• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 05/11/2009
THANH TRA CHÍNH PHỦ
Số: 2708/QĐ-TTCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn Quốc, ngày 5 tháng 11 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Thanh tra Chính phủ

____________________

TỔNG THANH TRA

Căn cứ Luật thanh tra năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20/5/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên bộ Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng và Chủ tịch Công đoàn cơ quan Thanh tra Chính phủ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điểu 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Thanh tra Chính phủ”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 497/QĐ-TTCP ngày 31/3/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công và Quyết định số 654/QĐ-TTCP ngày 03/4/2009 của Tổng Thanh tra về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công ban hành kèm theo Quyết định số 497/QĐ-TTCP ngày 31/3/2008 của Tổng Thanh tra.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Thủ trưởng, các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của cơ quan Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TỔNG THANH TRA

(Đã ký)

 

Trần Văn Truyền

QUY CHẾ

Chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Thanh tra Chính phủ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2708 ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Tổng Thanh tra)

_________________

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, nội dung các khoản chi: Chế độ công tác phí, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam; chi hội nghị; chi đào tạo, bồi dưỡng, chi vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, tuyên truyền, dịch vụ công cộng… và quy định về quản lý, sử dụng tài sản công.

Quy chế này áp dụng thống nhất trong quản lý, chi tiêu từ nguồn kinh phí quản lý hành chính được ngân sách nhà nước giao và quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Thanh tra Chính phủ.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ căn cứ vào chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước và tình hình hoạt động của đơn vị để xây dựng quy chế cho đơn vị mình.

Điều 2. Mục đích thực hiện quy chế

1. Tạo điều kiện để cơ quan chủ động trong quản lý và sử dụng kinh phí quản lý hành chính được nhà nước giao, thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện phù hợp với hoạt động của cơ quan và góp phần nâng cao thu nhập chính đáng cho cán bộ, công chức.

2. Đảm bảo cho việc sử dụng tàì sản công đúng mục đích, hiệu quả.

3. Thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách.

Điều 3: Nguyên tắc xây dựng quy chế

1. Quy chế xây dựng trên cơ sở các quy định chi tiêu hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và phù hợp với hoạt động của cơ quan.

2. Tạo điều kiện để cơ quan và cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

3. Những nội dung không quy định trong Quy chế này thì thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành của Nhà nước..

Chương II

CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ, CHI HỘI NGHỊ, ĐÀO TẠO, CHI CÁC ĐOÀN ĐI CÔNG TÁC NƯỚC NGOÀI VÀ ĐÓN CÁC ĐOÀN KHÁCH NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Điều 4. Quy định về thanh toán chế độ công tác phí

Chế độ công tác phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời căn cứ vào đặc điểm hoạt động của cơ quan, quy định cụ thể một số nội dung sau:

1. Thanh toán tiền tàu, xe đi công tác

1.1. Trường hợp đi công tác bằng máy bay:

a. Đối tượng được sử dụng phương tiện máy bay bao gồm:

- Cán bộ lãnh đạo từ cấp Vụ và tương đương trở lên;

- Cán bộ, công chức có mức lương từ hệ số 6,1 trở lên (khi Nhà nước có thay đổi hệ số lương thì căn cứ vào hướng dẫn để xác định lại);

- Cán bộ, công chức không thuộc các đối tượng trên nhưng do yêu cầu nhiệm vụ phải đi giải quyết công việc gấp thì Tổng Thanh tra hoặc phó Tổng Thanh tra phụ trách sẽ xem xét, giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.

b. Quy định về tiêu chuẩn vé máy bay đi công tác trong nước:

- Tổng Thanh tra và các Phó Tổng thanh tra được đi hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class);

- Các đối tượng còn lại đi hạng ghế thường.

c. Người đi công tác không đủ tiêu chuẩn thanh toán tiền vé máy bay theo quy định của Quy chế này, nếu đi bằng phương tiện máy bay thì được thanh toán theo mức giá cước ôtô, tàu thủy, tàu hỏa (giường nằm) thông thường tại thời điểm đi công tác.

Chậm nhất là 04 ngày, trước ngày xuất phát (trừ trường hợp đi công tác theo lệnh đột xuất), người đi công tác phải gửi Văn phòng (phòng Quản trị) giấy đề nghị mua máy bay (ghi rõ nội dung đi công tác, ngày, giờ xuất phát và địa điểm đến công tác) do đơn vị Thủ trưởng đơn vị cử đi công tác hoặc trưởng đoàn công tác ký, kèm theo quyết định hoặc giấy cử cán bộ đi công tác và giấy đề nghị mua vé máy bay, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, thực hiện mua vé máy bay phục vụ cán bộ đi công tác.

Khi nhận vé máy bay, người nhận phải ký nhận với phòng Quản trị, tiền mua vé sẽ ghi nợ người nhận. Kết thúc chuyến công tác (trong phạm vi 07 ngày) người đi công tác phải làm thủ tục thanh quyết toán chi phí của chuyến đi công tác với phòng Tài vụ, để được quyết toán vé máy bay người đi công tác phải nộp lại thẻ lên máy bay.

1.2. Trường hợp đi công tác bằng các phương tiện giao thông công cộng:

Người đi công tác được thanh toán tiền tàu, xe bao gồm: Vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ quan đến nơi công tác và ngược lại, cước qua phà, đò ngang cho bản thân và phương tiện của người đi công tác, phí sử dụng đường bộ và cước vận chuyển tài liệu phục vụ cho chuyến công tác mà người đi công tác đã trực tiếp chi trả (giá vé không bao gồm giá các dịch vụ khác như: Thăm quan du lịch, tiền ăn, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu…)

1.3. Trường hợp cán bộ đi công tác tự túc phương tiện:

- Cán bộ đi công tác tự túc phương tiện được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước vận tải ô tô hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho số km thực đi; đối với đoạn đường thuộc vùng núi cao, hải đảo, biên giới có cùng độ dài đoạn đường thì được thanh toán tối đa gấp 2 lần giá cước vận tải ô tô hành khách công cộng thông thường tại địa phương nơi cán bộ được cử đi công tác.

Căn cứ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán kèm theo giấy đi đường do cơ quan cử cán bộ đi công tác cấp (giấy đi đường phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, đóng dấu cơ quan, có chữ ký, đóng dấu của cơ quan nơi cán bộ đến công tác để xác định ngày đến, ngày đi) và bảng kê độ dài quãng đường đi công tác có xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc trưởng đoàn công tác, tổ trưởng tổ công tác.

- Cán bộ có tiêu chuẩn đi công tác bằng máy bay, nếu tự túc phương tiện đưa đi, đón về thì được thanh toán với mức khoán cụ thể như sau:

+ Tuyến Hà Nội – Sân bay Nội Bài: 500.000đ/2 chiều (đi và về);

+ Tuyến sân bay Tân Sơn Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh:220.000đ/2 chiều;

+ Tuyến sân bay Cam Ranh – Thành phố Nha Trang: 500.000đ/2 chiều;

+ Tuyến sân bay Liên Khương – Thành phố Đà Lạt: 400.000đ/2 chiều;

+ Tuyến sân bay Phú Bài- Thành phố Huế: 200.000đ/2 chiều;

+ Mức khoán đối với các sân bay còn lại là 100.000đ/2 chiều;

Đoàn công tác từ 01 người đến 03 người được thanh toán một lần khoán tự túc phương tiện đưa đi, đón về; từ 04 người đến 06 người được thanh toán 2 lần khoán; từ 07 đến 10 người được thanh toán 03 lần khoán.

Trường hợp đi một chiều được thanh toán 50% mức khoán.

Mức khoán trên không áp dụng đối với trường hợp cán bộ tham gia đoàn công tác đã được bố trí xe đưa, đón chung cho đoàn.

2. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ:

- Cán bộ, công chức đi công tác trong nước được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo số tiền ghi trên hóa đơn nhưng mức thanh toán quy định tối đa như sau:

+ Tại thành phố Hồ Chí Minh (trường hợp cơ quan không bố trí được nơi nghỉ), tại thành phố Hà Nội và các Quận thuộc các thành phố: Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt, Huế: Mức tối đa là 300.000 đồng/phòng 2 người;

+ Tại các huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thành phố và các thị xã thuộc tỉnh: Mức tối đa là 260.000 đồng/ngày/phòng 02 người;

Tại các vùng còn lại: Mức tối đa là 200.000 đồng/ngày/phòng 02 người.

- Mức chi tiền thuê phòng nghỉ tối đa đối với Tổng Thanh tra là 400.000 đồng/ngày, Phó Tổng là 350.000 đồng/ngày.

Trường hợp đặc biệt (công tác ở thành phố du lịch mùa hè, mùa lễ hội…) giá thuê phòng thực tế cao hơn mức quy định thì Trưởng đoàn công tác báo cáo lãnh đạo Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định.

Trường hợp đi công tác ở vùng sâu vùng xa, huyện mới thành lập… không có nhà nghỉ, nhà khách (không có hóa đơn) thì được thanh toán theo mức khoán 70.000đ/ ngày/người, chứng từ thanh toán là giấy đi đường và giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc thủ trưởng cơ quan nơi đến công tác về việc không bố trí chỗ nghỉ cho cán bộ đến công tác.

Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ số người hoặc khác giới được thuê phòng riêng, mức thanh toán tiền thuê phòng được áp dụng như đối với phòng ở 2 người.

Căn cứ thanh toán là: Giấy đi đường và hóa đơn thuê phòng (trường hợp giá thuê phòng cao hơn quy định phải có tờ trình được Lãnh đạo phê duyệt).

3. Thanh toán phụ cấp công tác:

Phụ cấp công tác được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến ngày trở về cơ quan, bao gồm: Thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú, ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định. Phụ cấp công tác bao gồm phụ cấp tiền ăn tiền tiêu vặt, mức thanh toán như sau:

- Cán bộ, công chức được cơ quan cử đi công tác tại các tỉnh, thành phố ngoài địa phương nơi đóng trụ sở làm việc của cơ quan được hưởng phụ cấp 70.000 đồng/ngày/người.

- Cán bộ, công chức được cơ quan cử đi công tác tại các huyện ngoại thành phố nơi đóng trụ sở làm việc của cơ quan, được hưởng phụ cấp 40.000 đồng/người/ngày.

4. Thanh toán khoán công tác phí:

Áp dụng đối với cán bộ, công chức thường xuyên đi công tác lưu động, tự sử dụng phương tiện cá nhân trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư đi gửi công văn; kế toán đi giao dịch ở kho bạc, ngân hàng…) được thanh toán công tác phí với mức khoán 200.000 đồng/người/tháng.

5. Tạm ứng và thanh quyết toán công tác phí:

5.1. Điều kiện tạm ứng:

- Đối với trường hợp đi công tác theo đoàn thanh tra, khi tạm ứng phải có giấy đề nghị tạm ứng kèm theo quyết định thanh tra và kế hoạch thanh tra gửi phòng Tài vụ, mức tạm ứng sẽ là: 100% tiền vé tầu xe (trong trường hợp không dùng phương tiện của cơ quan) và tối đa 70% tiền lưu trú; không tạm ứng tiền thuê phòng nghỉ bằng tiền mặt, trừ trường hợp đoàn công tác ít người (1 đến 3 người), thời gian ngắn (không quá 10 ngày) sẽ được lãnh đạo Văn phòng phê duyệt tạm ứng tiền mặt tối đa là 80% tiền thuê phòng nghỉ.

- Đối với trường hợp đi công tác không theo đoàn, khi tạm ứng phải có giấy đề nghị tạm ứng và xuất trình giấy đi đường, mức tạm ứng sẽ là: 100% tiền vé tàu xe (trương trường hợp không dùng phương tiện của cơ quan), tối đa 70% tiền lưu trú, thời gian công tác không quá 15 ngày sẽ được Chánh Văn phòng duyệt tạm ứng tiền mặt tối đa là 80% tiền thuê phòng nghỉ, thời gian công tác trên 15 ngày cơ quan sẽ thanh toán bằng chuyền khoản.

5.2. Hồ sơ thanh toán:

Hồ sơ thanh toán công tác phí bao gồm: Giấy đi đường, thẻ lên máy bay, vé tàu, xe, hóa đơn dịch vụ (gửi bưu phẩm, phô tô tài liệu…) và hóa đơn thuê phòng nghỉ được ghi đầy đủ các yếu tố: Tên người thuê, số lượng người nghỉ, số hiệu phòng nghỉ, thời gian nghỉ, đơn giá phòng… Trường hợp đoàn công tác đông người, thuê nhiều phòng, hóa đơn không thể hiện hết nội dung thì phải có bảng kê được nơi nghỉ xác nhận về nội dung trên kèm theo hóa đơn, hợp đồng thuê phòng nghỉ và thanh lý hợp đồng thuê phòng nghỉ do Trưởng đoàn ký, quyết định cử cán bộ đi công tác (quyết định thanh tra), kế hoạch thanh tra.

5.3. Thời gian giải quyết tạm ứng, thanh toán:

Sau khi phòng Tài vụ nhận đủ hồ sơ đề nghị tạm ứng hoặc đề nghị thanh toán thì thời gian giải quyết cụ thể như sau:

- Đối với các khoản tạm ứng tối đa là 03 ngày làm việc;

- Đối với các khoản thanh toán tối đa là 05 ngày làm việc;

- Trường hợp đột xuất, đặc biệt thì Chánh Văn phòng xem xét, quyết định.

Điều 5. Chế độ chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài

Về chế độ: Thanh toán theo quy định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.

- Về thủ tục: Vụ Hợp tác Quốc tế có trách nhiệm gửi phòng Tài vụ các tài liệu liên quan đến việc tổ chức đoàn ra chậm nhất là 10 ngày trước ngày đoàn xuất phát, bao gồm: Quyết định của đoàn (2 bản chính), bản phô tô các tài liệu có liên quan (kế hoạch đoàn ra, công hàm, thư mời của đối tác, biên bản hợp tác…) và gửi phòng Quản trị giấy đề nghị mua vé máy bay cho đoàn.

Căn cứ vào hồ sơ tài liệu do Vụ Hợp tác quốc tế cung tấp và các quy định hiện hành của nhà nước về chế độ chi tiêu phục vụ đoàn ra, phòng Tài vụ lập dự toán kinh phí, trình lãnh đạo Văn phòng ký để đề nghị Kho bạc nhà nước duyệt tạm ứng kinh phí cho đoàn.

Đối với đoàn ra do lãnh đạo Thanh tra Chính phủ làm trưởng đoàn hoặc các đoàn đi thăm và làm việc theo chương trình kế hoạch hợp tác hàng năm cần thiết phải tặng quà: Vụ Hợp tác quốc tế căn cứ vào chương trình làm việc của đoàn lập kế hoạch dự toán kinh phí mua tặng phẩm trình lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phê duyệt trên tinh thần tiết kiệm, mức chi tặng phẩm tối đa của đoàn không vượt quá mức chi tặng phẩm theo đúng kế hoạch và dự toán kinh phí đã được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phê duyệt.

Kết thúc chuyến công tác về nước, trong phạm vi 7 ngày làm việc, Đoàn công tác phải lập Bảng tổng hợp chi phí kèm theo toàn bộ hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc thanh toán (hóa đơn thuê phòng nghỉ, thẻ lên máy bay, bảng phô tô hộ chiếu…) gửi về phòng Tài vụ để làm thủ tục thanh quyết toán cho đoàn và thanh quyết toán với Kho bạc nhà nước.

Điều 6. Chế độ chi đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam

- Về chế độ: Thực hiện theo quy định tại các Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước; Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính về việc Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính.

Về thủ tục: Căn cứ vào chương trình, kế hoạch đón đoàn đã được Tổng Thanh tra phê duyệt và các quy định hiện hành về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế (hoặc đơn vị được giao chủ trì) phối hợp với Văn phòng (phòng Tài liệu và phòng Quản trị) lập dự toán kinh phí theo chế độ quy định, trình Tổng Thanh tra phê duyệt để thực hiện.

Vụ Hợp tác quốc tế (hoặc đơn vị chủ trì) và Văn phòng (phòng Quản trị) tổ chức thực hiện đón đoàn theo kế hoạch đã được Tổng Thanh tra phê duyệt.

Điều 7. Chế độ chi hội nghị, hội thảo và đào tạo, bồi dưỡng

Chế độ hội nghị, hội thảo và đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại các Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn quản lý sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính về quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào Việt Nam làm việc, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước; và các quy định hiện hành khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 8. Chế độ chi tiếp khách trong nước

Thực hiện theo quy định tại điểm 1, 2 Mục III Phần II Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 và Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính.

Việc tiếp khách đến làm việc tại cơ quan phải thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng cụ thể, Văn phòng bố trí để lãnh đạo Thanh tra Chính phủ hoặc người được ủy quyền tiếp khách.

- Nước uống: Khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị, được chi tiền nước uống tối đa không quá 10.000đồng/người/ngày.

- Mời cơm: Cơ quan không tổ chức chiêu đãi, trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho phép mời cơm tiếp khách, cụ thể: Lãnh đạo các tỉnh, Chánh thanh tra các tỉnh đến làm việc, cán bộ Lão thành Cách mạng, khách đến từ vùng dân tộc ít người và những trường hợp khác do lãnh đạo Thanh tra Chính phủ quyết định.

Chương III

CHẾ ĐỘ CHI VẬT TƯ VĂN PHÒNG, THÔNG TIN LIÊN LẠC, TUYÊN TRUYỀN, DỊCH VỤ CÔNG CỘNG VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG XE Ô TÔ

Điều 9. Quản lý, sử dụng văn phòng phẩm và dụng cụ văn phòng:

I. Chế độ văn phòng phẩm:

1. Khoán kinh phí trực tiếp cho cá nhân sử dụng.

- Khoán kinh phí văn phòng phẩm cho cán bộ, công chức trực tiếp sử dụng, bao gồm: bút viết, bút chì, bút xóa, dao, kéo, thước kẻ, hồ dán, băng dính, sổ công tác, giấy giao việc… mức khoán cụ thể như sau:

+ Lãnh đạo cấp vụ và tương đương: 50.000 đồng/người/tháng;

+ Lãnh đạo cấp phòng và tương đương, thanh tra viên, chuyên viên, cán sự: 40.000 đồng/ người/ tháng;

+ Văn phòng phẩm phục vụ công tác của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cấp phát theo thực tế sử dụng.

- Khoán kinh phí vật tư văn phòng (bao gồm: giấy bút, giầy ủng, găng tay, xà phòng…) cho nhân viên phục vụ, kỹ thuật viên đánh máy, điện nước, sửa chữa xe ô tô…: 40.000 đồng/người/tháng.

- Khoán kinh phí, vật tư Văn phòng cho lái xe, bao gồm: Chi phí rửa xe, khăm lau xe, xô xách nước, giấy bút… 300.000 đồng/xe/tháng.

Kinh phí khoán văn phòng phẩm trực tiếp cho cá nhân sử dụng được chi trả hàng tháng cho cán bộ, công chức thông qua thẻ ATM (không áp dụng đối với cán bộ, công chức trong thời gian học tập, công tác dài hạn ở nước ngoài).

2. Khoán kinh phí văn phòng phẩm sử dụng chung của đơn vị

- Khoán kinh phí văn phòng phẩm sử dụng chung cho các Vụ, cục,đơn vị bao gồm: Giấy in, túi hồ sơ, cặp trình ký, cặp hộp đựng tài liệu, dập ghim, ghim vòng, ghim dập…(mực in, mực bơm laze, mực máy fax thực hiện cấp cho các đơn vị theo thực tế sử dụng).

TT

Tên đơn vị

Mức khoán

(đồng/tháng

Mức khoán

(đồng/quý)

1

Vụ 1

2.000.000

6.000.000

2

Vụ 2

2.000.000

6.000.000

3

Vụ 3

2.000.000

6.000.000

4

Cục 1

3.000.000

9.000.000

5

Cục 2

2.000.000

6.000.000

6

Cục 3

3.000.000

9.000.000

7

Cục 4

3.000.000

9.000.000

8

Vụ Pháp chế

2.500.000

7.500.000

9

Vụ Tổ chức Cán bộ

2.500.000

7.500.000

10

Vụ Hợp tác quốc tế

2.000.000

6.000.000

11

Trung tâm Thông tin

2.000.000

6.000.000

12

Phòng Hành chính

1.500.000

4.500.000

13

Phòng Tài vụ

1.500.000

4.500.000

14

Phòng Tổng hợp

1.500.000

4.500.000

15

Phòng Xử lý đơn thư

1.500.000

4.500.000

16

Phòng Quản trị

300.000

900.000

17

Ban Quản lý dự án

300.000

900.000

18

Đội xe

300.000

900.000

19

Văn phòng BCS Đảng

500.000

1.500.000

20

Văn phòng Đảng ủy

500.000

1.500.000

21

Văn phòng Công đoàn

400.000

1.200.000

22

Văn phòng Đoàn thanh niên

300.000

900.000

23

Hội Cựu chiến binh

300.000

900.000

24

Ban vì sự tiến bộ của PN

300.000

900.000

Kinh phí khoán văn phòng phẩm sử dụng chung của đơn vị được chi trả hàng quý cho các vụ, cục, đơn vị vào đầu tháng mỗi quý. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm quản lý kinh phí văn phòng phẩm được giao đảm bảo hoạt động của đơn vị, tiết kiệm, hiệu quả.

3. Quản lý văn phòng phẩm tại phòng phô tô tài liệu của cơ quan:

Nhân viên phô tô tài liệu chung của cơ quan có nhiệm vụ:

- Phô tô tài liệu của các đơn vị trong cơ quan theo số lượng đã được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo các Cục, vụ, đơn vị duyệt;

Thực hiện phô tô văn bản, tài liệu: In 2 mặt;

- Ghi chép rõ nội dung tài liệu và số trang tài liệu phô tô có ký xác nhận của đơn vị (người trực tiếp phô tô tài liệu);

- Thực hiện quyết toán giấy in, mực in theo thực tế số lượng trang tài liệu phô tô (tối đa mỗi tháng quyết toán một lần)

II. Dụng cụ, trang thiết bị văn phòng (bàn ghế, máy tính, in, máy hủy giấy, phích nước…):

Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả toàn bộ tài sản được cơ quan trang bị cho đơn vị mình.

Hàng quý, hoặc 6 tháng các đơn vị căn cứ vào nhu cầu sử dụng lập kế hoạch thay thế, trang bị tài sản (ghi rõ tài sản cần trang bị thêm hay tài sản hỏng phải thanh lý, thay thế) gửi về phòng Quản trị. Phòng Quản trị có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản đối với những tài sản hỏng cần thanh lý (riêng đối với tài sản là thiết bị tin học như: Máy tính, máy in, máy chiếu…) phòng Quản trị phối hợp với Trung tâm Thông tin để cùng kiểm tra xác nhận), tổng hợp kết quả kiểm tra và nhu cầu của các đơn vị, lập phương án mua sắm, trang bị trình lãnh đạo duyệt để thực hiện mua sắm, trang bị cho các đơn vị. Việc tổ chức mua sắm thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 10. Chế độ quản lý và sử dụng điện thoại

1. Sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động:

1.1. Các chức danh được trang bị 01 máy điện thoại cố định tại nhà riêng, bao gồm: Tổng Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra, Vụ trưởng và các chức danh tương đương có hệ số phụ cấp chức vụ 1,0.

1.2. Các chức danh được trang bị 01 máy điện thoại di động bao gồm: Tổng Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra.

1.3. Mức khoán chi phí mua sắm, lắp đặt ban đầu đối với điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động như sau:

- Chi phí mua sắm, lắp đặt điện thoại cố định: 300.000đồng/máy;

- Chi phí mua sắm, hòa mạng điện thoại di động:3.000.000 đồng/máy.

1.4. Mức khoán cước phí sử dụng điện thoại (kể cả thuê bao) như sau:

- Tổng Thanh tra: 300.000 đồng/tháng đối với điện thoại cố định và 500.000 đồng/ tháng đối với điện thoại di động.

- Phó Tổng thanh tra: 200.000 đồng/tháng đối với điện thoại cố định và 400.000 đồng/tháng đối với điện thoại di động.

- Vụ trưởng, Cục trưởng và các chức danh tương đương có hệ số phụ cấp chức vụ 1,0: 100.000 đồng/tháng đối với cước điện thoại cố định, 250.000 đồng/tháng đối với điện thoại di động.

- Phó Vụ trưởng và các chức danh tương đương có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,8 đến dưới 1,0 được thanh toán cước điện thoại di động 250.000 đồng/tháng.

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức danh tương đương có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,4 đến dưới 0,8 được thanh toán cước điện thoại di động với mức 150.000 đồng/tháng.

Cước phí sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động, cơ quan sẽ chi trả hàng tháng vào tài khoản ATM của cán bộ, công chức. Khi cán bộ, công chức chuyển sang đảm nhiệm công tác mới, hoặc nghỉ hưu, nghỉ công tác thì cơ quan sẽ chấm dứt thanh toán cước phí điện thoại.

2. Sử dụng điện thoại cố định tại cơ quan:

- Tại mỗi phòng làm việc được lắp đặt 01 máy điện thoại cố định.

- Vụ trưởng, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có trách nhiệm quản lý việc sử dụng điện thoại cố định lắp đặt ở Vụ, đơn vị mình.

- Không được sử dụng điện thoại của cơ quan vào việc riêng, nếu cá nhân nào sử dụng điện thoại của cơ quan gọi đi các tỉnh hoặc gọi vào mạng di động về việc riêng thì phải trả tiền hoặc trừ vào lương.

- Điện thoại cố định tại phòng làm việc của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,4 trở lên được mở 2 chiều, các máy điện thoại còn lại khóa chiều gọi đi liên tỉnh, quốc tế, di động và dịch vị 1080.

3. Quy định sử dụng điện thoại đối với các đoàn đi công tác:

Các đoàn thanh tra, đoàn công tác được thanh toán cước phí sử dụng điện thoại phục vụ công tác chung của đoàn theo hóa đơn thu tiền, không thanh toán cước phí điện thoại dùng vào việc riêng.

Trường hợp đoàn thanh tra hoặc đoàn công tác sử dụng điện thoại di động của cá nhân để phục vụ công tác thì được thanh toán cước sử dụng điện thoại phục vụ công tác chung của đoàn theo mức khoán là 10.000 đồng/ngày/đoàn.

Điều 11. Chi tiền sách, báo, tạp chí, bản tin

- Văn phòng sẽ phục vụ nhu cầu sách, báo, bản tin… cho cán bộ công chức tại phòng đọc của cơ quan và cấp phát cho các đơn vị trên tinh thần vừa đáp ứng yêu cầu công tác, vừa đảm bảo tiết kiệm.

- Khi các đơn vị có nhu cầu mua sách, tài liệu để phục vụ công tác chuyên môn thì gửi về Văn phòng giấy đề nghị (ghi rõ mục đích, loại sách, loại tài liệu, số lượng) nếu trong thư viện cơ quan chưa có thì Văn phòng sẽ mua bổ sung.

- Đối với các đoàn thanh tra khi đang làm nhiệm vụ, Trưởng đoàn được quyết định mua những tài liệu thật cần thiết để kịp thời phục vụ công tác, cơ quan sẽ thanh toán theo hóa đơn thực tế.

Điều 12. Quản lý và sử dụng điện nước

1. Quản lý và sử dụng điện: Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có trách nhiệm quản lý việc sử dụng điện ở Vụ, đơn vị mình; cán bộ, công chức phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định sau đây:

- Không dùng điện để đun, nấu (trừ trường hợp phải đun nước uống ở những nơi chưa có bình đun nước công cộng);

- Tắt các thiết bị điện không cần thiết khi ra khỏi phòng, hết giờ làm việc phải cắt nguồn điện. Tận dụng tối đa ánh sáng và gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người làm việc trong phòng giảm;

- Chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi cần thiết, để chế độ mát từ 25oC trở lên; dùng quạt thay thế điều hòa khi nhiệt độ không quá nóng;

- Đối với các phòng họp, phòng tiếp khách chỉ mở điều hòa nhiệt độ, bật đèn khi có khách tới họp và tắt điều hòa, tắt đèn khi cuộc họp kết thúc;

- Văn phòng thực hiện cắt nguồn điện của cơ quan trong các ngày nghỉ làm việc. Các ngày làm việc cắt điện điện từ 18 giờ đến 6 giờ 30 phút ngày hôm sau;

- Trường hợp do yêu cầu công việc cần thiết phải làm việc ngoài giờ thì các Vụ, đơn vị đăng ký với phòng Quản trị về thời gian địa điểm để bố trí.

2. Quản lý và sử dụng nước: Cán bộ, công chức phải khóa van nước khi dùng xong, trường hợp khi mở van không có nước phải khóa van lại. Nếu phát hiện rò rỉ, hư hỏng… phải báo ngay cho phòng Quản trị biết để xử lý.

Điều 13. Chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô cơ quan

Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô:

1.1. Tổng Thanh tra được sử dụng 01 xe ô tô trong suốt thời gian công tác.

1.2. Các Phó Tổng thanh tra, mỗi người được sử dụng 01 xe ô tô để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày và đi công tác.

Đối với trường hợp đăng ký khoán kinh phí đưa đón từ nơi làm việc hàng ngày thì mức khoán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 29/8/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và công ty nhà nước.

1.3. Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức danh tương đương có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,8 đến dưới 1,3; cán bộ công chức là chuyên viên cao cấp, thanh tra viên cao cấp thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ được sử dụng xe ô tô trong các trường hợp sau:

- Đi giải quyết công việc gấp của cơ quan;

- Đi làm việc với khách nước ngoài;

- Đi công tác theo các đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các đoàn công tác khác của cơ quan.

1.4. Các chức danh khác được bố trí xe ô tô khi đi công tác theo các đoàn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và các đoàn công tác khác của cơ quan.

2. Trách nhiệm của người sử dụng xe ô tô:

- Người sử dụng xe ô tô gửi Văn phòng trước giờ xuất phát tối thiểu là 24 giờ: Giấy đăng ký sử dụng xe (ghi rõ thời gian sử dụng, nơi đến công tác, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị hoặc Trưởng đoàn thanh tra) kèm theo Quyết định hoặc giấy của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cử cán bộ đi công tác.

- Đối với trường hợp đi công tác trong thành phố Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh: Người sử dụng xe đăng ký trực tiếp với lãnh đạo Đội xe trước giờ xuất phát tối thiểu là 12 giờ (trừ trường hợp đột xuất).

- Sử dụng xe đúng mục đích, kết thúc chuyến công tác người sử dụng xe phải ký xác nhận vào nhật trình sử dụng xe về thời gian, số km đã sử dụng và chịu trách nhiệm về xác nhận của mình (nhật trình xe do lái xe ghi).

3. Trách nhiệm của người lái xe ô tô:

Lái xe đảm bảo an toàn, thực hiện theo đúng nhiệm vụ được giao, hàng ngày phải ghi đầy đủ các nội dung vào nhật trình sử dụng xe ô tô theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính, có xác nhận của người sử dụng xe.

Văn phòng Thanh tra Chính phủ căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và đề nghị của Vụ trưởng, thủ trưởng các đơn vị, trưởng các đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo… đối chiếu với quy định của Quy chế để bố trí xe phục vụ.

4. Quy định về định mức tiêu hao xăng dầu:

Định mức tiêu hao xăng dầu cho từng loại xe quy định cụ thể như sau:

LOẠI XE

ĐM TIÊU HAO XĂNG (Lít/100km)

XE ĐÃ SD DƯỚI 10 NĂM

XE ĐÃ SD TRÊN 10 NĂM

Xe ô tô 5 chỗ 1.6

15

16

Xe ô tô 5 chỗ 2.2

16

17

Xe ô tô 5 chỗ 2.4

16

17

Xe ô tô 5 chỗ 3.0

20

22

Xe ô tô 7 chỗ 2.4

18

20

Xe ô tô 7 chỗ 3.0

20

22

Xe ô tô 7 chỗ 3.2

22

24

Xe ô tô 7 chỗ 4.5

24

26

Xe 7 chỗ 4.5 (chạy dầu)

17

19

Xe ô tô 15 chỗ 2.2

18

20

Chương IV

CÁC KHOẢN CHI KHÁC

Điều 14. Chi hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Khoán chi hỗ trợ công tác soạn thảo, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngoài kinh phí nhà nước đảm bảo như: Chi bồi dưỡng làm ngoài giờ xây dựng đề cương, dự thảo văn bản, chỉnh lý báo cáo… với các mức cụ thể như sau:

- Soạn thảo, xây dựng mới hoặc sửa đổi thay thế Nghị định của Chính phủ, mức khoán là 15 triệu đồng/văn bản;

- Soạn thảo, xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định của Chính phủ, mức khoán là 8 triệu đồng/văn bản;

- Soạn thảo, xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh, mức khoán là 10 triệu đồng/văn bản;

- Soạn thảo, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Tổng Thanh tra, mức khoán là 7 triệu đồng/văn bản.

- Soạn thảo, xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh: Mức chi hỗ trợ thực hiện theo quy định sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ công tác xây dựng văn bản pháp luật của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1180/QĐ-TTCP, ngày 04/6/2007 của Tổng Thanh tra.

Đối với việc dự thảo những văn bản quy phạm pháp luật khó, phức tạp cần có sự hỗ trợ kinh phí cao hơn mức khoán quy định do Tổng Thanh tra xem xét, quyết định.

Việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật đã được tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước viện trợ, tài trợ kinh phí thì không sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp để chi hỗ trợ. Trường hợp kinh phí được tài trợ, viện trợ thấp hơn mức hỗ trợ thì được sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp để chi bổ sung cho bằng mức hỗ trợ quy định.

Điều 15. Một số nội dung chi khác

- Chi hỗ trợ công tác tổng hợp báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ …căn cứ nội dung, phạm vi, tính chất của báo cáo và đề nghị của thủ trưởng đơn vị hoặc người trực tiếp thực hiện, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định chi bồi dưỡng với mức khoán mỗi báo cáo từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng.

- Chi bồi dưỡng cho cán bộ được phân công trực cơ quan và lái xe phục vụ công tác của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ trong các ngày lễ, tết với mức 100.000 đồng/người/ngày.

- Chi bồi dưỡng cho lái xe chuyên trách phục vụ công tác của Tổng Thanh tra:300.000đồng/tháng.

- Chi bồi dưỡng cho lái xe chuyên trách phục vụ công tác của các Phó Tổng Thanh tra: 200.000 đồng/tháng.

- Khoán chi phí chè, nước cho các đơn vị mức 15.000 đồng/người/tháng tính trên tổng số người làm việc thực tế tại đơn vị, chi trả hàng quý cho các đơn vị vào tháng đầu của mỗi quý.

Điều 16. Quy định về sử dụng kinh phí hành chính tiết kiệm

Kết thúc năm ngân sách, mọi nhiệm vụ của cơ quan đều hoàn thành, kinh phí thực tế đã sử dụng trong năm thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ tài chính, phần chênh lệch này là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm trong năm.

Trường hợp trong năm, nhiệm vụ (công việc) chưa hoàn thành thì nguồn kinh phí tương ứng sẽ chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đó, không được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm.

Trường hợp số tiền tạm ứng kinh phí tiết kiệm đã được sử dụng lớn hơn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm của năm sau. Nếu cuối năm, kinh phí tiết kiệm chưa sử dụng hết sẽ lập “Quỹ dự phòng ổn định thu nhập” chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

Trong năm, cơ quan sẽ tạm ứng trước kinh phí hành chính tiết kiệm để chi cho các nội dung cụ thể như sau:

1. Chi bổ sung thi nhập (không áp dụng đối với hợp đồng vụ việc và cán bộ, công chức đi học tập ở nước ngoài có thời gian trên 3 tháng):

- Chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và lao động hợp đồng của cơ quan: Mức chi là 500.000 đồng/người/tháng.

- Cán bộ, công chức và lao động hợp đồng được bổ sung thu nhập nhân dịp các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm trong năm (tết dương lịch, tết âm lịch, tết Trung thi, ngày quốc tế lao động 1/5, ngày quốc khánh, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập ngành Thanh tra 23/11…) mức chi cụ thể do Tổng Thanh tra quyết định căn cứ vào khả năng tiết kiệm kinh phí hàng năm của cơ quan.

- Hàng quý, căn cứ vào khả năng tiết kiệm kinh phí do thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Tổng Thanh tra sẽ quyết định chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng, khoản chi này được tính như sau:

A =

(KxL)

x Tt x Lmin

T

A: Là thu nhập tăng thêm; K: Là hệ số tăng thu nhập; L: Là hệ số tiền lương (lương cấp bậc + phụ cấp chức vụ); T: Là thời gian thực tế hưởng lương tại cơ quan trong khoảng thời gian xác định nguồn kinh phí tiết kiệm; Lnim: Là mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Chi cho các hoạt động phúc lợi:

Hàng năm, căn cứ vào khả năng tiết kiệm kinh phí, Chánh Văn phòng trình Tổng Thanh tra quyết định mức chi cho hoạt động phúc lợi:

- Chi tặng quà cho cán bộ, công chức và lao động hợp đồng khi nhận quyết định hưởng chế độ hưu trí: 500.000 đồng/người

- Chi tặng quà cho cán bộ, công chức và lao động hợp đồng khi tổ chức kết hôn: 500.000 đồng/người

- Chi thăm viếng đám hiếu đối với thân nhân của cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng (bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, chồng, vợ, con): 500.000 đồng/người.

- Cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng có thân nhân qua đời được cơ quan bố trí 1 chuyến xe (đăng ký trực tiếp với lãnh đạo Văn phòng hoặc Đội trưởng đội xe) hoặc được thanh toán tiều tàu, xe đi giải quyết việc hiếu theo vé tàu, vé xe thực tế.

- Chi hỗ trợ hoạt động của Ban liên lạc hưu trí cơ quan Thanh tra Chính phủ; chi tặng quà cho cán bộ hưu trí của Thanh tra Chính phủ nhân dịp ngày thành lập ngành Thanh tra và Tết Nguyên đán; chi tặng quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng của cơ quan nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6; chi cho các hoạt động phúc lợi khác… Chánh Văn phòng căn cứ vào khả năng tiết kiệm kinh phí hàng năm, trình Tổng Thanh tra quyết định mức chi cụ thể.

3. Chi trợ cấp khó khăn đột xuất:

- Trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng có thân nhân qua đời, mức chi 500.000 đồng/người.

- Trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng khi gặp khó khăn đột xuất (bị tai nạn, ốm đau phải điều trị dài ngày trong bệnh viện…) mức chi 500.000 đồng/người/lần.

4. Chi hỗ trợ do tinh giảm biên chế:

Lao động trong biên chế, khi thực hiện tinh giảm biên chế sẽ được cơ quan chi hỗ trợ, mức chi cụ thể do Tổng Thanh tra quyết định trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn và khả năng tiết kiệm kinh phí hàng năm của cơ quan.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị.

Điều 18. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến nội dung quy định trong Quy chế, các đơn vị phản ánh về Văn phòng để tổng hợp, trình Tổng Thanh tra xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung./.

 

 

Tổng Thanh tra

(Đã ký)

 

Trần Văn Truyền

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.