• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 19/04/2001
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 63/2002/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2002

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệphí

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Chỉ thị số 13/2002/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướngChính phủ về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhPháp lệnh phí và lệ phí;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện, như sau:

 

I - PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Thôngtư này áp dụng đối với việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí được quyđịnh tại Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnhphí và lệ phí (gọi tắt là Nghị định số 57/2002/NĐ-CP) do các cơ quan nhà nước,tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được nhà nướcuỷ quyền, tổ chức khác và cá nhân (gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện.

2. Thôngtư này không áp dụng đối với các loại phí được quy định tại Điều 3 của Nghịđịnh số 57/2002/NĐ-CP:

a)Các loại phí bảo hiểm: phí bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm y tế và các loại phíbảo hiểm khác như phí bảo hiểm tiền gửi, phí bảo hiểm nhân thọ, phí bảo hiểmphi nhân thọ, phí tái bảo hiểm...;

b)Hội phí của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,tổ chức xã hội - nghề nghiệp, câu lạc bộ không quy định tại Danh mục chi tiếtphí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP như: Đảng phí, Côngđoàn phí, Đoàn phí, hội phí của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Liênhiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hộiđồng Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, các câu lạc bộ; niên liễm, nguyệt liễmcủa các tổ chức trong và ngoài nước, như tổ chức Liên hợp quốc, tổ chức Mã sốvật phẩm quốc tế, tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), các tổ chức quốctế khu vực, tiểu khu vực, các hiệp hội chuyên ngành...;

c)Những khoản phí khác không quy định tại Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hànhkèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP như: cước phí vận tải, cước phí bưu chínhviễn thông, phí thanh toán, chuyển tiền của các tổ chức tín dụng,....

3. Trườnghợp thực hiện điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namđã ký kết hoặc tham gia có quy định về phí, lệ phí khác với quy định của Pháplệnh phí và lệ phí, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư nàythì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

II - PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUY ĐỊNH VỀ PHÍ, LỆ PHÍ

1. Đối với phí

a)Việc phân cấp thẩm quyền quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụngđối với phí như sau:

Chínhphủ quy định đối với một số phí quan trọng, có số thu lớn, liên quan đến nhiềuchính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước;

Hộiđồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyđịnh đối với một số loại phí gắn với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên,thuộc chức năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương;

BộTài chính quy định đối với các loại phí còn lại áp dụng thống nhất trong cả nước.

b)Đối với một số loại phí thuộc thẩm quyền Chính phủ quy định mà uỷ quyền cho Bộ,cơ quan ngang Bộ quy định mức thu thì chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiềnphí thu được được thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tàichính về loại phí đó.

c)Thẩm quyền quy định đối với từng loại phí cụ thể được ghi trong Danh mục chitiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP.

d)Các Bộ, cơ quan ngang Bộ được Chính phủ uỷ quyền quy định mức thu và Hội đồngnhân dân cấp tỉnh sau khi ban hành văn bản quy định thu phí áp dụng tại địa phương,phải gửi văn bản đã ban hành đến Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ theoquy định.

đ)Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung mức thu; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng,các tổ chức, cá nhân phản ảnh bằng văn bản về:

BộTài chính để Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, giải quyết (đối với trườnghợp thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh phívà lệ phí) hoặc để Bộ Tài chính nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời(đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính);

Uỷban nhân dân cấp tỉnh để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấptỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh.

e)Mọi trường hợp cần bổ sung danh mục phí, tổ chức, cá nhân báo cáo bằng văn bảnvề Bộ Tài chính để Bộ Tài chính trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh.

2. Đối với lệ phí

a)Việc phân cấp thẩm quyền quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụngđối với lệ phí như sau:

Chínhphủ quy định đối với một số lệ phí quan trọng, có số thu lớn, có ý nghĩa pháplý quốc tế;

BộTài chính quy định đối với những lệ phí còn lại.

Thẩmquyền quy định đối với từng lệ phí cụ thể được ghi trong Danh mục chi tiết phí,lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP.

b)Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung Danh mục lệ phí; mức thu; chế độ thu, nộp, quảnlý và sử dụng thì các tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Tài chính đểBộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, giải quyết (đối với trường hợp thuộc thẩmquyền của Chính phủ theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh phí và lệ phí) hoặcBộ Tài chính nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời (đối với trường hợpthuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính).

3.Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí theo quy định củaNghị định 57/2002/NĐ-CP hướng dẫn tại điểm 1, điểm 2 mục này không được uỷquyền cho cơ quan cấp dưới quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sửdụng đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của mình. Việc quy định mứcthu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với từng phí, lệ phí cụ thể phảithực hiện đúng các nội dung hướng dẫn tại mục III, Thông tư này.

III - MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ

A - Mức thu phí

1.Mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc do tổ chức, cá nhân đầutư vốn đều phải trên cơ sở bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý; phù hợpvới khả năng đóng góp của người nộp; thuận tiện cho cả người thu phí và ngườinộp phí. Ngoài ra, mức thu đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư còn phải bảođảm thi hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nướctrong từng thời kỳ và phù hợp với tình hình thực tế.

2.Các khoản chi phí để thực hiện các dịch vụ thu phí, phục vụ cho việc xác địnhmức thu phí bao gồm:

a)Chi phí xây dựng, mua sắm, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và định kỳ máymóc, thiết bị, phương tiện làm việc,... hoặc thuê ngoài tài sản trực tiếp phụcvụ công việc thu phí. Chi phí này được phân bổ theo mức độ hao mòn của nhữngtài sản trực tiếp phục vụ công việc thu phí;

b)Chi phí vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong quá trình thực hiện côngviệc thu phí;

c)Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đónggóp theo tiền lương, tiền công, theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếpthu phí, lệ phí;

3.Mức thu đối với những loại phí thuộc thẩm quyền của Chính phủ quy định thì thựchiện theo quy định của Chính phủ đối với từng loại phí cụ thể.

4.Mức thu đối với những loại phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyđịnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

5. Thờigian hợp lý để thu hồi vốn đầu tư thực hiện các dịch vụ thu phí căn cứ vào đánhgiá khả năng thu phí, hiệu quả thu phí, vốn đầu tư và nhu cầu cần thu hồi vốnđầu tư để thực hiện dịch vụ thu phí, được xác định (dự kiến) trong đề án thuphí.

6.Căn cứ vào quy định tại điểm 1, điểm 2 và điểm 5 mục này, tổ chức, cá nhân đượcthu phí có trách nhiệm xây dựng mức thu kèm theo đề án thu phí (gồm: phươngthức đầu tư, thời gian đầu tư hoàn thành, thời gian đưa dự án đầu tư vào sửdụng, thời gian dự kiến bắt đầu thu phí, dự kiến mức thu và căn cứ xây dựng mứcthu, đánh giá khả năng đóng góp của đối tượng nộp phí, hiệu quả thu phí và khảnăng thu hồi vốn) để trình cơ quan có thẩm quyền quy định về phí (Chính phủ, BộTài chính hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định.

Mứcthu phí trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sungcần có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, trừ trường hợp cơ quan xây dựngmức thu là cơ quan tài chính.

ýkiến bằng văn bản của cơ quan tài chính phải được gửi kèm trong hồ sơ và là mộtcăn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền quy định về phí xem xét, quyết định.

Việcquy định mức thu phí phải căn cứ vào chủ trương chính sách của Nhà nước; tìnhhình kinh tế - chính trị - xã hội và đặc điểm của các vùng trong từng thời kỳ;tính chất, đặc điểm của từng dịch vụ thu phí, có tham khảo mức thu loại phí tươngứng ở các nước trong khu vực và thế giới (nếu có).

7. Mứcphí không thuộc ngân sách nhà nước phải chịu thuế theo quy định tại khoản 2,Điều 17 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP bao gồm cả thuế giá trị gia tăng theothuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho ngành dịch vụ tương ứng quy địnhtại Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

B - Mức thu lệ phí

1. Mứcthu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với từng công việcquản lý nhà nước được thu lệ phí, không nhằm mục đích bù đắp chi phí để thựchiện công việc thu lệ phí, phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.Căn cứ vào quy định tại điểm 1 nêu trên, tổ chức được thu lệ phí có trách nhiệmxây dựng mức thu kèm theo văn bản đề nghị thu lệ phí gửi Bộ Tài chính để Bộ Tàichính trình Chính phủ xem xét ban hành (đối với những loại lệ phí thuộc thẩmquyền của Chính phủ quy định) hoặc Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, ban hành (đối vớinhững loại lệ phí thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính quy định).

3.Mức thu lệ phí trước bạ thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ về lệphí trước bạ (Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệphí trước bạ) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

C - Quản lý, sử dụng tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước

1.Tiền thu lệ phí, phí thu được từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ cácdịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước (gọi tắt là phí, lệ phí thuộc ngân sáchnhà nước) được quản lý, sử dụng như sau:

a)Tiền phí, lệ phí do cơ quan thuế trực tiếp tổ chức thu và trường hợp tổ chứckhác thu phí, lệ phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt độngthu phí, lệ phí theo dự toán hàng năm thì tổ chức thu phải nộp toàn bộ số tiềnphí, lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước;

b)Trường hợp tổ chức thu chưa được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạtđộng thu phí, lệ phí hoặc tổ chức thu được uỷ quyền thu phí, lệ phí thì tổ chứcthu được để lại một phần trong số tiền phí, lệ phí thu được để trang trải chiphí cho việc thu phí, lệ phí; phần tiền phí, lệ phí còn lại phải nộp vào ngânsách nhà nước.

2. Tiềnthu phí, lệ phí nộp vào Kho bạc nhà nước theo quy định sau:

a)Đối với phí, lệ phí do cơ quan thuế thu thì đối tượng nộp phí, lệ phí trực tiếpnộp tiền vào ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước ở địa phương nơi thu theohướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp Kho bạc nhà nước chưa tổ chức thu tiềnphí, lệ phí trực tiếp từ đối tượng nộp thì cơ quan thuế thu tiền phí, lệ phíthay và cuối ngày phải làm thủ tục nộp hết số tiền phí, lệ phí đã thu trongngày vào ngân sách nhà nước;

b)Đối với phí, lệ phí do các cơ quan nhà nước, tổ chức khác (ngoài cơ quan thuế)thu thì cơ quan nhà nước, tổ chức thu phí, lệ phí được mở tài khoản "tạmgiữ tiền phí, lệ phí" tại Kho bạc nhà nước nơi thu để theo dõi, quản lýtiền phí, lệ phí. Căn cứ vào tình hình thu phí, lệ phí (số tiền phí, lệ phí thuđược nhiều hay ít, nơi thu phí, lệ phí xa hay gần Kho bạc nhà nước,...) mà địnhkỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, các cơ quan nhà nước, tổ chức thu phí, lệ phí phảigửi số tiền phí, lệ phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản tạm giữ tiền phí, lệphí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán đơn vịhành chính sự nghiệp (đối với đơn vị sự nghiệp có thu) hoặc chế độ kế toándoanh nghiệp (đối với doanh nghiệp);

c)Đối với phí, lệ phí do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền thu ở nướcngoài phải nộp vào quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tàichính về quản lý quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước tại các cơ quan đại diện ViệtNam ở nước ngoài (Thông tư 29/2000/TT-BTC ngày 24/4/2000 của Bộ Tài chính).

3. Phầnphí, lệ phí để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệphí được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thu đượchàng năm. Tỷ lệ phần trăm (%) này được xác định như sau:

 

 

Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho việc thu phí, lệ phí theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định

 

Tỷ lệ (%)

=

______________________________

x 100

 

 

Dự toán cả năm về phí, lệ phí thu được

 

Căncứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại phí, lệ phí và nội dung chi hướng dẫntại điểm 4 mục này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tỷ lệ phần trăm(%) để lại cho tổ chức thu phí, lệ phí ổn định trong một số năm. Số tiền phí,lệ phí để lại được quản lý, sử dụng theo nội dung hướng dẫn tại điểm 4 mục này.

4. Phầnphí, lệ phí để lại cho tổ chức thu không phải chịu thuế và được quản lý, sử dụngnhư sau:

a)Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, tiền phí, lệ phí để lại đượcquản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ về doanh nghiệp nhà nước hoạt độngcông ích (Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996) và các văn bản hướng dẫn thựchiện, bao gồm cả các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý tàichính áp dụng riêng đối với từng ngành đặc thù (nếu có).

b)Đối với tổ chức khác, tiền phí, lệ phí để lại được chi dùng cho các nội dungsau:

Chitrả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góptheo tiền lương, tiền công, theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp thuphí, lệ phí;

Chiphí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí, lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư vănphòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn, địnhmức hiện hành;

Chisửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trựctiếp cho công tác thu phí, lệ phí;

Chimua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việcthu phí, lệ phí;

Tríchquỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí, lệ phítrong đơn vị. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, bình quânmột năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu nămnay cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm naythấp hơn hoặc bằng năm trước.

Hàngnăm, tổ chức thu phí, lệ phí phải lập dự toán thu, chi gửi: cơ quan quản lýngành, lĩnh vực cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp (đối với tổchức thu là Uỷ ban nhân dân các cấp phải gửi cơ quan tài chính, cơ quan thuếcấp trên), Kho bạc nhà nước nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền phí, lệphí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này;hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ,số tiền phí, lệ phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếptục chi theo chế độ quy định.

5. Đểnâng cao chất lượng, hiệu quả công việc thu phí, lệ phí, tăng thu nhập cho ngườilao động, việc thu phí, lệ phí được thực hiện theo cơ chế tài chính đã quy địnhtại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sáchkhuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế,văn hoá, thể thao, Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướngChính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đốivới các cơ quan hành chính nhà nước, Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

6.Phần tiền phí, lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước được phân chia cho các cấpngân sách và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước vàcác văn bản hướng dẫn thi hành.

Đốivới phí thuộc ngân sách nhà nước mà tiền phí thu được được Nhà nước đầu tư trởlại cho tổ chức thu (ngoài những nội dung quy định tại điểm 4-b mục này như họcphí, viện phí,...) thì việc quản lý, sử dụng phải bảo đảm đúng mục đích đầu tưtrở lại và cơ chế quản lý tài chính hiện hành.

D - Quản lý, sử dụng tiền thu phí không thuộc ngân sách nhà nước

Phíthu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư, hoặc do Nhà nước đầu tư nhưngđã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủtài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả thu phí là khoản thu không thuộc ngânsách nhà nước (gọi tắt là phí không thuộc ngân sách nhà nước).

Tiềnthu phí không thuộc ngân sách nhà nước được xác định là doanh thu của tổ chức,cá nhân thu phí. Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy địnhcủa pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thuphí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Hàngnăm, tổ chức, cá nhân thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiềnphí thu được cùng với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh khác (nếu có) vớicơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

Đ - Miễn, giảm phí, lệ phí

Việcmiễn, giảm phí, lệ phí trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều14 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1.Đối với lệ phí trước bạ, việc miễn, giảm lệ phí trước bạ thực hiện theo quyđịnh của Chính phủ về lệ phí trước bạ và các văn bản hướng dẫn thi hành;

2.Đối với phí sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà, việc miễn, giảm phí theo quy địnhtại tiết a và tiết b, khoản 2, Điều 14, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP được thựchiện theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính về phí sử dụng cầu, đườngbộ, đò, phà;

3.Đối với học phí, việc miễn, giảm đối với một số đối tượng thực hiện theo quyđịnh của Chính phủ về học phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;

4.Đối với viện phí, việc miễn, giảm một phần viện phí đối với một số đối tượngthực hiện theo quy định của Chính phủ về viện phí và các văn bản hướng dẫn thihành;

5.Đối với thuỷ lợi phí, việc miễn, giảm một phần thuỷ lợi phí trong một số trườnghợp nhất định thực hiện theo quy định của Chính phủ về thuỷ lợi phí và các vănbản hướng dẫn thi hành;

6.Đối với một số trường hợp thật cần thiết phải miễn, giảm phí, lệ phí do yêu cầuphát triển kinh tế – xã hội và tình hình đặc điểm của từng thời kỳ, các tổchức, cá nhân phải đề nghị bằng văn bản về Bộ Tài chính để Bộ Tài chính trìnhThủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

IV - TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN

A - Chứng từ thu phí, lệ phí

Tổchức, cá nhân thu phí, lệ phí phải lập và cấp chứng từ thu cho đối tượng nộpphí, lệ phí theo đúng quy định của Bộ Tài chính về chế độ phát hành, quản lý,sử dụng chứng từ. Cụ thể như sau:

1.Đối với phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân khi thu phí, lệphí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy địnhhiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

Trườnghợp tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí có nhu cầu sử dụng chứng từ thu phí, lệphí khác với mẫu chứng từ quy định chung thì phải có văn bản đề nghị cơ quanthuế có thẩm quyền giải quyết theo chế độ quy định.

2.Đối với phí không thuộc ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân khi thu phí phảilập và giao hoá đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tàichính về phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng.

Tổchức, cá nhân có nhu cầu sử dụng hoá đơn tự in phải có văn bản đề nghị cơ quanthuế có thẩm quyền giải quyết theo chế độ quy định.

3.Trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù như tem, vé,... in sẵn mức thu phí, lệ phí,phải thực hiện chế độ quản lý, sử dụng riêng cho phù hợp theo hướng dẫn của BộTài chính về việc phát hành, quản lý, sử dụng chứng từ đặc thù đó.

4.Mọi trường hợp không được cấp chứng từ hoặc cấp chứng từ không đúng quy địnhthì đối tượng nộp phí, lệ phí có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phícấp chứng từ thu theo đúng quy định hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nướccó thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

B - Đồng tiền thu phí, lệ phí

1.Phí, lệ phí thu tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam. Trường hợp pháp luật quy địnhđược thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồngViệt Nam trên cơ sở quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên thị trườngngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểmthu phí, lệ phí.

2.Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoạitệ tự do chuyển đổi.

3.Đồng tiền nộp phí, lệ phí đối với từng loại phí, lệ phí cụ thể thực hiện theoquy định tại văn bản quy định thu phí, lệ phí do cơ quan có thẩm quyền banhành.

C - Đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí

Tổchức, cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán phí,lệ phí theo quy định như sau:

1. Đốivới tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước

a)Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu thu phí, lệ phí, tổ chức,cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương về loại phí,lệ phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu phí, lệ phí (mẫu số 1),cụ thể như sau:

Tổchức thu phí, lệ phí trực thuộc trung ương, tỉnh, hoặc cấp tương đương quản lý,đăng ký với Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tổchức thu phí, lệ phí trực thuộc quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã, phường, hoặccấp tương đương quản lý và cá nhân thu phí, lệ phí, đăng ký với Chi cục thuếquận, huyện.

Trườnghợp thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí, lệ phí thì phải thông báo với cơquan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thuphí, lệ phí.

b)Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực hiện kê khai phí, lệ phí từng tháng vànộp tờ khai cho cơ quan thuế nơi đăng ký thu phí, lệ phí trong 5 ngày đầu củatháng tiếp theo để theo dõi, quản lý. Trường hợp trong tháng không phát sinh sốthu phí, lệ phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

Tổchức, cá nhân thu phí, lệ phí phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai theo quyđịnh tại Thông tư này (mẫu số 2) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác củaviệc kê khai.

c)Trường hợp pháp luật quy định tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực hiện nộptiền phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế thìtrình tự, thủ tục nộp ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:

Nhậnđược tờ khai thu, nộp phí, lệ phí của tổ chức, cá nhân thu gửi tới, cơ quanthuế thực hiện kiểm tra tờ khai và thông báo cho cơ quan thu phí, lệ phí về sốtiền phí, lệ phí phải nộp, thời hạn nộp và chương, loại, khoản, mục, tiểu mụccủa mục lục ngân sách nhà nước quy định;

Căncứ vào thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân thuphí, lệ phí làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp tiền phí, lệ phívào ngân sách nhà nước của tháng chậm nhất không quá ngày 15 của tháng tiếptheo. Trong trường hợp đã đến thời hạn nộp phí, lệ phí vào ngân sách nhà nướcmà chưa nhận được thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phíchủ động nộp phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo tờ khai; trường hợp nộpthừa thì được trừ vào số phí, lệ phí phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trướcnộp thiếu thì phải nộp đủ số kỳ trước còn thiếu.

d)Việc quyết toán phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước thực hiện cùng thời gianvới việc quyết toán ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán sốthu theo biên lai, tổng số thu, số được để lại, số phải nộp ngân sách nhà nước.Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí, lệ phí đượcđể lại đơn vị theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính đối với từng loại phí, lệphí.

2. Đốivới tổ chức, cá nhân thu phí không thuộc ngân sách nhà nước

Tổchức, cá nhân thu phí phải đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế quản lýtheo quy định của pháp luật về thuế hiện hành, cụ thể như sau:

Đăngký thuế với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành về mã số đối tượngnộp thuế (Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 của Thủ tướng Chính phủquy định về mã số đối tượng nộp thuế; Thông tư số 79/1998/TT-BTC ngày 12/6/1998của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg);

Kêkhai, nộp thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp, các văn bản quy định, hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuếthu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác (nếu có) theo quy định của phápluật.

D - Hạch toán kế toán phí, lệ phí

1.Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí có trách nhiệm:

a)Mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ảnh việc thu, nộp và quản lý, sử dụng sốtiền phí, lệ phí theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước;

b)Định kỳ báo cáo quyết toán việc thu, nộp, sử dụng số tiền phí, lệ phí thu đượctheo quy định của Nhà nước đối với từng loại phí, lệ phí;

c)Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

2.Tổ chức, cá nhân thu các loại phí, lệ phí khác nhau phải mở sổ sách kế toántheo dõi hạch toán và báo cáo quyết toán riêng đối với từng loại phí, lệ phí.

3. Trườnghợp thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí, lệ phí thì phải quyết toán phí,lệ phí theo quy định trên đây trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết địnhthay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí, lệ phí.

4. Tổchức, cá nhân thu phí, lệ phí chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệuquyết toán phí, lệ phí. Nếu phát hiện có sự trốn, lậu phí, lệ phí hoặc thuếphải nộp đối với những khoản phí phải chịu thuế, sẽ bị xử lý theo quy định củapháp luật.

Đ - Công khai chế độ thu phí, lệ phí

Tổchức, cá nhân thu phí, lệ phí phải niêm yết hoặc thông báo công khai tại địađiểm thu phí, lệ phí ở vị trí thuận tiện để các đối tượng nộp phí dễ nhận biết:

1. Niêmyết:

Tênphí, lệ phí;

Mứcthu;

Chứngtừ thu.

2.Thông báo công khai: Văn bản quy định thu phí, lệ phí.

E - Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

1. Phí,lệ phí thuộc ngân sách nhà nước không phải chịu thuế. Tổ chức, cá nhân thu phí,lệ phí thuộc ngân sách nhà nước không phải đăng ký, kê khai, nộp thuế đối vớiđối với các khoản phí, lệ phí này, mà thực hiện đăng ký, kê khai thu, nộp, quảnlý và sử dụng phí, lệ phí theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Tiềnphí, lệ phí để lại cho đơn vị thu phí, lệ phí để trang trải chi phí cho việcthu phí, lệ phí không phản ánh vào ngân sách nhà nước. Khoản thu này được xácđịnh là nguồn thu sự nghiệp của đơn vị. Khoản thu này không phải chịu thuế thunhập doanh nghiệp, kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung (nếu có).

2. Phíkhông thuộc ngân sách nhà nước do các tổ chức, cá nhân thu theo hướng dẫn tạimục D, phần III Thông tư này phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhậpdoanh nghiệp và các loại thuế khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuếhiện hành.

V - TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ

1. Chínhphủ thống nhất quản lý nhà nước về phí và lệ phí.

2. BộTài chính giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về phí và lệphí.

3.Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a)Tổ chức thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP và hướngdẫn tại Thông tư này;

b)Theo dõi, kiểm tra hoạt động thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí;

c)Thực hiện thanh tra tài chính theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuphí, lệ phí;

d)Xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phí và lệ phí;

đ)Bãi bỏ, đình chỉ thi hành các khoản phí, lệ phí theo thẩm quyền.

4. Cácbộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

a)Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Pháplệnh phí và lệ phí, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư nàyđối với phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;

b)Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc thu, nộp,quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;

c)Báo cáo tình hình thực hiện việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộcngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí, Nghị địnhsố 57/2002/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này và văn bản hướng dẫn riêng về phí,lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;

5.Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ủy ban nhân dân các cấp thực hiệnquản lý nhà nước về phí và lệ phí ở địa phương, có trách nhiệm:

a)Tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện thu phí, lệ phí ở địa phươngvới cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền và Hội đồng nhân dân cùng cấp;

b)Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phí vàlệ phí trong phạm vi địa phương;

c)Xử lý hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luậtvề phí, lệ phí theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí, Nghị định số57/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

VI - GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1.Tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhànước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về phí và lệ phí.

2.Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí không đồng ý với quyết định thu phí, lệ phí cóquyền gửi đơn khiếu nại đến tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí trong thời hạn 30ngày, kể từ ngày nộp phí, lệ phí. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, ngườikhiếu nại phải thực hiện quyết định thu phí, lệ phí.

3.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tổ chức, cá nhânthu phí, lệ phí phải giải quyết và trả lời cho người khiếu nại bằng văn bản;nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển đơnkhiếu nại hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho ngườikhiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

4.Trường hợp quá thời hạn quy định tại điểm 3 nêu trên mà khiếu nại không đượcgiải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếunại thì có quyền tiếp tục khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh của Chính phủ về khiếu nại hoặc khởi kiện tại Toà án.

5.Quyết định giải quyết khiếu nại về phí, lệ phí của Bộ trưởng Bộ Tài chính làquyết định cuối cùng.

VII - KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1.Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí thìđược khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2.Tổ chức, cá nhân không nộp hoặc nộp không đủ số tiền phí, lệ phí thì không đượcphục vụ công việc, dịch vụ hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3.Người nào không thực hiện đúng những quy định về việc ban hành, tổ chức thựchiện, quản lý và sử dụng phí, lệ phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm màbị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thìphải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4.Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí không đúng quy định của pháp luật về phí và lệphí thì bị xử lý theo quy định của pháp luật; số tiền đã thu sai phải được trảlại cho đối tượng nộp phí, lệ phí; trường hợp không xác định được đối tượng nộpphí, lệ phí thì số tiền đã thu sai phải nộp vào ngân sách nhà nước.

VIII - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định số 57/2002/NĐ-CP có hiệulực thi hành và thay thế Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tàichính hướng dẫn thực hiện Nghị định 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủvề phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; Thông tư số 21/2001/TT-BTC ngày ắ/2001của Bộ Tài chính sửa đổi một số nội dung tại Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày10/5/1999 của Bộ Tài chính.

2. Cácvăn bản quy định về phí, lệ phí theo Nghị định 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 củaChính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước trái với Nghị định số57/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

3.Việc thu và miễn, giảm phí sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà, bao gồm cả việc bãibỏ cấp thẻ miễn phí thực hiện theo quy định của Quyết định số 77/2002/QĐ-BTCngày 10/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tạm thời thực hiện thu vàmiễn, giảm phí sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà. Những nơi tạm thời chưa thu phísử dụng cầu, đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánhgắn máy, xe ba bánh gắn máy thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính.

4.Căn cứ vào Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP,Chỉ thị số 13/2002/CT-TTg ngày 11/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫntại Thông tư này, các Bộ, cơ ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc rà soát lại các khoảnphí, lệ phí đang thu tại ngành, địa phương mình theo đúng quy định tại khoản 1của Chỉ thị số 13/2002/CT-TTg ngày 11/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và tổnghợp, báo cáo về Bộ Tài chính (qua Tổ thường trực chỉ đạo triển khai thực hiệnPháp lệnh phí và lệ phí) như sau:

Loạiphí, lệ phí nào có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí, đã có văn bản hướngdẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tiếp tục thực hiện cho đến khi cóvăn bản hướng dẫn mới;

Loạiphí, lệ phí nào có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí nhưng chưa có vănbản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chưa được phép thu;

Loạiphí, lệ phí nào không có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí thì không đượcphép thu. Cơ quan, đơn vị nào ban hành loại phí, lệ phí này phải ra ngay vănbản quy định bãi bỏ. Tổ chức, cá nhân đang thực hiện thu các loại phí, lệ phíđã bãi bỏ trên phải chấm dứt ngay việc thu phí, lệ phí và thực hiện kê khaiquyết toán toàn bộ số tiền phí, lệ phí đã thu được với cơ quan thuế trực tiếpquản lý để nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

Trongmọi trường hợp, không hoàn trả các khoản phí, lệ phí thu từ ngày 01 tháng 01năm 2002 đến ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định mới về phí, lệ phítheo quy định tại Nghị định số 57/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

5. Nhữngtrường hợp thu phí, lệ phí không quy định tại Danh mục chi tiết phí, lệ phí banhành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP hoặc có quy định tại Danh mục này nhưngkhông do cơ quan có thẩm quyền ban hành sẽ được xử lý theo quy định của phápluật về phí, lệ phí và hướng dẫn tại Thông tư này.

Trongquá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhânphản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

Mẫu số 1

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

 

Tờ khai đăng ký thu phí, lệ phí

(Dùng cho tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc ngânsách nhà nước)

1. Tên đơn vị thu phí, lệ phí:            ......................................................................................

2. Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp:        ..........................................................................

3. Quyết định thành lập:

Sốquyết định:                         ..................................................................................................

Ngàythành lập:                       ..................................................................................................

Cơquan ra quyết định:            ..................................................................................................

4. Địa chỉ:       ..........................................................................................................................

5. Điện thoại: ..........................          Fax:    ..........................................................................

6. Các mã số của đơn vị (nếu có):

Mãsố thuế:      ..........................................................................................................................

Mãsố đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước:       ..........................................................................

7. Loại phí, lệ phí đăng ký thu:

Stt

Tên loại phí, lệ phí

Cơ quan ban hành

Số văn bản

Ngày ban hành

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

...

 

 

 

 

8. Chứng từ thu phí, lệ phí:

Stt

Tên chứng từ

Ký hiệu

1

 

 

2

 

 

...

 

 

9. Tài khoản giao dịch tại Kho bạc, ngân hàng:

- Tài khoản số: ..............................................

tại: .................................................................

- Tài khoản số: ..............................................

tại: .................................................................

 

 

...., ngày ... tháng ... năm ...

Nơi gửi tờ khai:

Thủ trưởng đơn vị

- Cơ quan thuế: ........

- Địa chỉ: ..................

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu số 2

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Tờ khai thu, nộp phí, lệ phí...............

Tháng .............Năm .............

(Dùng cho tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước)

1. Tên đơn vị thu phí, lệ phí:            ......................................................................................

2. Địa chỉ:       ............................................................................................................................

Đơn vị tính: ............

Stt

Chỉ tiêu

Thực hiện tháng ...........

1

Số tiền phí, lệ phí kỳ trước:

a) Nộp thiếu

b) Nộp thừa

 

2

Số tiền phí, lệ phí đã thu được của tháng này

 

3

Số tiền được trích sử dụng theo chế độ của tháng này

 

4

Số tiền phải nộp ngân sách tháng này:

a) Trường hợp kỳ trước nộp thiếu (2 - 3 + 1a)

b) Trường hợp kỳ trước nộp thừa (2 - 3 - 1a)

 

Số tiền phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước (ghi bằng chữ) ............................................

......................................................................................................................................................

Xincam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu xử lý theo phápluật.

Gửikèm tờ khai này tờ khai chi tiết thu phí, lệ phí.

 

...., ngày ... tháng ... năm ...

Nơi gửi tờ khai:

Thủ trưởng đơn vị

- Cơ quan thuế: ........

- Địa chỉ: ..................

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Tên đơn vị thu phí, lệ phí

 

----------------------

 

Tờ khai chi tiết thu phí, lệ phí

Tháng .............Năm .............

(Kèm theo tờ khai thu, nộp phí, lệ phí tháng ... năm ...)

Stt

Chứng từ

Danh mục phí, lệ phí

Mức thu

Số tiền

Số hiệu

Ngày tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

...., ngày ... tháng ... năm ...

 

Thủ trưởng đơn vị

 

(ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

             

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trương Chí Trung

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.