• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2003
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 188/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2002
Chưng trình hành động của chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về khoa học và công nghệ

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2002/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm Quyết định này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về khoa học và công nghệ.

Điều 2. Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN KẾT LUẬN CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ IX VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 188/2002/QĐ-TTg

ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

 

A. Mục tiêu

Triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về khoa học và công nghệ (KH&CN) từ nay đến năm 2010 nhằm: giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; chú trọng chuyển giao kỹ thuật tiến bộ và thành tựu KH&CN cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; xây dựng và phát triển có trọng điểm một số hướng công nghệ cao và một số ngành công nghiệp công nghệ cao; đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý, nâng cao trình độ quản lý KH&CN, tạo động lực phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động KH&CN; phát triển thị trường KH&CN.

B. Những nội dung chủ yếu

I. Đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ

1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo hướng phân công, phân cấp từ Trung ương đến địa phương.

2. Rà soát lại và ban hành mới các cơ chế, chính sách về kinh tế và tài chính nhằm tạo động lực để khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ; có chính sách thúc đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động kinh tế - xã hội.

3. Xây dựng Quy chế dân chủ nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tự do sáng tạo để khai thác mọi tiềm năng trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận. Tăng cường quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo luật pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ đi đôi với tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu các tổ chức KH&CN.

4. Tiếp tục thực hiện việc đổi mới tổ chức và quản lý các tổ chức KH&CN, theo hướng:

Tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của các tổ chức KH&CN.

Các Bộ không trực tiếp quản lý các tổ chức nghiên cứu KH&CN không phục vụ quản lý nhà nước.

Từng bước chuyển các tổ chức KH&CN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí được hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp; phát triển nhanh doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

5. Đổi mới cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN, các chính sách thuế, tín dụng để khuyến khích các hoạt động sáng tạo KH&CN và hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ KH&CN được tạo ra trong nước.

6. Thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ phát triển KH&CN quốc gia.

7. Xây dựng cơ chế liên kết giữa đào tạo - nghiên cứu - sản xuất kinh doanh; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ khác; tăng mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong các trường đại học.

8. Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ; thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển KH&CN, nhằm đưa tổng mức đầu tư xã hội cho KH&CN đạt 1% GDP vào năm 2005 và 1,5% GDP vào năm 2010; bảo đảm tốc độ tăng chi cho KH&CN từ ngân sách Nhà nước hàng năm cao hơn tốc độ chi ngân sách nhà nước. Nhà nước đầu tư, bảo đảm kinh phí hoạt động cho các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý luận khoa học xã hội và nhân văn, quốc phòng, an ninh và những nhiệm vụ trọng điểm khác theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước.

II. Tạo lập và phát triển thị trường khoa học và công nghệ

1. Hoàn thiện và xây dựng mới các cơ chế, chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN; thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và thường xuyên đổi mới công nghệ.

2. Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

3. Hình thành các tổ chức quản lý và hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ (tư vấn, môi giới, dịch vụ chuyển giao công nghệ).

III. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch chung về đào tạo nhân lực KH&CN; chú trọng đào tạo cán bộ KH&CN có trình độ cao, gửi cán bộ KH&CN đi đào tạo tại các nước có trình độ KH&CN tiên tiến.

2. Xây dựng chính sách sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ, trọng dụng nhân tài.

3. Xây dựng Nghị định về thống kê KH&CN và đề án tổ chức hệ thống thông tin KH&CN quốc gia, các thư viện điện tử.

4. Xây dựng các biện pháp phát triển hợp tác quốc tế về KH&CN; các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển KH&CN; các chính sách thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài và trí thức nước ngoài tham gia phát triển KH&CN ở Việt Nam.

5. Xây dựng cơ chế, chính sách và Quy chế quản lý Khu Công nghệ cao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng hai Khu Công nghệ cao Hoà Lạc và thành phố Hồ Chí Minh.

6. Xây dựng quy chế quản lý và cơ chế, chính sách đối với các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

IV. Tập trung chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm

1. Đẩy mạnh nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; tổng kết thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ và thành tựu KH&CN cho nông nghiệp, nông thôn:

a) Rà soát, xây dựng cơ chế lồng ghép, gắn kết các chương trình kinh tế - xã hội với các chương trình KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn;

b) Xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình chuyển giao các tiến bộ KH&CN cho phát triển nông thôn, trong đó tập trung vào các chương trình ứng dụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản; phát triển các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

c) Xây dựng chính sách thu hút cán bộ khoa học công nghệ về công tác tại vùng nông thôn.

3. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, cơ khí điện tử và tự động hoá) và phát triển có trọng điểm một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Phát triển các công nghệ thích hợp và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ đối với các ngành công nghiệp chủ lực nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm.

C. Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện

I. Công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền

Bộ Văn hoá - Thông tin tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương triển khai tuyên truyền, quán triệt Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khoá IX về KH&CN.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến việc ứng dụng các thành tựu KH&CN trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

II. Triển khai và theo dõi thực hiện

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chương trình hành động này của Chính phủ, (kèm theo danh mục các nhiệm vụ quy định tại chương trình hành động):

Cụ thể hoá thành chương trình hành động thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khoá IX của cơ quan, địa phương mình;

Phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ;

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chương trình hành động thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, kịp thời tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện;

Định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ QUY ĐỊNH TẠI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN KẾT LUẬN CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ IX

VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Ban hành kèm theo Quyết định số188/2002/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian trình Thủ tướng CP

Hình thức văn bản/công việc

I

Đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ

    

1

Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo hướng phân công, phân cấp từ Trung ương đến địa phương.

Bộ KH&CN

Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành liên quan, các địa phương

Quý IV/2003

Đề án

2

Rà soát lại và ban hành mới các cơ chế, chính sách về kinh tế và tài chính nhằm tạo động lực để cho KH&CN phát triển.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan

- Rà sóat văn bản: QuýII/2003

- Ban hành mới: 2004

Đề án

3

Xây dựng Quy chế dân chủ nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tự do sáng tạo để khai thác mọi tiềm năng trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận; đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và công nghệ.

TTKHXH&NVQG

TTKHTN và CNQG,

Bộ Nội vụ,

Bộ KH&CN

Quý IV/2003

Nghị định

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian trình Thủ tướng CP

Hình thức văn bản/công việc

4

Đề án đổi mới tổ chức và quản lý các tổ chức KH&CN.

Bộ KH&CN

Bộ Nội vụ,

Bộ Tài chính

Quý I/2004

Đề án

5

Xây dựng cơ chế tài chính để thúc đẩy hoạt động KH&CN phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN; đổi mới các chính sách thuế, tín dụng để khuyến khích các hoạt động sáng tạo KH&CN; xây dựng chính sách bảo trợ ứng dụng các tiến bộ KH&CN được tạo ra trong nước.

Bộ Tài chính

Bộ KH&CN, Ngân hàng NNVN

Cơ chế tài chính: Quý IV/2003,

Chính sách thuế, tín dụng: Quý IV/2004

Đề án

6

Thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ phát triển KH&CN quốc gia.

Bộ KH&CN

Bộ Tài chính, Ngân hàng NNVN

Quý IV/2003

Nghị định

7

Xây dựng cơ chế liên kết giữa đào tạo - nghiên cứu - sản xuất kinh doanh; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ khác; đảm bảo kinh phí cho nghiên cứu cơ bản và tăng mức đầu tư cho nghiên cứu trong các trường đại học.

Bộ Giáo dục và Đáo tạo

Bộ KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Quý IV/2003

Đề án

8

Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ; thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển KH&CN.

Bộ Tài chính

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ KH&CN

Quý II/2004

Đề án

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian trình Thủ tướng CP

Hình thức văn bản/công việc

II

Tạo lập và phát triển thị trường khoa học và công nghệ

    

1

Hoàn thiện và xây dựng mới các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN.

Bộ KH&CN

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Quý II/2004

Đề án

2

Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Bộ KH&CN

Bộ VH-TT, Bộ Thương mại

Quý II/2004

Đề án

3

Hình thành các tổ chức quản lý và hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ.

Bộ KH&CN

Bộ Nội vụ

Quý II/2004

Đề án

4

Phát triển các tổ chức tư vấn, môi giới, dịch vụ chuyển giao công nghệ.

Bộ KH&CN

Bộ Nội vụ

Quý II/2004

Đề án

III

Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

    

1

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch chung về đào tạo nhân lực KH&CN; chú trọng đào tạo cán bộ KH&CN có trình độ cao, gửi cán bộ KH&CN đi đào tạo tại các nước có trình độ KH&CN tiên tiến.

Bộ GD và ĐT

BộKH&CN Bộ KH và ĐT

Quý III/2003

Đề án

2

Xây dựng chính sách sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ, trọng dụng nhân tài, cán bộ KH&CN về công tác tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Bộ KH&CN

Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính

Quý IV/2003

Đề án

3

Xây dựng Nghị định về thống kê KH&CN và đề án tổ chức hệ thống thông tin KH&CN quốc gia, các thư viện điện tử.

Bộ KH&CN

Tổng cục Thống kê

Quý IV/2004

Nghị định

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian trình Thủ tướng CP

Hình thức văn bản/công việc

4

Xây dựng các biện pháp phát triển hợp tác quốc tế về KH&CN; các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển KH&CN; các chính sách thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài và trí thức nước ngoài phục vụ phát triển KH&CN.

Bộ KH&CN

Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành liên quan

Quý IV/2003

Đề án

5

Xây dựng cơ chế, chính sách và Quy chế quản lý đối với Khu Công nghệ cao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng hai Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ KH&CN

Bộ KH và ĐT, Bộ Tài chính,

Quý II/2003

Đề án

6.

Xây dựng quy chế quản lý và cơ chế, chính sách đối với các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

Bộ KH&CN

Bộ KH và ĐT, Bộ Tài chính

Quý II/2003

Đề án

IV

Tập trung chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm

    

1

Đẩy mạnh nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học xã hội; tổng kết thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN.

TTKHXH&NVQG

Bộ KH&CN

Quý II/2003

Đề án

2

Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ và thành tựu KH&CN cho nông nghiệp, nông thôn:

a) Xây dựng cơ chế lồng ghép, gắn kết các chương trình kinh tế - xã hội với các chương trình KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn;

Bộ NN và PTNT

Bộ KH&CN, Bộ Thuỷ sản

Quý IV/2003

Đề án

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian trình Thủ tướng CP

Hình thức văn bản/công việc

 

b) Xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình chuyển giao tiến bộ KH&CN cho nông thôn, trong đó tập trung vào các chương trình ứng dụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản; phát triển các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

    

3

Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các hướng công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, cơ khí điện tử và tự động hoá) và phát triển có trọng điểm một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Phát triển các công nghệ thích hợp và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ đối với các ngành công nghiệp chủ lực nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm.

Bộ KH&CN

Bộ CN,

Bộ NN và PTNT,

Bộ BC, VT,

Bộ Y tế

Quý I/2004

Đề án

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.