộc rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng, chăm sóc bảo vệ.

Trường hợp tang vật vi phạm hành chính là gỗ rừng tự nhiên, chủ rừng không bắt được người vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt không trả lại lâm sản cho chủ rừng mà quyết định thu hồi số lâm sản tang vật, sung vào công quỹ nhà nước theo quy định hiện hành.

Điều 33. Việc thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng theo quy định tại các Điều 64, 65, 66, 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 34. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

1. Đối với tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật hoang dã bị yếu, bị thương không thuộc nhóm IB, hoặc lâm sản khác còn tươi không thuộc nhóm IA, thì người có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 22 và Điều 23 của Nghị định này tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay theo giá quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tiền thu được gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó tang vật đó bị tịch thu theo quyết định của người có thẩm quyền, thì sau khi trừ chi phí theo quy định của pháp luật, số tiền còn lại nộp ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp.

2. Đối với lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, cơ quan kiểm lâm có trách nhiệm bảo quản, không để mất mát, hư hỏng và xử lý như sau:

a. Đối với động vật hoang dã bị thương, yếu có khả năng phục hồi thì giao trung tâm cứu hộ để chăm sóc phục hồi trước khi thả về môi trường thiên nhiên; đối với động vật hoang dã khoẻ mạnh thì tổ chức thả về môi trường thiên nhiên phù hợp sinh thái của loài.

Đối với tang vật là động vật hoang dã quý hiếm nhóm IB, IIB bị thương, yếu, không có khả năng phục hồi để thả về môi trường thiên nhiên, hoặc tang vật là các sản phẩm của chúng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định biện pháp xử lý.

b. Trường hợp loài động vật hoang dã có khả năng gây nuôi sinh sản hoặc động vật hoang dã không thuộc loại quý hiếm mà chi phí tổ chức thả về môi trường thiên nhiên lớn thì tổ chức bán theo quy định của Uy ban nhân dân tỉnh.

c. Đối với các phương tiện chất lượng kém, quá thời hạn sử dụng, người có thẩm quyền xử phạt phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập biên bản để bán phế liệu hoặc tiêu huỷ.

d. Đối với tang vật, phương tiện không quy định tại khoản 1 hoặc các mục a, b, c khoản 2 của Điều này, tổ chức bán đấu giá trong vòng một tháng và theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền thu từ bán tang vật, phương tiện, xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải tổ chức tiêu huỷ hoặc thả về môi trường thiên nhiên mà tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính và bán tang vật, phương tiện tịch thu không đủ chi phí thì được trích thêm từ quỹ chống chặt phá rừng và vận chuyển kinh doanh lâm sản trái phép.

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm không xử lý tịch thu, chủ lâm sản hoặc phương tiện phải thanh toán chi phí lưu kho, bến bãi, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Chương V

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 35. Khiếu nại, tố cáo:

1. Giải quyết khiếu nại.

Người bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, nếu không đồng ý với quyết định đó, thì có quyền khiếu nại với người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sau khi nhận được đơn khiếu nại, có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại biết về việc giữ nguyên quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc thay đổi quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình.

Trường hợp người khiếu nại vẫn không đồng ý quyết định giải quyết của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì có quyền gửi đơn khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc khởi kiện ra Toà Hành chính.

Quy định như sau:

a. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Phúc kiểm lâm sản, Trạm trưởng Trạm Phúc kiểm lâm sản (trực thuộc Chi cục Kiểm lâm), Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm ở vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên giải quyết khiếu nại về quyết định xử phạt hành chính, hành vi hành chính của mình, của nhân viên kiểm lâm, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm và Trạm trưởng Trạm Phúc kiểm lâm sản do mình quản lý.

b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt hành chính, hành vi hành chính của mình.

c. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt hành chính, hành vi hành chính của mình và khiếu nại tiếp theo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã đã giải quyết nhưng còn khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại phải gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

d. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt hành chính, hành vi hành chính của mình, của kiểm lâm viên do mình quản lý trực tiếp và khiếu nại tiếp theo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Phúc kiểm lâm sản, Trạm trưởng Trạm Phúc kiểm lâm sản (trực thuộc Chi cục Kiểm lâm), Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm ở vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

đ. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hành vi hành chính của mình và khiếu nại tiếp theo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm đã giải quyết nhưng còn khiếu nại; trường hợp giải quyết khiếu nại lần tiếp theo là quyết định giải quyết cuối cùng.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Nếu là quyết định giải quyết lần đầu thì gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nếu là quyết định giải quyết lần cuối cùng thì gửi Tổng Thanh tra Nhà nước.

e. Cục trưởng Cục Kiểm lâm giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hành vi hành chính của mình và kiểm lâm viên do mình quản lý trực tiếp.

g. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu, của Cục trưởng Cục Kiểm lâm đã giải quyết nhưng còn khiếu nại; đây là quyết định giải quyết cuối cùng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và Tổng Thanh tra Nhà nước.

Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

2. Giải quyết tố cáo.

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Nghị định này có trách nhiệm giải quyết đơn tố cáo về tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ở địa phương mình quản lý.

- Đơn tố cáo về cán bộ, công chức Nhà nước thuộc cấp nà quản lý thì cấp đó giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 36. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, tang vật, phương tiện vi phạm, làm cản trở sản xuất, lưu thông hàng hoá lâm sản, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Nghị định này thay thế Nghị định số 77/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và Nghị định số 17/2002/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 77/CP.

Điều 38. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì hướng dẫn để thực hiện thống nhất theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 39. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.