• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 15/12/2002
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 04/2002/PL-UBTVQH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2002
No tile

PHÁP LỆNH

Tổ chức Tòa án quân sự

 

Căn cứ vào Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sungtheo Nghị quyết số 51/2001/QHI0 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X,kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;

Pháp lệnh này quyđịnh về tổ chức và hoạt động của các Tòa án quân sự,

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Các Tòa án quân sự là nhữngcơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc hệ thống Tòaán nhân dân được tổ chức trong Quân đội.

Trong phạm vi chứcnăng của mình, các Tòa án quân sự có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ an ninhquốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội: bảo vệ tài sản của Nhànước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhânphẩm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng và của các công dân khác.

Bằng hoạt động củamình, các Tòa án quân sự góp phần giáo dục quân nhân, công chức, công nhân quốcphòng trung thành với Tổquốc, chấp hànhnghiêm chỉnh pháp luật, điều lệnh của Quân đội, tôn trọng những quy tắc củacuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạmpháp luật khác.

Điều 2.

1. Các Tòa án quân sựgồm có:

a) Tòa án quân sựtrung ương;

b) Các Tòa án quân sựquân khu và tương đương;

c) Các Tòa án quân sựkhu vực.

2. Căn cứ vào nhiệm vụvà tổ chức của Quân đội y ban Thường vụ quốc hội quyếtđịnh thành lập, giải thể Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sựkhu vực theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao sau khi thống nhấtvới bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 3. Các Tòa án quân sự có thẩmquyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:

1. Quân nhântại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tậptrung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệphối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người đượctrưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;

2. Những người khôngthuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên quan đếnbí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội.

Điều 4. Đối với những người không cònphục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiệntrong thời gian phục vụ trong Quân đội hoặc những người đang phục vụ trong Quânđội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trước khi vàoQuân đội, thì Toà án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quânsự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do Tòa án nhân dân xétxử.

Điều 5. Trong trường hợp vụ án vừa cóbị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyềnxét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xửcủa Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện như sau:

1. Trong trường hợp cóthể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm theo quy địnhtại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh này; những bị cáo và tội phạm khácthuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;

2. Trong trường hợpkhông thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

Điều 6. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán đượcthực hiện đối với các Tòa án quân sự.

Chế độ cử Hội thẩmquân nhân được thực hiện đối với các Tòa án quân sự quân khu và tương đương,các Tòa án quân sự khu vực.

Điều 7. Việc xét xử của Tòa án quânsự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Hội thẩm quân nhân thamgia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm quân nhân ngangquyền với Thẩm phán.

Điều 8. Khi xét xử, Thẩm phán và Hộithẩm quân nhân độc lập và chi tuân theo pháp luật.

Điều 9. Tòa án quân sự xét xử tập thểvà quyết định theo đa số.

Thành phần Hội đồngxét xử ở mỗi cấp xét xử do pháp luật tốtụng quy định.

Điều 10. Tòa án quân sự xét xử côngkhai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, bí mật quân sự,thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầuchính đáng của họ.

Điều 11. Tòa án quân sự xét xử theonguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôngiáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũtrang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tếđều bình đẳng trước pháp luật.

Điều 12. Tòa án quân sự bảo đảm quyềnbào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Điều 13. Tòa án quân sự bảo đảm chonhững người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trướcTòa án.

Điều 14.

1. Tòa án quân sự thựchiện chế độ hai cấp xét xử.

Bản án, quyết định sơthẩm của Tòa án quân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của phápluật tố tụng.

Bản án, quyết định sơthẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì cóhiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghịthì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lựcpháp luật.

2. Đối với bản án,quyết định của Tòa án quân sự đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạmpháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốcthẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định.

Điều 15. Bản án, quyết định của Tòa ánquân sự đã có hiệu lực pháp luật phải được các đơn vị vũ trang nhân dân, cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và mọi người tôn trọng.

Cá nhân, đơn vị, cơquan, tổ chức có nghĩa vụchấp hành bản án,quyết định của Tòa án quân sự phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Trong phạm vi chứcnăng của mình, các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyếtđịnh của Tòa án quân sự phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

Điều 16. Trong trường hợp cần thiết,cùng với việc ra bản án, quyết định, Tòa án quân sự ra kiến nghị yêu cầu Thủ trưởngđơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắcphục nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hoặc vi phạm pháp luật tại đơnvị cơ quan, tổ chức đó. Thủ trưởng đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chứcnhận được kiến nghị có trách nhiệm nghiên cứu thực hiện và trong thời hạn ba mươingày, kể từ ngày nhận được kiến nghị phải thông báo cho Tòa án quân sự về việcđó.

Điều 17. Tòa án quân sự phối hợp vớicác đơn vị vũ trang nhân dân, các cơ quan, tổ chức trong việc phát huy tác dụnggiáo dục của phiên tòa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành bản án,quyết định của Tòa án quân sự.

Điều 18. Tòa án quân sự cùng với Việnkiểm sát quân sự, Cơquan điều tra hìnhsự của Quân đội, Cơquan an ninh củaQuân đội và các cơ quan hữu quan khác nghiên cứu, thực hiện những chủ trươngbiện pháp nhằm phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Điều 19. Cơ quan chính trị quân khu và tươngđương mỗi năm một lần tổ chức hội nghị đại biểu quân nhân trong đơn vị mình vàcác đơn vị đóng quân trên địa bàn để nghe Tòa án quân sự cùng cấp báo cáo hoạtđộng của Tòa án quân sự và trả lời những câu hỏi của các đại biểu.

Tòa án quân sự có tráchnhiệm trả lời chất vấncủa đại biểu Hộiđồng nhân dân về hoạt động của Tòa án quân sự có liên quan đến địa phương.

Điều 20. Tòa án nhân dân tôi cao quản lýcác Tòa án quân sự về tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng.

Quy chế phối hợp giữaTòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốcphòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức do Chánh án Tòa án nhândân tối cao trình y ban Thường vụ Quốc hội quyđịnh.

 

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ CÁCCẤP

Mục 1.

TÒA ÁN QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG

Điều 21.

1. Tòa án quân sựtrung ương thuộc cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao.

2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sựtrung ương gồm có:

a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sựtrung ương;

b) Các Tòa phúc thẩmTòa án quân sự trung ương;

c) Bộ máy giúp việc.

3. Tòa án quân sựtrung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án.

Điều 22.

1. Toà án quân sựtrung ương có thẩm quyền xét xử:

a) Phúc thẩm những vụán hình sự mà bản án,quyết định chưa cóhiệu lực pháp luật của các Tòa án quân sự cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo,kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

b) Giám đốc thẩm, táithẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cácTòa án quân sự cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

2. Tòa án quân sựtrung ương giám đốc việc xét xử của các Tòa án quân sự cấp dưới.

Điều 23.

1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sựtrung ương gồm có:

a) Chánh án, các PhóChánh án Tòa án quân sự trung ương;

b) Một số Thẩm phánTòa án quân sự trung ương được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theođề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Tổng số thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sựtrung ương không quá bảy người.

2. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sựtrung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Căn cứ vào Nghịquyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể việc ápdụng thống nhất pháp luật tại các Tòa án quân sự;

b) Tổng kết kinhnghiệm xét xử của các Tòa án quân sự;

c) Thông qua báo cáocủa Chánh án Tòa án quân sự trung ương về công tác của các Tòa án quân sự đểbáo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3. Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sựtrung ương phải có ít nhất hai phần ba tổng số các thành viên tham gia. Quyếtđịnh của y ban Thẩm phán Tòa án quân sựtrung ương phải được quá nửa tổng số thànhviên biểu quyết tán thành.

Điều 24.

1. Chánh án Tòa ánquân sự trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức công tác xét xử;

b) Chủ tọa các phiênhọp của y ban Thẩm phán Tòa án quân sựtrung ương;

c) Kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa ánquân sự cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng;

d) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ choThẩm phán, Hội thẩm quân nhân và cán bộ của các Tòa án quân sự;

đ) Tổ chức việc kiểm tra công tác củacác Tòa án quân sự cấp dưới;

e) Báo cáo công táccủa các Tòa án quân sự với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

g) Thực hiện các công táckhác theo quy định của pháp luật.

2. Phó Chánh án Tòa ánquân sự trung ương giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án.Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thay mặt lãnhđạo công tác Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ đượcgiao.

Mục 2.

TÒA ÁN QUÂN SỰ QUÂN KHU VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

Điều 25.

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sựquân khu và tương đương gồm có:

a) Ủy ban Thẩm phán;

b) Bộ máy giúp việc.

2. Tòa án quân sự quânkhu và tương đương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quânnhân, Thư ký Tòa án.

Điều 26. Tòa án quân sự quân khu và tươngđương có thẩm quyền xét xử:

1. Sơ thẩm những vụ án hình sự khôngthuộc thẩm quyền của các Tòa án quân sự khu vực và những vụ án hình sự thuộcthẩm quyền của các Tòa án quân sự khu vực nhưng Tòa án quân sự quân khu và tươngđương lấy lên để xét xử;

2. Phúc thẩm những vụán hình sự mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của các Tòaán quân sự cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tốtụng;

3. Giám đốc thẩm, táithẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cácTòa án quân sự cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

4. Giải quyết nhữngviệc khác theo quy định của pháp luật.

Điều 27.

1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sựquân khu và tương đương gồm có:

a) Chánh án, các PhóChánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

b) Một số Thẩm phánTòa án quân sự quân khu và tương đương được Chánh án Tòa án quân sự trung ươngquyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự quân khụ và tương đương.

Tổng số thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sựquân khu và tương đương không quá năm người.

2. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sựquân khu và tương đương có những nhiệmvụ và quyền hạn sau đây:

a) Giám đốc thẩm, táithẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cácTòa án quân sự cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

b) Bảo đảm việc ápdụng thống nhất pháp luật tại Tòa án quân sự cấp mình và các Tòa án quân sự cấpdưới;

c) Tổng kết kinhnghiệm xét xử;

d) Thông qua báo cáocủa Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương về công tác của các Tòa ánquân sự trong quân khu và tương đương để báo cáo với Chánh án Tòa án quân sựtrung ương, Tư lệnh quân khu và tương đương.

3. Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sựquân khu và tương đương phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên thamgia. Quyết định của y ban Thẩm phán Tòa án quân sựquân khu và tương đương phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tánthành.

Điều 28.

1. Chánh án Tòa ánquân sự quân khu và tương đương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức công tác xét xử;

b) Chủ tọa các phiênhọp của y ban Thẩm phán Tòa án quân sựquân khu và tương đương;

c) Kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa ánquân sự cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng;

d) Tổ chức việc kiểm tra công tác củacác Tòa án quân sự cấp dưới;

đ) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ choThẩm phán, Hội thẩm quân nhân và cánbộ Tòa án quân sự cấp mình và Tòa án quân sự cấp dưới.

e) Báo cáo công táccủa các Tòa án quân sự trong quân khu và tương đương với Chánh án Tòa án quânsự trung ương, Tư lệnh quân khu và tương đương;

g) Thực hiện các côngtác khác theo quy định của pháp luật.

2. Phó Chánh án giúpChánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt,một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác Tòa án. PhóChánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

Mục 3. TÒA ÁN QUÂN SỰ KHU VỰC

Điều 29.

1. Tòa án quân sự khuvực có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Tòa án.

Tòa án quân sự khu vựccó bộ máy giúp việc.

2. Tòa án quân sự khuvực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm theo quyđịnh của Bộ Luật Tố tụng hình sự mà bị cáo khi phạmtội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ Trung tá trở xuống hoặc là người có chứcvụ từ Trung đoàn trưởng hoặc tương đương trở xuống; giải quyết những việc kháctheo quy định của pháp luật.

Điều 30.

1. Chánh án Tòaán quân sự khu vực có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức công tác xét xử;

b) Báo cáo công táccủa Tòa án quân sự khu vực với Chánh án Tòa án quân sự cấp trên trực tiếp;

c) Thực hiện các côngtác khác theo quy định của pháp luật.

2. Phó Chánh án giúpChánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án và chịu trách nhiệm trướcChánh án về nhiệm vụ được giao.

 

Chương III

THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM QUÂN NHÂN

Điều 31.

1. Sĩ quan Quân độitại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòaán nhân dân thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sựkhu vực hoặc Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc Thẩm phán Tòa án quân sựtrung ương.

2. Quân nhân tại ngũ,công chức, công nhân quốc phòng có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnhThẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân thì có thể được cử làm Hội thẩm quân nhânTòa án quân sự khu vực hoặc Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tươngđương.

Điều 32. Thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán; thủ tục cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩmquân nhân; quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân; nhiệm kỳ củaThẩm phán, Hội thẩm quân nhân của Tòa án quân sự mỗi cấp được thực hiện theoquy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân.

Điều 33. Thẩm phán, Hội thẩm quân nhânchịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhvà phải giữ bí mật công tác theo quy định của pháp luật; nếu có hành vi vi phạmpháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Thẩm phán, Hội thẩm quân nhântrong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại, thì Tòa ánnơi Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có tráchnhiệm bồi thường và Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân đã gây thiệt hại có tráchnhiệm bồi hoàn cho Tòa án quân sự theo quy định của pháp luật.

Điều 35.

1. Chánh án, Phó Chánhán Tòa án quân sự trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

2. Chánh án, Phó Chánhán Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực do Chánh ánTòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất vớiBộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3. Nhiệm kỳ của Chánhán, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Điều 36. Chánh án Tòa án quân sự trungương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Thẩm phán Tòa án quânsự trung ương là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 37. Số lượng Thẩm phán của Tòa ánquân sự mỗi cấp; số lượng Hội thẩm quân nhân của các Tòa án quân sự quânkhu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực do y ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị củaChánh án.

Tòa án nhân dân tốicao sau khi thống nhất với Bộ trưởngBộ Quốc phòng.

 

Chương IV

BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ

Điều 38.

1. Tổng biên chế củaTòa án quân sự trung ương và các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa ánquân sự khu vực do y ban Thường vụ Quốc hội quyếtđịnh theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất vớiBộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng BộQuốc phòng quyđịnh biên chế cho từng Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sựkhu vực.

Điều 39. Để bảo đảm cho các Tòa án quânsự thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Bộ trưởng BộQuốc phòng quyếtđịnh.

1. Điều động Thẩm phántừ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác cùng cấp sau khithống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

2. Biệt phái Thẩm phántừ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án quân sự khác cùngcấp.

Điều 40. Bộ máy giúp việc của Tòa án quânsự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vựcdo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phêchuẩn.

Điều 41.

1. Quân nhân, côngchức, công nhân quốcphòng làm việc tạiTòa án quân sự có các quyền và nghĩa vụ theo chế độ của Quân đội; được hưởngchế độ phụ cấp đối với ngành Tòa án Thẩm phán Tòa án quân sự được hưởng chế độ ưutiên đối với Thẩm phán theo quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa ánnhân dân.

2. Trang phục, giấychứng minh đối với quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng làm việc tại cácTòa án quân sự do y ban Thường vụ Quốc hội quyđịnh.

Điều 42.

1. Kinh phí hoạt độngcủa các Tòa án quân sự do Bộ Quốcphòng phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủtrình Quốc hội quyết định.

2. Việc quản lý, cấpvà sử dụng kinh phí được thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Nhà nước ưu tiênđầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác để bảo đảm chocác Tòa án quân sự hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Điều 43. Lực lượng cảnh vệ trong Quânđội có nhiệm vụ canh giữ bị cáo, áp giải bị cáo đến phiên tòa, bảo vệ phiên tòavà nơi làm việc của Tòa án quân sự.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 44. Pháp lệnh này có hiệu lực từngày 15 tháng 11 năm 2002.

Pháp lệnh này thay thếPháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự ngày 19tháng 4 năm 1993.

Những quy định trướcđây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 45. Chính phủ, Toà án nhân dân tốicao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thihành pháp lệnh này./.

TM. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn An

 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.