• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 30/01/2014
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP
Số: 192/2013/TTLT-BTC-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

____________________

 

Căn cứ Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 3 năm 2012;

Căn cứ Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 4 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch quy định lập dự toán, qun lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đm cho công tác hợp nht văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phm vi điều chnh

Thông tư này quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là hợp nhất văn bản) và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là pháp điển) do các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan có thẩm quyền hợp nhất văn bản theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.

2. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện pháp điển theo quy định tại Điều 4 Pháp Lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí

1. Kinh phí bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản và pháp điển do ngân sách Trung ương bảo đảm.

2. Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản và pháp điển phải đúng mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định của pháp luật về các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

3. Ngoài kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, các cơ quan được huy động và sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành để thực hiện công tác hợp nhất văn bản và pháp điển.

Chương II

NỘI DUNG, MỨC CHI VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ KINH PHÍ HỢP NHẤT VĂN BẢN

Điều 4. Nội dung chi cho công tác hợp nhất văn bản

1. Thực hiện hợp nhất văn bản: Soạn thảo văn bản hợp nhất, lấy ý kiến, kiểm tra kết quả hợp nhất.

2. Tổ chức họp, hội thảo phục vụ trực tiếp cho các hoạt động hợp nhất văn bản (nếu có).

3. In ấn, sao chụp tài liệu và các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp các hoạt động hợp nhất văn bản.

4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hợp nhất.

Điều 5. Định mức chi cho các nội dung trong hoạt động hợp nhất văn bản

1. Mức chi soạn thảo văn bản hợp nhất theo văn bản sửa đổi, bổ sung (tính theo số lượng điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ).

a) Văn bản dưới 20 nội dung sửa đổi, bổ sung: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/văn bản hợp nhất;

b) Văn bản có từ 20 nội dung sửa đổi, bổ sung trở lên: mức chi tối đa 1.500.000 đồng/văn bản hợp nhất.

2. Mức chi soạn thảo văn bản góp ý, báo cáo kiểm tra hợp nhất văn bản (nếu có).

a) Văn bản góp ý: mức chi tối đa 300.000 đồng/văn bản;

b) Báo cáo kiểm tra trước khi trình ký xác thực: mức chi tối đa 500.000 đồng/báo cáo.

3. Chi để tổ chức các cuộc họp, hội thảo phục vụ trực tiếp cho các hoạt động hợp nhất văn bản thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 2/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

4. Chi tập huấn bồi dưỡng kỹ năng hợp nhất văn bản thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.

5. Các khoản chi khác (in ấn, sao chụp tài liệu và các khoản chi khác): Chi theo quy định hiện hành bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp.

Điều 6. Định mức phân bổ kinh phí cho công tác hợp nhất văn bản

1. Định mức phân bổ kinh phí chi công tác hợp nhất văn bản để chi cho các nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này (không bao gồm chi tập huấn bồi dưỡng kỹ năng hợp nhất tại khoản 4 Điều 5): Tối đa là 5.000.000 đồng/văn bản. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ căn cứ mức chi tối đa và tính chất phức tạp của văn bản hợp nhất quyết định mức phân bổ cụ thể kinh phí cho từng văn bản.

2. Ngoài định mức phân bổ kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào khả năng ngân sách, thủ trưởng cơ quan thực hiện hợp nhất văn bản chủ động bố trí một khoản kinh phí trong dự toán chi thường xuyên được giao để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình hợp nhất văn bản.

Chương III

NỘI DUNG, MỨC CHI VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ KINH PHÍ PHÁP ĐIỂN

Điều 7. Nội dung chi cho hoạt động pháp điển

1. Xây dựng cấu trúc chủ đề, đề mục của Bộ pháp điển; thực hiện pháp điển theo chủ đề (sắp xếp các đề mục theo cấu trúc chủ đề, thực hiện chỉ dẫn nội dung có liên quan theo cấu trúc của Bộ pháp điển).

2. Thực hiện pháp điển theo đề mục theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

3. Chi rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho các hoạt động pháp điển.

4. Tổ chức họp, hội thảo, tọa đàm phục vụ trực tiếp cho các hoạt động pháp điển (nếu có).

5. Góp ý, thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục; tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, thẩm định; kiểm tra kết quả pháp điển theo đề mục; báo cáo đề xuất, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn được phát hiện trong quá trình pháp điển.

6. Chỉnh lý hoàn thiện báo cáo, thuyết minh, tờ trình và kết quả pháp điển theo đề mục.

7. Tổ chức thông qua chủ đề pháp điển, công bố kết quả pháp điển.

8. Thù lao cộng tác viên là các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về công tác pháp điển.

9. In ấn, sao chụp tài liệu và các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp các hoạt động pháp điển (nếu có).

10. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp điển.

11. Chi xây dựng phần mềm tin học thực hiện pháp điển, xây dựng trang thông tin điện tử pháp điển; cập nhật, duy trì Bộ pháp điển trên trang thông tin điện tử pháp điển.

12. Đối với việc cập nhật quy phạm pháp luật mới vào Bộ pháp điển: Thực hiện các nội dung chi từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này. Đối với việc cập nhập quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung vào Bộ pháp điển: Thực hiện các nội dung chi tại khoản 2, 4, 5, 9 Điều này.

Điều 8. Định mức chi cho các nội dung trong các hoạt động pháp điển

1. Mức chi xây dựng cấu trúc chủ đề, đề mục:

a) Xây dựng cấu trúc chủ đề: mức chi tối đa 2.000.000 đồng/chủ đề;

b) Xây dựng cấu trúc đề mục: mức chi tối đa 1.500.000 đồng/đề mục.

2. Chi để tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động pháp điển văn bản, tổ chức thông qua chủ đề pháp điển, công bố kết quả pháp điển thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 2/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

3. Mức chi thực hiện pháp điển theo đề mục:

a) Đề mục có dưới 100 điều: mức chi tối đa 2.000.000 đồng/đề mục;

b) Đề mục có từ 100 điều đến dưới 150 điều: mức chi tối đa 3.000.000 đồng/đề mục;

c) Đề mục có từ 150 điều đến dưới 200 điều: mức chi tối đa 4.000.000 đồng/đề mục;

d) Đề mục có từ trên 200 điều trở lên: mức chi tối đa 5.000.000 đồng/đề mục;

4. Mức chi soạn thảo các loại báo cáo trong quá trình thực hiện pháp điển:

a) Báo cáo góp ý kết quả pháp điển theo đề mục: mức chi tối đa 500.000 đồng/văn bản;

b) Báo cáo thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo;

c) Báo cáo tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, thẩm định: mức chi tối đa 1.500.000 đồng/báo cáo;

d) Báo cáo kiểm tra kết quả pháp điển theo đề mục: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo;

đ) Báo cáo đề xuất, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn được phát hiện trong quá trình pháp điển: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo.

5. Mức chi thực hiện pháp điển theo chủ đề (sắp xếp các đề mục theo cấu trúc chủ đề, thực hiện chỉ dẫn nội dung có liên quan theo cấu trúc của Bộ pháp điển); mức chi tối đa 2.000.000 đồng/chủ đề;

6. Mức chi chỉnh lý hoàn thiện các loại văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động pháp điển:

a) Báo cáo, thuyết minh, tờ trình kết quả pháp điển: mức chi tối đa 500.000 đồng/lần chỉnh lý;

b) Chỉnh lý kết quả pháp điển theo đề mục: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/lần chỉnh lý.

7. Chi thù lao cộng tác viên là các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về công tác pháp điển thực hiện theo mức chi lấy ý kiến chuyên gia quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

8. Chi rà soát, hệ thống hóa văn bản thực hiện theo Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

9. Chi lập hệ cơ sở dữ liệu, duy trì cơ sở dữ liệu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

10. Chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp điển thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.

11. Các khoản chi khác (in ấn, sao chụp tài liệu và các khoản chi khác): Chi theo quy định hiện hành bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp.

Điều 9. Định mức phân bổ kinh phí cho công tác pháp điển

1. Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho hoạt động xây dựng Bộ pháp điển theo đề mục để chi thực hiện các nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư này (không bao gồm các nội dung chi tại khoản 10, khoản 11 Điều 7): Mức phân bổ kinh phí 15.000.000 đồng/đề mục; đối với các đề mục phức tạp, nhiều nội dung cập nhật 30.000.000 đồng/đề mục. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ căn cứ mức chi tối đa và tính chất phức tạp của đề mục quyết định mức phân bổ cụ thể kinh phí cho từng đề mục.

2. Định mức phân bổ kinh phí trong việc cập nhật quy phạm pháp luật mới, quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung theo văn bản mới hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung vào Bộ pháp điển và được thực hiện như sau:

a) Đối với cập nhật quy phạm pháp luật mới theo các văn bản mới thực hiện theo định mức phân bổ tại khoản 1 Điều này;

b) Đối với cập nhật quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung theo văn bản sửa đổi, bổ sung: Mức tối đa 5.000.000 đồng/đề mục.

3. Ngoài định mức phân bổ kinh phí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; căn cứ vào khả năng ngân sách, thủ trưởng cơ quan thực hiện pháp điển chủ động bố trí một khoản kinh phí trong dự toán chi thường xuyên được giao để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình pháp điển.

Chương IV

LẬP, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẢO ĐẢM

CHO CÔNG TÁC HỢP NHẤT VĂN BẢN VÀ PHÁP ĐIỂN

Điều 10. Lập dự toán, quản lý kinh phí bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản và pháp điển

1. Hàng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình; các nội dung chi và các định mức chi quy định tại Thông tư này, các cơ quan lập dự toán chi tiết kinh phí bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản và pháp điển, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm gửi Bộ Tài chính thẩm định và tổng hợp trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Kinh phí bảo đảm cho công tác pháp điển và hợp nhất văn bản được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

3. Kinh phí thực hiện công tác hợp nhất văn bản và pháp điển năm 2014 các cơ quan, đơn vị chủ động sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện.

Điều 11. Sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản và pháp điển

1. Việc sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản và pháp điển phải có đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định Luật Kế toán, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kế toán.

2. Kinh phí bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản và pháp điển được chi cho nội dung nào thì hạch toán vào mục chi tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 1 năm 2014.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Điều 5, Điều 8 Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản mới.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng Bộ Tài chính

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tư pháp
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Thị Minh

Lê Thành Long

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.