• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 05/12/1986
BỘ VĂN HOÁ-TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO-TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Số: 14/NQ-LT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1986

 

 

 

 

NGHỊ QUYẾT

Về việc phối hợp chỉ đạo hệ thống nhà thiếu nhi

Giáo dục thiếu niên, nhi đồng thành những con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong đó ngành Giáo dục, Văn hoá, Thể dục thể thao, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm trực tiếp và giữ vai trò quan trọng.

Cùng với quá trình giáo dục trong nhà trường là việc giáo dục ngoài nhà trường bằng những hoạt động tập thể do Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh làm nòng cốt trong đó các nhà thiếu nhi là phương tiện thích hợp.

Những năm qua, nhà thiếu nhi phát triển thành hệ thống gần một trăm cung, nhà thiếu nhi cấp tỉnh, thành, quận, huyện và hàng ngàn câu lạc bộ thiếu nhi ở cơ sở phường, xã, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, khu tập thể...

Hoạt động của các nhà thiếu nhi trong thời gian qua có những tiến bộ nhất định, bước đầu đáp ứng được một phần nhu cầu đòi hỏi của thiếu nhi, góp phần tạo ra những kết quả tốt trong công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng.

Tuy vậy, số lượng nhà thiếu nhi còn ít, các tỉnh đã có Cung thiếu nhi, Nhà thiếu nhi chưa thu hút đông đảo thiếu niên nhi đồng, nội dung, hình thức hoạt động còn nghèo, cơ sở vật chất thiếu thốn nhiều, kinh phí hoạt động rất hạn chế, công tác tổ chức, quản lý còn lúng túng, sự chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn chưa chặt chẽ.

Công tác phối hợp chỉ đạo giữa các bộ, các ngành với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chưa được đặt thành kế hoạch thường xuyên, toàn diện.

Để tạo ra những chuyển biến mới trong thực hiện nghị quyết cải cách giáo dục của Đảng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục thiếu nhi ngoài nhà trường, ngoài giờ lên lớp. Bộ Giáo dục, Bộ Văn hoá, Tổng cục Thể dục thể thao và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thống nhất phối hợp, tăng cường chỉ đạo để nhà thiếu nhi cấp tỉnh, thành, huyện, quận tiếp tục phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động các câu lạc bộ thiếu nhi cơ sở, với những nội dung sau:

I. Bộ Giáo dục, Bộ Văn hoá, Tổng cục Thể dục thể thao và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thống nhất nôi dung bản quy định về tổ chức và hoạt động của nhà thiếu nhi do Trung ương Đoàn đề ra.

 

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU ĐỂ PHỐI HỢP CHỈ ĐẠO

1- Về chỉ đạo:

- Trung ương Đoàn có kế hoạch thống nhất nội dung, phương hướng giáo dục và các hoạt động chuyên môn cho các nhà thiếu nhi trên cơ sở các ngành tuỳ theo chức năng của mình, tác động đến các hoạt động trong Nhà thiếu nhi.

- Hàng năm căn cứ vào những trọng tâm giáo dục đề ra chương trình phối hợp cụ thể cùng triển khai và đánh giá kết quả hoạt động của nhà thiếu nhi.

Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng với Bộ Giáo dục, Bộ Văn hoa và Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp tổng kết kinh nghiệm và tổ chức hoạt động và nội dung, phương pháp khoa học của công tác giáo dục hệ thống nhà thiếu nhi để triển khai thực hiện thống nhất.

- Các ngành có kế hoạch giúp đỡ nhà thiếu nhi về nghiệp vụ các bộ môn phù hợp với ngành mình.

2- Về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ:

Bộ Giáo dục, Bộ Văn hoá và Tổng cục Thể dục thể thao góp phần với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ trong các cung thiếu nhi, nhà thiếu nhi.

- Các ngành chọn những cán bộ có phẩm chất tốt, yêu mến các em và có năng lực nghiệp vụ để cung cấp cho các nhà thiếu nhi trên cơ sở yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Các Bộ, Tổng cục phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề tham quan, thực tập nghiên cứu sinh cho cán bộ đang công tác tại các nhà thiếu nhi ở trong nước và ngoài nước để nhanh chóng hình thành lớp cán bộ có trình độ cao.

- Các trường đại học của Bộ Văn hoá và Tổng cục Thể dục thể thao có kế hoạch để từng bước mở các lớp, các khoa đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ của nhà thiếu nhi dưới hình thức tập trung, tại chức, chuyên tu.

- Các Sở, Phòng Giáo dục, Văn hoá, Thể dục thể thao chọn cử và vận động những cán bộ tốt đang công tác trong ngành làm cộng tác viên giảng dạy tại các nhà thiếu nhi.

3- Về phối hợp đầu tư cơ sở vật chất:

- Bộ Giáo dục, Bộ Văn hoá, Tổng cục Thể dục thể thao đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị, đồ dùng học tập giảng dạy và tập luyện cho các nhà thiếu nhi, đưa nhà thiếu thi thành một đơn vị trong kế hoạch cấp vật tư của mình và được ưu tiên đầu tư.

- Bộ Văn hoá, Tổng cục Thể dục thể thao chỉ đạo các nhà văn hoá, các câu lạc bộ thể dục thể thao của ngành mình dành một phần ngân sách, thời gian, cán bộ, địa điểm và phương tiện để tổ chức các CLB thiếu nhi, các lớp năng khiếu, các hoạt động phục vụ thu hút thiếu nhi học sinh trong khu vực, góp phần tích cực vào công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng.

4- Bộ Văn hoá, Bộ Giáo dục, Tổng cục Thể dục thể thao sẽ cử chuyên viên trong các cục, vụ chức năng để giúp các bộ và tổng cục triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện nghị quyết này.

Trên cơ sở thực hiện tốt nghị quyết liên tịch này, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục, Bộ Văn hoá và Tổng cục Thể dục thể thao nghiên cứu để trình lên Hội đồng Bộ trưởng ban hành một quy chế và những chính sách của Nhà nước đối với hệ thống nhà thiếu nhi.

Các bên tham gia nghị quyết liên tịch này sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể cho ngành mình, thực hiện tốt những nội dung đã được ghi trong văn bản, mỗi năm có một cuộc họp của lãnh đạo Bộ Giáo dục, Bộ Văn hoá, Tổng cục Thể dục thể thao, Trung ương Đoàn để kiểm điểm kết quả và bàn công tác mới.

 

Nguyễn Thị Bình

(Đã ký)

Nguyễn Văn Hiếu

(Đã ký)

Vũ Mão

(Đã ký)

 

Bộ trưởng

Tổng Cục trưởng

Bí thư thứ nhất

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Nguyễn Thị Bình

Nguyễn Văn Hiếu

Vũ Mão

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.