• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 15/11/2010
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 31/2010/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2010

THÔNG TƯ

Công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng và

khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng

________________________________

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3427/BTNMT-KH ngày 25/8/2010 và ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 2046/BKHCN-TĐC ngày 25/8/2010 về việc góp ý danh mục hàng hóa được chuyển tải tại vùng nước cảng biển Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh;

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tại Công văn số 2905/UBND-CN ngày 24 tháng 5 năm 2010 và ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại Công văn số 1911/UBND-GT2 ngày 18 tháng 5 năm 2010;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng như sau:

Điều 1. Công bố Vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng

1. Vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng bao gồm:

a) Vùng nước trước các cầu cảng, bến cảng của cảng biển Hải Phòng: Công ty CP Luyện thép Sông Đà, Lê Quốc, Vật Cách, Nam Ninh, Duy Linh, Công ty CP Vận tải và cung ứng xăng dầu, Công ty CP CNTT và XD Hồng Bàng, Lilama Hải Phòng, Khí hóa lỏng Thăng Long, Công ty CP hóa dầu Quân đội, Công ty CP Sông Đà 12, Thượng Lý, Tổng công ty CNTT Bạch Đằng, Hải Phòng, Cá Hạ Long, Cơ khí Hạ long, Gas Đài Hải, Cửa Cấm, Thủy Sản II, Công ty CP cảng Nam Hải, Đoạn Xá, Transvina, Hải Đăng, Container Việt Nam, Container Chùa Vẽ, Total Gas Hải Phòng, Đông Hải, Thiết bị vật tư Chùa Vẽ, K99, Công ty 128, Biên Phòng, Cảnh sát biển, Xăng dầu Petec Hải Phòng, Công ty 189, Xăng dầu Đình Vũ (19-9), PTSC Đình Vũ, Đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ, Tổng hợp Đình Vũ, Liên doanh phát triển Đình Vũ, DAP Đình Vũ, Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines - Đông Đô, Tổng Công ty CNTT Nam Triệu, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng, Caltex, Tổng công ty CNTT Phà Rừng;

b) Vùng nước của luồng cảng biển, luồng nhánh cảng biển, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão thuộc cảng biển quy định tại điểm a khoản này.

2. Vùng nước trước cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão khác được công bố theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Phạm vi vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng

Phạm vi vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:

1. Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm có tọa độ sau đây:

HP1: 20049’15”N, 106048’40”E;

HP2: 20037’20”N, 106048’40”E;

HP3: 20040’03”N, 107007’06”E;

HP4: 20046’25”N, 107007’06”E (mép phía Tây hòn Tùng Rượu Con);

HP5: 20047’01”N, 107006’51”E (mép phía Tây hòn Giăng Võng);

HP6: 20047’01”N, 107006’11”E;

HP7: 20046’03”N, 107006’11”E;

HP8: 20042’44”N, 107005’19”E (cồn Bê);

HP9: 20041’48”N, 107004’06”E (mép phía Đông hòn Đuôi Buồm Đông);

HP10: 20042’32”N, 107003’41”E (mép phía Tây hòn Guốc);

HP11: 20042’27”N, 107002’34”E (mép Tây Bắc hòn Hang Trống);

HP12: 20041’33”N, 107002’43”E (mép Đông hòn Nến);

HP13: 20042’27”N, 107001’11”E (mép Tây Nam hòn Rùa Núi);

HP14: 20047’42”N, 106055’11”E (mép Tây bãi Phù Long).

2. Ranh giới về phía đất liền được giới hạn như sau:

- Từ điểm HP14 chạy dọc theo bờ bên phải luồng Lạch Huyện nối bằng các đoạn thẳng tới các điểm HP15, HP16, HP17 và HP18, có tọa độ sau đây:

HP15: 20050’01”N, 106054’17”E;

HP16: 20050’01”N, 106053’59”E;

HP17: 20049’18”N, 106053’26”E;

HP18: 20049’17”N, 106052’40”E (mép bờ phải kênh Hà Nam phía Lạch Huyện).

- Từ điểm HP18 chạy dọc theo bờ phải kênh Hà Nam đến điểm HP19 có tọa độ: 20049’02”N, 106050’32”E (điểm cuối bờ phía bên phải kênh Hà Nam, tiếp giáp với sông Bạch Đằng).

- Từ điểm HP19 nối với điểm HP20 có tọa độ: 20049’12”N, 106050’25”E (điểm cuối bờ phía bên phải kênh Cái Tráp, tiếp giáp với sông Bạch Đằng).

- Trên sông Bạch Đằng: Từ điểm HP20 và điểm HP1 chạy dọc theo hai bờ sông Bạch Đằng đến vĩ tuyến 20056’46”N cắt ngang sông và từ vĩ tuyến này chạy dọc theo hai bờ sông Giá đến đường thẳng cắt ngang sông cách tim đập Minh Đức 200m về phía hạ lưu.

- Từ cửa kênh đào Đình Vũ chạy dọc hai bờ sông Cấm đến đường thẳng cắt ngang sông cách chân cầu Kiền 200m về phía hạ lưu.

Điều 3. Vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão

Vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, chuyển tải, tránh bão cho tàu thuyền vào cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng, được quy định cụ thể như sau:

1. Vùng đón trả hoa tiêu:

a) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng: là vùng nước được giới hạn bởi các vị trí có tọa độ như sau:

A1: 20040’07”N, 106059’58”E;

A2: 20040’07”N, 107000’11”E;

A3: 20039’02”N, 107000’11”E;

A4: 20039’02”N, 106059’58”E;

b) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng nhưng phải neo đậu chuyển tải, tránh bão tại vùng nước cảng biển Hòn Gai:

- Cho tàu thuyền khi thời tiết bình thường: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,4 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ:

20043’26”N, 107010’28”E.

- Cho tàu thuyền khi thời tiết xấu: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,25 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ:

20049’02”N, 107008’16”E.

- Cho tàu thuyền Việt Nam có trọng tải đến 5.000 DWT: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,4 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ:

20052’32”N, 107005’05”E.

c) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng nhưng phải neo đậu chuyển tải, tránh bão tại cảng biển Cẩm Phả:

- Cho tàu thuyền khi thời tiết bình thường: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,4 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ:

20043’26”N, 107010’29”E.

- Cho tàu thuyền khi thời tiết xấu: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,5 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ:

20049’14”N, 107017’11”E.

- Cho tàu thuyền Việt Nam có trọng tải đến 5.000 DWT: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,3 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ:

20057’44”N, 107020’29”E.

2. Vùng kiểm dịch:

a) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng:

- Cho tàu thuyền có trọng tải từ 3.000 DWT trở lên: là vùng nước được quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều này.

- Cho tàu thuyền có trọng tải dưới 3.000 DWT: là khu neo đậu trên sông Bạch Đằng quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

b) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng nhưng phải neo đậu chuyển tải, tránh bão tại vùng nước cảng biển Hòn Gai và vùng nước cảng biển Cẩm Phả: là vùng nước được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

3. Khu neo đậu, khu chuyển tải và khu tránh bão:

a) Khu vực tại Hòn Dáu: là vùng nước được giới hạn bởi nửa đường tròn về phía Nam có bán kính 02 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ:

20040’02” N, 106051’11” E.

b) Trên sông Bạch Đằng:

- Khu Bạch Đằng: cho tàu chở hàng khô có trọng tải đến 6.000 DWT, tại các vị trí từ BĐ1 đến BĐ18, có tọa độ sau đây:

BĐ1: 20051’06” N, 106045’48” E;

BĐ2: 20051’13” N, 106045’41” E;

BĐ3: 20051’21” N, 106045’36” E;

BĐ4: 20051’30” N, 106045’33” E;

BĐ5: 20051’38” N, 106045’29” E;

BĐ6: 20051’50” N, 106045’25” E;

BĐ7: 20052’00” N, 106045’19” E;

BĐ8: 20052’13” N, 106045’13” E;

BĐ9: 20052’28” N, 106045’10” E;

BĐ10: 20051’49” N, 106045’15” E;

BĐ11: 20051’59” N, 106045’11” E;

BĐ12: 20052’55” N, 106045’01” E;

BĐ13: 20053’05” N, 106045’02” E;

BĐ14: 20053’14” N, 106045’04” E;

BĐ15: 20053’23” N, 106045’09” E;

BĐ16: 20053’31” N, 106045’14” E;

BĐ17: 20053’39” N, 106045’20” E;

BĐ18: 20053’47” N, 106045’25” E.

Riêng đối với các vị trí BĐ7, BĐ8, BĐ9, BĐ10 được bố trí cho tàu chở dầu, chở hàng nguy hiểm có trọng tải đến 3.000 DWT neo đậu, chuyển tải nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

- Khu bến phao chuyển tải Bạch Đằng: cho tàu chở hàng khô có trọng tải đến 7.000 DWT, tại các vị trí PĐ1, PĐ2 và PĐ3, có tọa độ sau đây:

PĐ1: 20051’17” N, 106045’30” E;

PĐ2: 20051’24” N, 106045’27” E;

PĐ3: 20051’32” N, 106045’24” E.

- Khu Ninh Tiếp: cho tàu có trọng tải đến 10.000 DWT, tại các vị trí từ NT1 đến NT6, có tọa độ sau đây:

NT1: 20047’52” N, 106050’35” E;

NT2: 20048’07” N, 106050’32” E;

NT3: 20047’40” N, 106050’39” E;

NT4: 20047’27” N, 106050’43” E;

NT5: 20047’15” N, 106050’48” E;

NT6: 20047’05” N, 106050’52” E.

- Khu bến phao chuyển tải Ninh Tiếp: cho tàu chở hàng khô có trọng tải đến 15.000 DWT, tại các vị trí PT1 và PT2, có tọa độ sau đây:

PT1: 20048’40” N, 106050’20” E;

PT2: 20048’31” N, 106050’23” E.

c) Trên sông Cấm:

- Khu Bến Lâm: cho tàu chở hàng khô có trọng tải đến 3.000 DWT, tại vùng nước khu vực bến Lâm.

- Khu Thượng Lý: cho tàu chở dầu, khí hóa lỏng, hóa chất có trọng tải đến 3.000 DWT chờ vào cầu cảng Thượng Lý, Công ty CP hóa dầu Quân đội, Thăng Long gas, tại vùng nước trước thủy điện cầu cảng Thượng Lý.

- Khu Vật Cách: cho tàu có trọng tải đến 3.000 DWT, tại vùng nước khu vực từ thượng lưu bến cảng Vật Cách đến cách chân cầu Kiền 200m về phía hạ lưu.

d) Trên sông Giá: cho tàu có trọng tải đến 1.500 DWT, tại vùng nước khu vực Phà Rừng (Minh Đức).

đ) Trên luồng Lạch Huyện - Bến Gót:

- Khu Bến Gót: cho tàu có trọng tải đến 50.000 DWT, tại các vị trí từ BG3 đến BG9, có tọa độ sau đây:

BG3: 20049’12” N, 106054’00” E;

BG4: 20049’01” N, 106054’07” E;

BG5: 20048’38” N, 106054’21” E;

BG6: 20048’16” N, 106054’35” E;

BG7: 20048’03” N, 106054’43” E;

BG8: 20047’51” N, 106054’50” E;

BG9: 20047’39” N, 106054’58” E.

- Khu bến phao chuyển tải Bến Gót: cho tàu chở hàng khô có trọng tải 50.000 DWT tại vị trí PG1 và tàu có trọng tải 30.000 DWT tại vị trí PG2, có tọa độ sau đây:

PG1: 20049’51” N, 106053’56”E;

PG2: 20049’28” N, 106053’56”E.

e) Trên vịnh Lan Hạ: cho tàu có trọng tải đến 50.000 DWT, tại các vị trí LH1, LH2 và LH3, có tọa độ sau đây:

LH1: 20046’21” N, 107006’25”E;

LH2: 20046’47” N, 107006’26”E;

LH3: 20046’21” N, 107006’44”E.

g) Trên vịnh Cát Bà: cho tàu khách, tàu chở hàng thủy sản xuất nhập khẩu, tại vị trí CB1 có tọa độ: 20042’15” N, 107003’17”E.

4. Khu neo đậu chuyển tải, tránh bão tại vùng nước cảng biển Hòn Gai và vùng nước cảng biển Cẩm Phả thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh

a) Khu tránh bão: tại các vị trí HL2, HL3, HL4 và HL5, có tọa độ sau đây:

HL2: 20056’28” N, 107003’52”E;

HL3: 20056’38” N, 107003’50”E;

HL4: 20056’48” N, 107003’45”E;

HL5: 20057’00” N, 107003’42”E.

b) Khu neo đậu, chuyển tải, tránh bão để tàu thuyền chuyển tải một phần trước khi vào cảng biển Hải Phòng hoặc chuyển tải nhận thêm hàng sau khi đã nhận hàng một phần tại cảng biển Hải Phòng tại các vị trí HL11, HL12, và HL15 có tọa độ sau đây:

HL11: 20051’36” N, 107007’06”E;

HL12: 20051’42” N, 107006’36”E;

HL15: 20051’48” N, 107006’12”E.

Việc chuyển tải hàng hóa của tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng tại các vị trí quy định tại điểm này cho các loại hàng: thức ăn gia súc, phân bón, lương thực, thực phẩm, sắt thép hoặc kim loại ở dạng thỏi, quặng, phụ gia sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm phân bón, hàng đóng trong công-te-nơ, thiết bị máy móc và các loại hàng tương tự khác không phải là hàng hóa gây ô nhiễm, độc hại. Thời gian thực hiện cho đến khi cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) được vào sử dụng đủ điều kiện thay thế.

Các loại hàng hóa gây ô nhiễm, độc hại phải chuyển tải tại khu vực Hòn Nét thuộc vùng nước cảng biển Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh tại vị trí CO3 có tọa độ: 20057’46” N, 107020’06”E và tại cảng Cái Lân, Quảng Ninh.

Điều 4. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng và các đơn vị liên quan

1. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng có trách nhiệm:

a) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đối với hoạt động hàng hải trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng.

b) Căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước và trọng tải của tàu thuyền, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh bão trong vùng nước theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

c) Chỉ cho phép các tàu chở dầu, hàng nguy hiểm và hàng gây ô nhiễm, độc hại được neo đậu, chuyển tải tại các vị trí theo quy định của Thông tư này sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

d) Yêu cầu tàu thuyền vào chuyển tải hàng hóa tại các vị trí HL11, HL12, HL15 quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 của Thông tư này phải tuân thủ việc xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa theo đúng các quy định của pháp luật về môi trường, vận tải biển và các Công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm không gây rò rỉ, thất thoát, phát tán hàng hóa ra môi trường biển thuộc vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

2. Trách nhiệm phối hợp quản lý giữa Cảng vụ hàng hải Hải Phòng với Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh:

a) Cảng vụ hàng hải Hải Phòng:

- Thông báo cho Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh biết tên, quốc tịch, các thông số kỹ thuật chính và những thông tin cần thiết khác của tàu thuyền có nhu cầu vào neo đậu, chuyển tải, tránh bão chậm nhất 04 giờ trước khi tàu thuyển đến ranh giới vùng nước cảng biển Hòn Gai hoặc vùng nước cảng biển Cẩm Phả;

- Xác báo cho Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh biết việc điều động tàu thuyền rời vị trí neo đậu, chuyển tải, tránh bão chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền rời vị trí vùng nước cảng biển Hòn Gai hoặc vùng nước cảng biển Cẩm Phả;

- Thực hiện thủ tục cho tàu thuyền vào, rời các vị trí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này để neo đậu, chuyển tải, tránh bão.

b) Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh:

Căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước và trọng tải của tàu thuyền, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền neo đậu, chuyển tải, tránh bão đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển Hải Phòng nhưng phải neo đậu, chuyển tải, tránh bão tại vùng nước cảng biển Hòn Gai hoặc vùng nước cảng biển Cẩm Phả và thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải Hải Phòng.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng

Ngoài phạm vi vùng nước quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Thông tư này, Cảng vụ hàng hải Hải Phòng còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2010. Bãi bỏ Quyết định số 44/2007/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng và những quy định trước đây trái với Thông tư này.

2. Hệ tọa độ quy định trong Thông tư này được áp dụng theo Hệ tọa độ VN 2000 và được chuyển đổi thành các Hệ tọa độ tương ứng tại Phụ lục kèm theo.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Hải Phòng, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Hồ Nghĩa Dũng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.