• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 10/09/2024
CHÍNH PHỦ
Số: 97/2024/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2024

CHÍNH PHỦ

_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________________

Số: 97/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25  tháng 7 năm 2024

 

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP

ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền,

trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước

______________

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức       chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của              Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ      về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số       10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực       hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:

“2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện          chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan đối với các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định này.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm của         đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của pháp luật liên quan đối với:

a) Doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập;

b) Doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao quản lý         hoặc được giao trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu, bao gồm cả các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trước thời điểm Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có hiệu lực thi hành và không có tên tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;

c) Phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm       hữu hạn hai thành viên trở lên”.

3. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 6 như sau:

“c) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch     đầu tư phát triển 05 năm của doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan đại      diện chủ sở hữu và ý kiến thẩm định của Bộ quản lý ngành. Bộ quản lý     ngành quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Nghị định này chủ trì, phối hợp với    Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng      báo cáo thẩm định, gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu tổng hợp, trình              Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư     phát triển 05 năm của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an         ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính,             Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo thẩm    định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Nội dung chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch            đầu tư phát triển 05 năm theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP.”

4. Sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 9 như sau:

 “c) Việc giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt     thực hiện theo quy định của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước       vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và          công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp      có vốn nhà nước.”

5. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 10 như sau:

“b) Phê duyệt để Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định        bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Tổng Giám đốc,        Giám đốc; phê duyệt chủ trương theo đề nghị của Hội đồng thành viên,           Chủ tịch công ty về việc bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo    xin ý kiến Ban cán sự Đảng Chính phủ trước khi có văn bản chấp thuận         để Hội đồng thành viên của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết       định thành lập bổ nhiệm Tổng giám đốc theo quy định, tại điều lệ của       doanh nghiệp.”

6. Sửa đổi khoản 2 Điều 10 như sau:

“2. Đối với kiểm soát viên:

a) Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn      nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu      đối với Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật.

b) Căn cứ quy mô của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu      quyết định thành lập Ban Kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên.      Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên          đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của   Trưởng Ban kiểm soát.

c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn, quyết định bổ nhiệm cán         bộ, công chức do mình quản lý làm Kiểm soát viên và có trách nhiệm             bố trí công  việc phù hợp cho cán bộ, công chức khi thôi làm Kiểm soát viên”.

7. Sửa đổi khoản 3 Điều 11 như sau:

“3. Xem xét, phê duyệt theo đề nghị của Hội đồng thành viên,              Chủ tịch công ty đối với những nội dung sau đây:

a) Phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động         trên mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn      nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Việc huy động vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%       vốn điều lệ là tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về        tổ chức tín dụng và pháp luật có liên quan.

b) Phương án huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Đối với khoản vay nước ngoài theo phương thức doanh nghiệp tự      vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, trừ khoản vay vốn nước ngoài dưới hình    thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm, cơ quan đại diện chủ sở hữu phê          duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Việc huy động         vốn của doanh nghiệp theo phương thức doanh nghiệp tự vay, tự chịu               trách nhiệm trả nợ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Đối với các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ thực hiện theo quy      định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật             có liên quan.

c) Dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh        nghiệp có giá trị trên mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật quản      lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

d) Dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị trên mức quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các dự án và phương án quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan”.

8. Sửa đổi khoản 4 Điều 11 như sau:

“4. Quyết định để Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ký hợp         đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định của doanh nghiệp có giá         trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty           theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản         xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ.”

9. Sửa đổi điểm e khoản 5 Điều 13 như sau:

“e) Chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn của doanh nghiệp tại               công ty con; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện;                việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty    liên doanh, công ty liên kết.”

10. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 13 như sau:

“g) Chủ trương mua, bán tài sản cố định và hợp đồng vay, cho vay          có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc            một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp; chủ trương   vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp;”  

11. Sửa đổi điểm i khoản 5 Điều 13 như sau:

“i) Kế hoạch sử dụng lao động, phương án tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người quản lý;”

12. Sửa đổi khoản 5 Điều 14 như sau:

“5. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Quyết định việc thành lập,               tổ chức lại, giải thể các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo quy định tại           Luật doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan đại diện chủ sở hữu biết      trong vòng 180 ngày kể từ ngày thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp do       Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là tổ chức tín dụng thực hiện theo        quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng.

Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp do       Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an     thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ doanh nghiệp.”

13. Sửa đổi khoản 6 Điều 14 như sau:

“6. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, trình Thủ tướng    Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở           hữu công ty con 100% vốn của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3      Điều 54 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2022 của    Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao         quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%      vốn điều lệ.”

14. Sửa đổi khoản 8 Điều 14 như sau:

“8. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chủ      trương đầu tư bổ sung vốn hoặc không tiếp tục đầu tư vốn bổ sung vào       công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;          quyết định đầu tư sau khi được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định          chủ trương đầu tư.”

15. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 15 như sau:

“a) Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản         doanh nghiệp. Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh     nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng,          Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ doanh nghiệp;”

16. Sửa đổi điểm e khoản 1 Điều 15 như sau:

“e) Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng,         mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị         trên mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty theo quy       định của pháp luật;”

17. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 như sau:

“1. Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm sau:

a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng và thực hiện quy chế nội         bộ về tổ chức thực hiện các quyền, trách nhiệm đối với doanh nghiệp do           Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vốn nhà nước tại doanh nghiệp          do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.

b) Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tài chính trong trường hợp tổ     chức lại (sáp nhập, hợp nhất, chia, tách) và giải thể doanh nghiệp do            Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

c) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội vận dụng quy định           của Nghị định này để tổ chức thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện       chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -         xã hội làm chủ sở hữu.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

2. Nghị định này bãi bỏ quy định tại khoản 11 Điều 11 Nghị định            số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực        hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước.

3. Trường hợp có quy định khác nhau về thực hiện quyền, trách        nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại Nghị định số 01/2018/NĐ-CP   ngày 03 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và      hoạt động của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Nghị định số 11/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ ban hành         Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam             với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2018 của          Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty         Lương thực Miền Bắc và Nghị định số 11/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của         Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hết hiệu lực thi hành sau 24 tháng kể         từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước     tại doanh nghiệp có trách nhiệm ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động        của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tổng công ty Đường sắt            Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách        nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan     thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do                Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện vốn Nhà nước         chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,   

  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, ĐMDN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG



(Đã ký)
 

 

Phạm Minh Chính

 

Phụ lục I

DANH MỤC DOANH NGHIỆP DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP VÀ THỰC HIỆN QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

(Kèm theo Nghị định số:        /2024/NĐ-CP ngày   tháng 7 năm 2024

 của Chính phủ)

_____________

 

1. Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội.

2. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

3. Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam.

4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

6. Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.

7. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

8. Doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn            để thành lập mới theo quy định tại Điều 11 Luật số 69/2014/QH13./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục II

DANH MỤC BỘ QUẢN LÝ NGÀNH THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH

CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 05 NĂM CỦA DOANH NGHIỆP DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP VÀ THỰC HIỆN QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

(Kèm theo Nghị định số:      /2024/NĐ-CP ngày    tháng 7 năm 2024

của Chính phủ)

_______________

 

 

STT

TÊN DOANH NGHIỆP

BỘ QUẢN LÝ NGÀNH THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH

1

Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội

Bộ Quốc phòng

2

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông

3

Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam

Bộ Công Thương

4

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Bộ Công Thương

5

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Bộ Công Thương

6

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam

Bộ Công Thương

7

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn   nhà nước

Bộ Tài chính

8

Doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn để thành lập mới theo quy định tại Điều 11 Luật số 69/2014/QH13

Bộ quản lý ngành (căn cứ theo ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp)

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng Chính phủ

(Đã ký)

 

Phạm Minh Chính

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.