• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/1990
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ TÀI CHÍNH
Số: 58-TT/LB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 1989

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - GIAO THÔNG VẬN TẢI

SỐ 58/TT-LB NGÀY 14-12-1989 BỔ SUNG, SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM

VỀ THỰC HIỆN THU PHÍ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐƯỜNG SÔNG

Thi hành Quyết định số 211/HĐBT ngày 9-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thu phí giao thông đường bộ, đường sông và các Thông tư số 66-TT/LB ngày 4-12-1987, Thông tư số 56-TT/LB ngày 26-12-1988 của liên Bộ Tài chính - giao thông vận tải hướng dẫn thi hành việc thu phí giao thông đường bộ, đường sông đã đem lại kết quả đáng kể, tạo nguồn thu để hình thành quỹ sửa đường, đã thay thế được trên 50% nguồn cấp phát của ngân sách Nhà nước theo kế hoạch hàng năm.

Để tạo điều kiện cho công tác tổ chức thu phí được thuận tiện và đáp ứng một phần vốn cho việc sửa chữa đường, liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải quy định bổ sung, sửa đổi một số điểm như sau :

1. Trước đây quy định thu phí giao thông đường bộ, đường sông đối với các phương tiện vận tải dưới hai hình thức là thu phí theo đầu phương tiện và thu theo doanh thu cước vận tải. Nay quy định thống nhất một hình thức thu theo phương tiện vận tải có đăng ký lưu hành. Mức thu cụ thể theo kiểu kèm theo.

2. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1990, liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải thống nhất giao cho các Sở Giao thông vận tải tổ chức thu phí giao thông đường bộ, đường sông theo các quy định dưới đây:

Các sở giao thông vận tải được nhiệm vụ thu thuế giao thông vẫn phải sử dụng biên lai, ấn chỉ do cơ quan thuế công thương nghiệp phát hành và chịu sự quản lý của cơ quan thuế ở các địa phương về các mặt cấp phát, thanh toán, hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng biên lai, ấn chỉ theo đúng chế độ hiện hành.

- Các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp thu phí giao thông ở các quận, huyện phải mở tài khoản thu phí giao thông tại Ngân hàng địa phương để gửi tiền phí đã thu được. Sở Giao thông vận tải quy định kỳ hạn cho các đơn vị chuyển toàn bộ phí giao thông thu được vào tài khoản "Thu phí giao thông của Sở Giao thông vận tải". Toàn bộ số tiền thu phí trên đây do Sở Giao thông vận tải thu được, trừ đi tỷ lệ phần trăm phí để sử dụng cho công tác thu (tỷ lệ này do Sở tài chính quy định từ 1 đến 3%); số còn lại phải nộp vào tài khoản riêng về thu phí giao thông mở tại Sở Tài chính theo định kỳ một tháng hai lần.

Số tiền phí giao thông thu được, sẽ dành toàn bộ ngân sách địa phương để chi cho công tác duy tu sửa chữa đường giao thông thuỷ, bộ của các tỉnh, thành phố, đặc khu theo sự phân cấp quản lý đường của Hội đồng Bộ trưởng và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. Đối với việc duy tu, sửa chữa đường thuộc Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý sẽ do ngân sách trung ương cấp phát theo dự toán ngân sách của Bộ Giao thông vận tải được duyệt hàng năm.

3. Các loại phương tiện vận tải cơ giới đường bộ, đường sông của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ dùng vào sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập đều phải nộp phí giao thông theo chế độ hiện hành như các cơ quan và xí nghiệp dân sự.

4. Sở giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với cơ quan cảnh sát giao thông, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành thu phí giao thông tại địa phương. Dành một tỷ lệ 10% số tiền thu do phạt các chủ phương tiện vi phạm chế độ thu nộp phí giao thông để khuyến khích các tổ chức, cá nhân có công phát hiện việc man khai, trốn tránh nộp phí giao thông. Cần có mức thưởng thoả đáng đối với lực lượng cánh sát giao thông.

5. Các quy định trên đây áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1990. Những quy định khác về chế độ thu phí giao thông đường bộ, đường sông không đề cập trong Thông tư này vẫn thực hiện theo Quyết định số 211-HĐBT ngày 9-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng và các Thông tư số 66-TTLB ngày 4-12-1987, Thông tư số 56-TTLB ngày 26-12-1988 của liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải quy định và hướng dẫn việc thu phí giao thông đường bộ, đường sông.

 

BIỂU MỨC

THU PHÍ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SÔNG

(Kèm theo Thông tư Liên Bộ số 58-TT/LB ngày 14-12-1989)

Loại phương tiện vận tải

Mức thu 1 tháng

A. Phương tiện vận tải đường bộ

 

1. Xe ô tô vận tải hàng hoá, đặc chủng.

 

a) Xe ô tô vận tải hàng hoá:

 

- Các xe có tổng số tấn trọng tải và tự trọng dưới 13 tấn

12.000 đ/T trọng tải

- Các xe có tổng số tấn trọng tải và tự trọng từ 13 tấn trở lên

24.000 đ/T trọng tải

- Rơ - mốc kéo theo xe tải và đầu kéo bánh lốp

7.000 đ/ t trọng tải moóc

b) Xe đặc chủng (xe xúc, xe ủi, xe bánh xích) thu theo tấn tự trọng của xe.

10.000 đ/T tự trọng

2. Xe ô tô chở khách:

 

- Loại xe chở khách từ 20 đến dưới 30 ghế

50.000 đ/xe

- Loại xe chở khách từ 30 ghế trở lên

70.000 đ/xe

- Xe Trôlây-buýt (xe điện bánh lốp)

4.000 đ/xe

3. Xe du lịch, xe con:

 

- Loại dưới 5 chỗ ngồi ³

20.000 đ/xe

- Loại từ 5 chỗ ngồi trở lên

30.000 đ/xe

4. Xe lam, xe máy kéo bông sen

30.000 đ/xe

5. Xe mô tô 3 bánh, xích lô máy, xe máy lôi

20.000 đ/xe

6. Xe máy loại 2 bánh:

 

- Xe cỡ dưới 50 cm3

1.500 đ/xe

- Xe cỡ từ 50 cm3 trở lên

2.000 đ/xe

7 Xe cần cẩu

 

- Xe cần cẩu bánh lốp thu theo đầu xe

60.000 đ/xe

- Các xe cẩu bánh xích thu theo từng lần xe lăn bánh thực tế trên đường giao thông công cộng

50.000 đ/T xe tự trọng /1 km

8. Xe do xúc vật kéo

20.000 đ/xe

9. Xe ba gác, xích lô, xe đạp lôi

8.000 đ/xe

b. Phương tiện vận tải đường sông

 

1. Tàu trở hàng hoá

 

- Loại dưới 100 tấn

1.000 đ/T phương tiện

- Loại từ 100 tấn trở lên

2.000 đ/T phương tiện

2. Tàu chở khách

 

- Loại dưới 30 ghế ngồi

35.000 đ/tàu

- Loại từ 30 ghế ngồi trở lên

55.000 đ/tàu

3. Phương tiện vận tải thuỷ thô sơ kinh doanh vận tải

850 đ/T phương tiện

 

 

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Bộ trưởng Bộ Tài chính

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Bùi Danh Lưu

Hoàng Quy

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.