• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 10/09/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 06/12/2014
BỘ CÔNG AN
Số: 10/2002/TT-BCA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2002

THÔNG TƯ

Về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2001/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

____________________________

 

Ngày 5 tháng 10 năm 2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2001/NĐ-CP về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Tổ chức lực lượng bảo vệ:

1.1. Tổ chức lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước nằm trong hệ thống tổ chức của các cơ quan, doanh nghiệp. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể để thành lập Phòng, Ban, đội, tổ bảo vệ trực thuộc văn phòng hoặc phòng hành chính tổng hợp. Tại các Bộ, Ngành chủ quản cần có bộ phận kiểm nhiệm thuộc khối văn phòng để theo dõi, chỉ đạo hoạt động bảo vệ trong phạm vi thuộc Bộ, ngành mình phụ trách.

1.2. Tổ chức lực lượng bảo vệ tại các đơn vị kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Hội đồng quản trị hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp tuỳ theo yêu cầu có thể để quyết định cho phù hợp.

2. Quyền lợi, chế độ, chính sách của lực lượng bảo vệ:

Ngoài chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nêu tại Điều 9 và Điều 12 Nghị định số 73/2001/NĐ-CP thì:

2.1. Người làm công tác bảo vệ tại cơ quan doanh nghiệp Nhà nước trong khi làm nhiệm vụ, dũng cảm đấu tranh với bọn tội phạm bị thương, hy sinh được áp dụng tiêu chuẩn xác nhận là thương binh, liệt sĩ và được hưởng chính sách như thương binh, liệt sĩ quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 Quyết định số 301/CP ngày 20/9/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), Điều 3 Mục I Thông tư số 03/TBXH ngày 17/01/1981 và Điều 3 mục II Công văn số 16/TBXH ngày 14/03/1981 của Bộ Thương binh xã hội (nay là Bộ Lao động thương binh và xã hội).

Thủ tục hồ sơ đề nghị xét, ngoài những thủ tục hồ sơ theo quy định hiện hành cần phải có những giấy tờ sau:

+ Biên bản xảy ra sự việc (khám nghiệm hiện trường)

+ Biên bản xét xử ý kiến kết luận của cơ quan điều tra, toà án về mức độ tội phạm của người phạm tội.

+ Nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp đối với người bị thương, hy sinh về ý thức chính trị, tinh thần trách nhiệm trong công tác.

Các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước kịp thời làm đầy đủ thủ tục, hồ sơ chuyển đến cơ quan lao động, thương binh và xã hội để sớm có quyết định đảm bảo chế độ, quyền lợi cho người bị thương và gia đình liệt sỹ.

2.2 Người làm công tác bảo vệ dưới dạng hợp đồng tuần tra, canh gác tại cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và làm công tác bảo vệ tại các tổ chức, đơn vị kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền lợi theo thoả thuận với người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức, đơn vị kinh tế thông qua hợp đồng lao động; được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Công tác huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ.

3.1. Hàng năm các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ và thông báo cho cơ quan công an chức năng biết để chủ động phối hợp thực hiện.

3.2. Nội dung huấn luyện lực lượng bảo vệ gồm:

+ Kiến thức cơ bản về pháp luật

+ Các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ

+ Sử dụng công cụ hỗ trợ được trang bị cho lực lượng bảo vệ và những động tác tự vệ, bắt giữ tội phạm

3.3 Qui định phân cấp huấn luyện và cấp giấy chứng nhận cho lực lượng bảo vệ

+ Lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương do các cục chức năng thuộc Tổng cục An ninh Bộ Công an tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận

+ Lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương đã phân cấp cho công an địa phương quản lý, các tổ chức, đơn vị kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do công an tỉnh, thành phố nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận.

3.4 Trách nhiệm phối hợp tổ chức huấn luyện lực lượng bảo vệ

+ Các cục chức năng thuộc Tổng cục An ninh, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đảm bảo nội dung, tài liệu huấn luyện, bố trí giảng viên và cấp giấy chứng nhận đã học nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ.

+ Các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu huấn luyện lực lượng bảo vệ chịu trách nhiệm kinh phí huấn luyện, bố trí địa điểm, tổ chức và quản lý lớp học.

4. Trang phục và trang bị cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

4.1. Lực lượng bảo vệ được cơ quan, doanh nghiệp cấp kinh phí may trang phục và mua các trang bị cần thiết khác phục vụ cho công tác bảo vệ gồm: quần áo (xuân hè, thu đông), mũ kepi, giầy... theo qui định sau:

- Trang phục xuân hè:

+ Áo kiểu veston ngắn tay, cổ bẻ, cúc nhựa mầu đen (dùng cả cho áo thu đông). Thân trước có túi mang ốp ngoài.

+ Quần kiểu âu phục

+ Giấy da màu đen ngắn cổ, buộc dây.

- Trang phục thu đông:

+ Áo ngoài kiểu veston dựng lót trong, dài tay, cổ bẻ. Thân trước có túi mang ốp ngoài

+ Bên trong là áo sơ mi màu xanh hoà bình dài tay cổ có chân

+ Cravát màu tím than

+ Quần may kiểu âu phục

+ Giầy da màu đen ngắn cổ, buộc dây

Màu sắc, chất liệu quần áo xuân hè, quần áo ngoài thu đông, mũ do thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp căn cứ tình hình cụ thể của cơ quan, doanh nghiệp mình để quyết định cho phù hợp, nhưng không được trùng lẫn với màu sắc quần áo, mũ của các lực lượng đã được Chính phủ qui định (Công an, Quân đội, Hải quan). Cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo màu trang phục bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp mình cho cơ quan công an chức năng và cán bộ, công nhân viên chức trong cơ quan, doanh nghiệp biết. Ngoài ra để đảm bảo điều kiện làm việc, nếu cần thiết lực lượng bảo vệ được cơ quan, doanh nghiệp trang bị mũ bảo hiểm, áo mưa, ủng, đèn pin, băng đỏ...

Định kỳ cấp phát trang phục và trang bị khác cho lực lượng bảo vệ do thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp căn cứ hoạt động cụ thể của lực lượng bảo vệ tại đơn vị mình để quyết định.

4.2. Những cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu cần thiết trang bị vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ cho công tác bảo vệ thực hiện theo qui định tại điểm g mục I Điều 8 Chương II và điểm e mục I Điều 38 Chương V qui chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành theo Nghị định số 47/CP ngày 12/08/1996 của Chính phủ.

4.3. Giấy chứng nhận đã học nghiệp vụ bảo vệ, sao hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp qui định như sau:

- Giấy chứng nhận đã học nghiệp vụ bảo vệ:

Giấy chứng nhận đã học nghiệp vụ bảo vệ được làm bằng giấy cứng khổ 11cm´8cm. Nền màu vàng nhạt, đường viền và chữ Giấy chứng nhận màu đỏ, các chữ còn lại màu đen.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Khánh Toàn

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.